|
Nhạc cụ
Việt
Nam
Âm nhạc
Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời.
Ngay từ
thời cổ cư dân ở Việt Nam đă rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một
nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá tŕnh phát triển lịch sử cư dân
ở đây đă sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc
lộ tâm tư t́nh cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động,
trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lư
làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay
lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại
và trong tương lai...
Trải
qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam c̣n lưu giữ một kho nhạc khí đủ
loại từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao
với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế.
Tại đây
ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những
thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao
tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải
trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát
khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của
những người hát rong, của các ban "tài tử" cùng những thể loại ca kịch
truyền thống...
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích
đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc
tộc. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu
hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Điệu hát ru Việt khác ru Mường, ru Thái,
ru Tây Nguyên... Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ. Có
tộc lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái.
Xưa kia âm nhạc cổ truyền đă từng đóng một vai tṛ
rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Ngày nay nó vẫn giữ một
vị trí đáng kể trong xă hội. Một số thể loại ca nhạc vẫn tồn tại trong
cuộc sống dân dă. Một số khác đă bước lên sân khấu, tiếp tục làm đẹp cho
đời và phát huy tác dụng trong cuộc sống mới
Cây đàn bầu nhạc cụ độc đáo của dân tộc
Trong
kho tàng văn hoá âm nhạc dân tộc Việt Nam, đàn bầu được coi là nhạc cụ độc
đáo và hấp dẫn nhất. Tiếng đàn du dương, trầm lắng khiến ai đă nghe một
lần th́ thật khó quên. Chẳng thế mà các cụ ngày xưa đă kín đáo nhắc nhủ:
"Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu"
"Cung
thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha. Ngân nga em hát, tích tịch t́nh
tang"
Dường
như âm thanh mộc mạc, chân quê nhưng sâu lắng đến vô cùng của cây đàn bầu,
hoà quện với tấm ḷng của tác giả đă tạo nên những vần điệu chất chứa
trong bài hát ru ấy. Điều ǵ đă kiến cho cây đàn bầu có sức quyến rũ độc
đáo đến như vậy?
Có
nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của cây đàn bầu trong kho
tàng văn hoá dân gian. Chỉ từ tṛ chơi trống đất của trẻ em đồng bằng Bắc
bộ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các
cụ ngày xưa đă cho ra đời nhạc cụ mang tên đàn Bầu, được làm từ ống tre và
quả bầu khô. Từ thời nhà Lư, đàn Bầu đă xuất hiện, nhưng thời ấy nhạc cụ
này chỉ được dùng để đệm cho những người hát xẩm. Thời gian qua đi cây đàn
dần được cải tiến, đàn được làm từ những chất liệu tốt hơn như gỗ, sừng.
Ông Đỗ Văn Thước, một nghệ nhân làm đàn Bầu nói "cuộc sống và mọi sinh
hoạt của nông dân Việt Nam đều bắt nguông từ cây tre: ống nước, ống cơm,
rổ rá, đ̣n gánh, Bởi vậy, để bảo vệ bụi tre họ lấy dây rừng buộc quanh gốc
tre, thấy âm thanh phát ra từ đó như những cuộc giao lưu t́nh cảm khiến
người nông dân xưa nghĩ đến việc hạ tre thành cọc căng dây tơ cho âm thanh
hay hơn, rồi sử dụng vỏ quả bầu dài làm hộp cộng hưởng". Song có lẽ tất cả
cũng chỉ là những giả thuyết. C̣n thực tế th́ cây đàn bầu đă gắn bó với
làng quê con người Việt Nam từ bao đời nay c̣n chưa ai biết.
Cái độc
đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn
tả được mọi cung bậc của âm thanh và t́nh cảm. Âm thanh cũng mang sức
quyến rũ lạ kỳ, gần với âm điệu tiếng nói của người Việt, bởi vậy mà đàn
Bầu trở thành nhạc cụ được mọi người ưa thích.
