Hồi nhỏ tôi bị mê mẩn tiếng đờn c̣ của ông Tám nhà bên, cứ chiều chiều
ông lại ngồi trên bộ ván trước nhà kéo mấy bản Nam Ai, mấy cung thương
cung oán nghe buồn năo ruột. Ông thường dạy tôi phải nói cho đúng chữ:
“Con phải nói là đờn c̣ chớ không phải đàn c̣. Đờn là tiếng ḷng của ông
cha để lại! Mấy cung ḥ, xự, xang... là của người Việt ḿnh! C̣n đàn là
để chỉ mấy nhạc cụ của phương Tây”. Ông nhấn nhá từng tiếng một. Cũng
vậy, những nhạc khúc do dàn “đờn dân tộc” chủ công th́ không ai gọi bài
hát mà phải gọi bài ca, người tŕnh bày là người ca diễn. Ông Tám thường
hay ngân nga:
Đờn c̣ lên trục kêu vang
Qua c̣n thương bậu, bậu khoan có chồng
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng
bậu thương
Chiều nay qua phản bạn hồi hương
Nghe bậu ở lại vầy
vươn nơi nào
Ghe tui tới chỗ cắm sào
Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông
Thế mới biết, đàn được dân gian gửi gắm bao tâm t́nh, nỗi niềm. Tiếng
đàn vào buổi chiều tà khiến ḷng người lắng ḷng lại:
Đờn tre năo nuột du dương
Dưới ao nhái hát, bên đường ve ngân
Người “sành” nghe đàn có thể nhận biết được nỗi ḷng của người đang gảy:
Tiếng đàn khắc khoải kêu thương
Bậu tham ruộng cả, bậu vương bạc vàng
Tiếng đàn lắm khi có sức mạnh thần kỳ, chẳng những làm say ḷng nguời mà
đến chim muông hoa lá cũng say sưa – thể hiện tài hoa của người đàn:
Đàn ai khéo gảy tính t́nh,
Một đàn con cá lặn ghềnh nó nghe
Đầu ghềnh có con ba ba
Kẻ kêu con tranh người kêu con rùa
Người chơi nhạc, đặc biệt là âm nhạc dân tộc rất quư cây đàn, một sợi
dây đàn bị đứt xem như là điều không may. Ông bà ở Nam bộ ngày xưa, nhà
ai có chơi đờn c̣, đờn gáo... đều dành một chỗ cao ráo, trang trọng để
cất giữ. Bởi vậy:
Đờn c̣ ai nỡ đứt dây
Ngẫm ḿnh vô tội ai gây oán thù
Cây đàn c̣n được dùng để ướm lời và kết duyên, làm trọn vẹn mối t́nh đôi
lứa. Lời thề nguyền của cô gái khiến người nghe không khỏi “ngùi ngùi”:
Đàn tranh sánh với đàn
cầm
Một đây một đấy đáng trăm lạng vàng
C̣n đang tạc đá ghi vàng
Ngô đồng nỡ bỏ phượng hoàng ngẩn ngơ
Mấy năm em cũng xin chờ
Cầm bằng tóc bạc như tơ cũng đành
H́nh ảnh so sánh “đàn tranh” với “đàn cầm” tương xứng nhưng cũng thật ư
vị. Dẫu cho mỗi loại đàn có những thanh âm khác nhau nhưng đều làm mê
mẩn ḷng người và đặc biệt là hai loại đàn này nếu song tấu th́ rất ăn
nhịp nhau.
Không chỉ thắm nồng trong t́nh cảm riêng tư, lắm khi người đang yêu c̣n
dùng h́nh ảnh cây đàn để nói lên t́nh cảm mà họ dành cho nhau:
Cầm đàn mà gảy qua sông
Đàn em em gảy năo nùng như ru
Đàn anh dây thẳng dây chùng
Đàn em em gảy năm cung rơ ràng
Chàng trai này có vẻ không thiện nghệ ngón đàn nên mới “dây thẳng dây
chùng”, bởi dây đàn lúc nào cũng phải căng thẳng đủ mức th́ mới đàn ra
hồn phách được. Cũng thế mà có câu thành ngữ “Căng như dây đàn” đấy thôi!
“Năm cung rơ ràng” chứng tỏ độ “chuyên” trong tài gảy đàn của cô gái.