Để có
được cây đàn như ư, người làm đàn phải rất công phu trong việc chọn lựa
chất liệu. Cây đàn phải hội đủ hai yếu tố "Mặt ngô thành trắc", có nghĩa
là mặt đàn phải làm bằng gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ, thớ gỗ
óng ả, thẳng th́ mới có độ vang. Khung và thành đàn làm bằng gỗ trắc hoặc
gụ, vừa đẹp lại vừa bền. Cần rung, c̣n gọi là ṿi đàn được làm từ sừng
trâu. Bầu đàn được lấy từ quả bầu khô hoặc tiện bằng gỗ. Từ những chất
liệu hết sức giản dị ấy gia đ́nh nghệ nhân Đỗ Văn Thước đă cho ra đời bao
đứa con tinh thần này. Sinh trưởng trong gia đ́nh ba đời đều làm nhạc cụ
dân tộc, năm 1953 bác Thước đượ ông ngoại và cậu truyền cho nghề này. Đến
nay khi đă nghỉ hưu, bác lại cùng vợ con chế tạo nên những chiếc đàn cao
cấp chỉ dành riêng cho những nghệ sĩ chơi đàn trong các đoàn nghệ thuật.
Cũng có nhiều ư kiến khác nhau trong vấn đề cấu tạo cây đàn. Người th́ cho
rằng nên kéo dài đàn ra để có được tiếng trầm hơn hoặc đổi đàn bầu thành
hai dây (một cao, một thấp), hai cần và mở to thùng đàn ra, nhưng cuối
cùng tất cả đều không phù hợp. Việc dùng ṿi đàn để căng dây lên hoặc hạ
chùng dây xuống đă tạo ra nhiều âm thanh và cao độ khác nhau. Cần đàn đóng
vai tṛ quan trọng trong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm
cho tiếng đàn tṛn, mượt. Mặt đàn với thới gỗ óng ả, khi kết hợp với hộp
cộng hưởng sẽ tạo nên những âm thanh vang, trong. Đàn c̣n được trang trí
nhiều hoa văn hoặc khảm trai với các h́nh ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt phong
phú của người dân Việt Nam. Ngày nay người ta thường có xu hướng thay thế
đàn gỗ bằng đàn điện, kéo dài và làm mỏng thân đàn để tạo âm trường và
tiếng vang hơn.
Đàn Bầu
thể hiện một cách thành công những làn điệu dân ca khác nhau của từng vùng,
từng miền của dân tộc. nó c̣n có thể diễn tấu rất hay những giai điệu của
nước ngoài, từ nhạc dân gian đến nhạc nhẹ. Nghệ sĩ đàn Bầu Kim Thành cho
biết, hiện anh c̣n giữ chiếc đàn bầu có tuổi thọ 70 năm của nghệ sĩ Bá
Sách để lại. Chơi đàn dân tốc không phải là một nghề đem lại sự giàu có,
nhưng với anh đó là niềm đam mê từ khi c̣n là đứa trẻ. Đến nay đă 32 năm
trong nghề, bằng lối chơi đầy sáng tạo qua mỗi lần biểu diễ, anh đă khiến
người nghe say mê. Anh cho biết "năm 1994, tôi được mời đến nước Anh biểu
diễn cho nữ hoàng Elizabeth tại nhà hát Hoàng Gia. Buổi biểu diễn rất
thành công. Sau đó tôi được mời ở lại định cư tại đất nước này. Nhưng tôi
không thể rời bỏ được tổ quốc và gia đ́nh ruột thịt của ḿnh. Đến năm 1995
một lần nữa nữ hoàng Anh lại mời tôi sang biểu diễn. Đây thật là một vinh
dự lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Không chỉ ḿnh tôi, đến nay
chúng ta đă có rất nhiều tài năng trẻ chơ đàn Bầu đang được cả nước và thế
giới biết đến như Hoàng Tú, Huỳnh Tú..."
Phải
trăng v́ sự độc đáo có một không hai của cây đàn Bầu mà mỗi khi nhắc đến
Việt Nam, nhiều khác nước ngoài đă cây đàn bầu như một biểu tượng của Việt
Nam "Đất nước đàn Bầu". "Quê hương đàn Bầu". Nhà thơ nữ người Pháp MeRay
đă thốt lên: "Cây đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo của cải
mà giàu ḷng nhân ái, giản dị mà thanh tao, đơn sơ mà phong phú".
Đờn C̣ (Đàn Nhị)
Cây đờn
c̣ (nhị) đă có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đă
trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân
trọng quí báu như cổ vật gia bảo. Đờn c̣ đóng góp một vai tṛ vô cùng quan
trọng và đắc lực không thể thiếu trong các dàn nhạc dân tộc Việt Nam ta từ
xưa đến nay.
Người
Sài G̣n gọi là "đàn c̣" v́ h́nh dáng giống như con c̣, trục dây có đầu
quặp xuống như mỏ c̣- Cần đờn như cổ c̣ - thân đờn như con c̣ - tiến đờn
nghe lảnh lót như tiếng c̣. Trong các dàn nhạc phường bát âm, ngũ âm, nhă
nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhặc tài tử, cải lương dàn nhạc dân tộc tổng hợp,
dân ca... đều có đờn c̣.
Đàn Nguyệt (đàn ḱm )
Đàn nguyệt được sử dụng rộng răi trong ḍng nhạc dân gian cũng như cung
đ́nh bác học cổ truyền của người Việt. Xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam
từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh
hoạt âm nhạc của người Việt và là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.
Nhờ có cần tương đối
dài và những phím cao, nhạc công có thể tạo được những âm nhấn nhá uyển
chuyển, mềm mại.
Tiếng
đàn trong, vang, khả năng biểu hiện phong phú- khi th́ sôi nổi ṛn ră, lúc
lại nỉ non sâu lắng, do đó đàn nguyệt có mặt cả trong những cuộc hoà tấu
nhạc lễ trang nghiêm, những cuộc hát văn lôi cuốn, những lễ tang bùi ngùi
xúc động cũng như những cuộc hoà tấu thính pḥng thanh nhă với những h́nh
thức diễn tấu khác nhau: đệm cho hát, hoà tấu và độc tấu.
Đàn Tranh
Được h́nh thành trong ban
nhạc từ thế kỷ XI đến thế kỷ thứ XIV. Thời Lư - Trần đờn tranh chỉ có độ
15 dây, nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng
văn, nhă nhạc" (Đời Lê Thánh Tôn thế kỷ thứ XV). Sau này được dùng trong
cả ban nhạc giáo phường. Thời Nguyễn (thế kỷ thứ XIX) được dùng trong ban
"nhạc Huyền" hay "Huyền nhạc". Lúc bấy giờ được xử dụng với 16 dây nên
được gọi là "Thập lục huyền cầm".
H́nh
dáng đờn dài, có 16 dây bằng kim loại. Mặt đờn nhô lên h́nh ṿng cung. Từ
trục đờn đến chỗ gắn dây đờn, khoảng giữa của mỗi dây đều có một con nhạn
gọi là "Nhạn đờn" để tăng âm, lên dây đờn từ nửa cung đến một cung, khi
đờn cần chuyền đổi dây, về sau này đờn tranh rất thông dụng được đứng thứ
ba trong bộ tam tuyệt của dàn nhạc tài tử.
V́ đờn
tranh được thiết kế theo h́nh thức nhiều dây, nên khi tấu nhạc, đờn tranh
phát ra âm thanh đanh tiếng, sắt tiếng hơn khi tấu chữ, đờn thường là
"song thanh", ví dụ khi hết một câu hay hết một đoạn nhạc, hoặc một láy
đờn nào đó thường lặp lại một nốt, một chữ nhạc của láy đờn (ḥ - líu,
xàng - xang, xề - xê...).