Năm cung trong âm nhạc dân tộc hay c̣n gọi là ngũ âm gồm các bậc: ḥ, xự,
xang, xê, cống. Ngoài ra, cũng có một số âm phụ khác: tồn, tang, lịu, xệ,
phạng, cộng, u, y, ư... giúp bài ca thêm phần uyển chuyển. Ban nhạc
trong đờn ca tài tử Nam bộ gồm có các nhạc cụ chính: đờn ḱm, đờn tranh,
đờn c̣, đờn bầu, đàn ghi – ta phím lơm... Trong đó bộ “tứ tuyệt” phải kể
đến là “c̣, ḱm, tranh, bầu”. Nhớ nhạc ngũ cung, tôi nhớ hoài câu ca dao
mà tôi biết được qua một người phụ nữ hát ru cháu ở miệt Bến Bàu, Bạc
Liêu. Câu hát như vầy:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập gh́nh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi
Bậu nghe qua kéo đờn c̣
Đứt dây... ứ hự... quên ḥ, xự, xang
Tuy phần trên của bài ca dao này không mới nhưng hai câu kết này rất lạ
và thú vị. Người đàn biết có người đang lắng nghe những thanh âm phát ra
từ cây đờn c̣ của ḿnh th́ như là “con tằm bối rối v́ tơ”, đến nỗi quên
hết thang thức. Hai chữ “ứ hự” thật đậm đà Nam bộ làm sao, mang cái t́nh
sâu của làng quê sông nước. Về đờn c̣, c̣n gọi là đờn nhị v́ đờn có hai
dây. Đờn c̣ là gọi theo cách tượng h́nh. Nh́n bề ngoài, đờn giống như
một con c̣: trục dây có đầu quặp hẳn xuống giống như mỏ c̣, cần đờn
giống như cổ c̣, hộp đờn giống như thân c̣ và đặc biệt là tiếng đờn
thánh thót như tiếng c̣ kêu đêm.
Ngày xưa, những người phụ nữ lớn tuổi không quên nhắc nhở những cô gái
mới lớn: không bao giờ được nghe đờn bầu!
Đờn bầu ai gảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đờn bầu
Đờn bầu là loại đờn có một dây duy nhất nên c̣n gọi là độc huyền cầm.
Trong kho tàng âm nhạc người Việt, đờn bầu được coi là nhạc cụ độc đáo
và có tiếng kêu mê hoặc ḷng người. Bởi thế các bà mẹ xưa rất sợ con
ḿnh nghe chàng trai nào thánh thót giọt đờn bầu. Thanh âm phát ra,
người nghe cảm nhận như từng giọt nhẹ nhàng rơi vào ḷng người – “lắng
như giọt đờn bầu”. Tiếng đàn du dương trầm lắng, khoan nhặt thiết tha,
khiến cho ai nghe một lần đă vương, đă nhớ!
Dường như, đàn chỉ dùng cho người thanh cao, nho nhă, người có tấm ḷng
rộng mở. Người nghe cũng đ̣i hỏi một khả năng cảm thụ nhất định. Nếu
không hiểu biết ǵ mà cứ ngồi nghe để “chờ thời” th́ được xem là “đàn
gảy tai trâu”.
Ngày nay, đời sống âm nhạc của người Việt chúng ta ngày càng phong phú.
Mỗi vùng mỗi sắc, mỗi chốn mỗi hương. Đó là thành quả của sự sáng tạo và
bảo lưu các giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần làm đẹp thêm tâm
hồn con người Việt Nam. Âm nhạc Việt giờ đây c̣n có sự góp mặt của các
nhạc cụ Tây phương. Tuy nhiên, từng tiếng đàn, lời ca ngọt ngào từ đất
quê đă gieo rắc vào ḷng người bao t́nh cảm thiết tha. Tiếng đàn dung
dưỡng tâm hồn ta, khiến ta thêm gắn bó với quê hương xứ sở. Buổi chiều
tà bên ḍng kinh Bà Từ nước trôi lờ đờ những bông bần mới rụng, nồng nặc
mùi phèn của ao tôm trước cửa, nghe ông Tám kéo đờn c̣ mấy khúc Nam ai
th́ “ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”!...