Đàn T'rưng
Với người Tây Nguyên lời ca
tiêng đàn luôn luôn là nguồn cổ vũ trong đời sống. Đêm đêm quan ngọn lửa
hồng dưới mái nhà rông người ta kể Khan, kể H'mon và hát lên những làn
điệu dân ca Jôn-jơ, đợi chờ, giă gạo...
Nói
tới âm nhạc Tây Nguyên không thể không nhắc tới kho tàng nhạc khí hết sức
phong phú với nhiều loại, nhóm và chất liệu khác nhau. Hầu hết các nhạc
khí cổ thường dùng chất liệu sẵn có trong thiên nhiên như sáo, tiêu, goong
rel, tù và, k'lông pút và T'rưng.
Đàn T'rưng là một loại nhạc
khí "thô" được chế tác từ những khúc gỗ bóc vỏ phơi khô hoặc những ống nứa
vót một đầu, chặt theo những độ dài khác nhau để tạo nên những âm vực ưng
ư đem treo lên một cái giá đủ trở thành một cây đàn gơ "phím" cho một hoặc
hai người diễn tấu bằng cách cầm những dùi tre gơ vào phím này.
Đàn
T'rưng thường được diễn tấu bên trong nhà rông hoặc ngoài trời vào các dịp
lễ hội truyền thống hay trong sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc người
Banah, Jarai, Êđê...
T'rưng có khả năng diễn tấu
phong phú và đa dạng. Với nguồn âm thanh bất tận khi êm nhẹ theo giai điệu
trữ t́nh của một khục hát giao duyên, khi hoà cùng dàn nhạc tấu lên bản
hợp tấu của núi rừng hùng vĩ... Trong giao lưu văn hoá T'rưng cũng xuất
hiện trên các sân khấu ca nhạc hiện đại phụ hoạ theo tiếng hát rực lửa của
những người con Tây Nguyên, nâng cánh cho những giọng ca vàng vang đến mọi
nơi chốn xa xôi.
Là một loại nhạc cụ đặc sắc
trong kho tàng nhạc khí Tây Nguyên, âm thanh độc đáo của T'rưng không chỉ
lôi cuốn làm say đắm tâm hồn các dân tộc anh em trên đất Việt, mà c̣n ra
khỏi biên giới ngân vang đến tận những vùng đất xa xôi và được các bạn bè
khắp năm châu, bốn bể nhiệt t́nh đón nhận.
Trải qua quá tŕnh sàng lọc
với bao biến thiên của lịch sử, đàn T'rưng đă và sẽ tồn tại măi măi cùng
với các dân tộc Tây Nguyên và cộng đồng dân tộc Việt.
Đàn Tỳ Bà
Tỳ
Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đă cho biết,
Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với
tên gọi BiWa.
Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có
dáng như h́nh quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt
cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ
đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là h́nh chữ thọ, khi là h́nh con
dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100 cm. Phần cần đàn có
gắn 4 miếng ngà voi cong ṿm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm
bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây
đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay
dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quăng 4, mỗi quăng 4 cách
nhau một quăng 2: Đồ - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi
đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa.
Ở Việt Nam đàn Tỳ Bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhă nhạc, Thi nhạc của
cung đ́nh, Thiền nhạc của phật giáo, ban Nhạc tài tử, Phường bát âm, Dàn
nhạc dân tộc tổng hợp.
Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng
qua thời gian dài sử dụng nó đă được bản địa hóa và trở thành cây đàn của
Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân
tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc (Nghe
bài viết về đàn Tỳ Bà)
Sáo
trúc
Sáo
trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi ṿm của dân tộc Việt. Đặc biệt
rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.
Sáo được làm bằng một đoạn ống trúc, hoặc nứa có chiều dài 40 - 55 cm,
đường kính 1,5 - 2 cm. Ở phía đầu ống có một lỗ h́nh bầu dục đó là lỗ thổi.
Trong ḷng ngay gần lỗ thổi được chặn bằng một mẩu nút bấc hoặc gỗ mềm để
điều chỉnh độ cao thấp khi cần thết. Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ
bấm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi 12 cm, các lỗ bấm c̣n lại cách đều nhau
(1 cm). Mở dần các ngón ở 6 lỗ bấm ta sẽ có các âm Do1, Rê1, Mi1, Fa1,
Sol1, La1, Si1, Do2. Phía sau cuối ống sáo có một lỗ không bấm là lỗ định
âm.
Khi
thổi sáo, thân sáo đặt ngang sang bên phải, miệng đặt lên lỗ thổi. Người
thổi sáo có thể điều chỉnh luồng hơi (rót hơi yếu đường hơi đi từ từ và
yếu, rót hơi mạnh đường hơi đi nhanh và mạnh). Sáo thường được sử dụng để
độc tấu, ḥa tấu trong các dàn nhạc chèo, hát văn, tiểu nhạc.
Khoảng cuối thập kỷ 70 nghệ sĩ Đinh Th́n và Ngô Nam đă cải tiến cây sáo 6
lỗ thành sáo 10 lỗ để mở rộng âm vực, cho các nghệ sỹ chơi những tác phẩm
tương đối dễ dàng hơn như "Tiếng gọi mùa xuân" của Đinh Th́n, "T́nh quê"
của Hoàng Đạm, "Tiếng sáo bản Mèo" của Ngọc Phan v,v...
Đàn Tam Thập Lục
Là nhạc khí dây,
chi gơ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục.
Đàn Tam thập lục h́nh thang cân, mặt đàn hơi phồng lên ở giữa, làm bằng gỗ
nhẹ, xốp, để mộc. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng, trên mặt đàn đặt so
le hai hàng ngựa, mỗi hàng 18 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây,
bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí. Que đàn được làm
bằng hai thanh tre mỏng, dẻo, ở đầu được quấn dạ để tiếng đàn được êm. Âm
thanh đàn Tam thập lục trong sáng, thánh thót, rộn ră.
Âm vực
đàn Tam thập lục tương đối rộng. Từ âm trầm nhất đến âm cao nhất trên hai
quăng 8, được mắc theo gam nguyên.
- Khoảng âm dưới: Tiếng đàn ấm áp, khá vang.
- Khoảng âm giữa: Tiếng đàn đầy đặn, trong.
- Khoảng âm cao nhất: Tiếng đàn sắc, gọn.
Khi biểu diễn nhạc công dùng 2 que gơ vào mặt đàn tạo ra các ngón như:
Ngón rung, ngón vê, ngón bịt, ngón á, đánh cồng âm, hợp âm...
Đàn Tam thập lục giữ vai tṛ quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo,
cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Klông pút
Một
trong số không nhiều nhạc khí dành cho nữ giới. Tên gọi tiếng Xê-đăng này
đă trở nên phổ thông để chỉ loại nhạc khí hơi của một số tộc trên Tây
Nguyên như Xê - đăng, Bâhnar, Gia - rai, Hrê...
Klông
pút là một dàn gồm 2 - 3 cho tới 5 - 12 ống nứa, lồ ô hoặc tre cỡ tương
đối lớn. Đường kính các ống khoảng 5 - 8 cm, chiều dài 60 - 120 cm, có khi
20 - 200 cm. Có loại klông pút kín một đầu và có loại rỗng hai đầu. Khi
diễn tấu các ống được đặt nằm ngang vừa tầm tay người vỗ trong tư thế đứng
lom khom hoặc quỳ. Dùng hai bàn tay khum vỗ vào nhau trước miệng ống, các
cô gái tạo nên luồng hơi lùa vào ống làm vang lên âm thanh.
Klông
pút được coi là nhạc cụ gắn với sản xuất nông nghiệp và là nơi trú ngụ của
Mẹ Lúa. V́ vậy klông pút là nhạc cụ của giới nữ và chỉ được chơi trên rẫy
vào mùa tra lúa và trong buôn làng vào ngày lễ đóng cửa kho lúa hoặc vào
dịp tết của tộc và lễ hội ăn lúa mới với số lượng bài hạn chế. Ngày nay
klông pút đă được đưa lên sân khấu ca múa nhạc chuyên nghiệp để diễn tấu
nhiều loại bài bản khác nhau.
Đàn tam
(Three-stringed lute) |
|
Giới thiệu sơ
lược
Đàn Tam là nhạc khí dây
gảy phổ biến trong Dân tộc Việt (người Tày, Thái có Đàn Then 3 dây
nhưng nguyên tắc và âm sắc hơi khác với Đàn Tam, thực chất tiếng Đàn
Tam rung trên mặt da c̣n tiếng Đàn Then rung trên mặt gỗ mỏng). Đàn
Tam hiện nay có cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn (âm trầm). Đàn Tam cỡ nhỏ và
cỡ vừa có thể đánh giai điệu và ḥa âm. Đàn Tam có thể diễn tấu các
bản nhạc có tốc độ nhanh, đánh láy đầu, láy đuôi hoặc biến tấu. Về âm
lượng Đàn Tam có thể vang bằng hai đàn dây gảy khác, loại Tam cỡ lớn
có thể tăng thêm âm trầm cho dàn nhạc.
Xếp loại
Đàn Tam là nhạc khí dây
gảy loại có dọc (cần đàn), một số nước khác ở Châu Á cũng có. Đàn Tam
nhập vào Việt Nam với mặt đàn bịt da, nó cùng loại với Banjo Châu Phi.
H́nh thức cấu
tạo
Nhạc khí dây gảy, có ba
dây, ba cỡ : đại, trung, và tiểu, loại tiểu là phổ biến nhất.
1-Thùng đàn: h́nh bầu
dục, thành đàn làm bằng gỗ cứng, khá nặng, đáy đàn bịt gỗ, có lỗ thoát
âm.
2-Mặt đàn: mặt đàn bịt
bằng da trăn nay thay bằng da lợn, trên mặt đàn có ngựa đàn.
3-Dọc đàn (cần đàn):
khá dài, bằng gỗ cứng, mặt cần đàn không có phím.
4-Dây đàn: dây đàn bằng
tơ se, nay thay bằng nylông, cỡ to nhỏ khác nhau, ba dây mắc vào cuối
bầu đàn, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây
được luồn qua một miếng xương đục thủng ba lỗ đặt trên mặt cần đàn.
Miếng xương có thể di chuyển kéo lên cao gần đầu đàn hay hạ xuống phía
hộp đàn giống như cái khuyết ở Đàn Nhị, có tác dụng làm âm thanh cao
lên hay hạ xuống khi cần thiết. Đàn Tam hiện nay đă bỏ miếng xương ấy.
Dây đàn cách nhau một quăng 4 đúng và một quăng 5 đúng. (Sol - Đô1 -
Sol1).
Ví dụ (138-1)
5-Bộ phận lên dây: có 3
trục gỗ để lên dây, trên đầu cần đàn là hốc luồn dây có 3 trục dây (bên
hai, bên một) một trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn (ở phía cuối
thân đàn) để mắc dây và lên dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây
không bị chùng xuống.
6-Phím gảy đàn: nghệ
nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê... Vị trí nốt
trên dọc (cần đàn):
Màu âm, tầm âm
Màu âm Đàn Tam trong
sáng mà lại ấm, vang, khoảng âm thấp hơi đục, thích hợp với nhạc điệu
sôi nổi, khoẻ khoắn và trầm hùng. Tầm âm: Đàn Tam rộng gần 3 quăng tám.
Tầm âm Đàn Tam nhỏ từ: Sol lên Sol3 (g lên g3), Tam vừa từ: Sol-1 lên
Sol2 (g-1 lên g2). Tầm âm Đàn Tam lớn từ: Sol-2 lên Sol1 (g-2 lên g1)
Ví dụ: (139-2) Tầm âm:
Ví dụ: (140-12) Thang
âm Bắc (ḥ tư)
Ví dụ: (141-14)
Ví dụ: (142-17)
Ví dụ: (143-19)
Kỹ thuật diễn
tấu
Tư thế ngồi và cách gảy
đàn:
Tư thế cách gảy đàn:
Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu, Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt
ngang tầm tay.
Kỹ thuật tay phải: nghệ
nhân đề móng tay dài, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để gảy, có người
dùng móng bằng sừng, bằng nhựa có ṿng đeo chặt vào đầu ngón tay (như
móng gảy Đàn Tranh), hiện nay phổ biến nhất là sử dụng miếng gảy. Khi
biểu diễn Đàn Tam, sử dụng miếng gảy, móng tay hoặc móng đeo không
khác biệt lắm.
Ngón gảy: là dùng miếng
gảy đánh vào dây từ trên xuống,kư hiệu là chữ U ngược.
Ngón hất: là sử dụng
miếng gảy hất từ dưới lên, kư hiệu chữ V.
Ngón vê: được sử dụng
rất nhiều ở Đàn Tam, dùng miếng gảy đánh xuống và hất lên liên tục,
nhanh và đều, kư hiệu gạch 3 chéo ở đuôi nốt. Vê làm cho tiếng đàn
vang đều từ đầu đến hết độ ngân của nốt nhạc, làm cho nốt nhạc thêm
sinh động, giàu sức biểu hiện.
Ví dụ: (144-5)
Ví dụ: (145-7
Kỹ thuật tay trái: kỹ
thuật tay trái có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và
đặc biệt là ngón vuốt v́ cần Đàn Tam không có phím, ngón nầy thường
kết hợp với ngón vê của tay phải, Đàn Tam có khả năng chạy rất linh
hoạt có thể đánh bán âm, 3/4 âm, 1/4 âm.
Ngón nhấn: tạo cho hai
âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều
thanh điệu, t́nh cảm. Khi đánh ngón nhấn tay phải chỉ gảy một lần.
Ví dụ: (146-3)
Ngón
vuốt: vuốt không vê
dùng gạch chéo nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa
hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc
không có đuôi th́ gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.
Ví dụ: (149-4)
*Vuốt lên, xuống: là
cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê,
không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không
thể dùng trong ḥa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm
gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy.
Ngón giật: là cách nhấn
trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm được
nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh
tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả t́nh cảm day dứt, thương nhớ.
Ví dụ:(152-6)
Ngón mổ: ngón mổ gần
giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ
mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ,
yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc
có tốc độ nhanh và trong ḥa tấu v́ hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ. Kư
hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc.
Ví dụ : (147-8)
Chồng âm, hợp âm: đánh
chồng âm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh
chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên, hai
hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong ḥa tấu.
Ví dụ : (151-9)Âm bồi:
có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm
giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quăng tám. Cách đánh là sử dụng
ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay
phải gảy dây đó.
Ví dụ (150-11)
Vị trí Đàn Tam
trong các Dàn nhạc
àn Tam thường được sử
dụng trong Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, ngày nay Đàn Tam đă
được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp ḥa tấu gọi là Tam 1, có thêm
một dây thành 4 dây, lên dây: Sol, Re1, La1, Mi2. Người ta c̣n sáng
chế ra Đàn Tam 2 lên dây: Đô, Sol, Rê1, La1 và Đàn Tam đại lên dây như
Tam 2, nhưng thấp hơn một quăng 8.
Thạc sĩ Vơ
Thanh Tùng |
|