| |
Hoành Sơn một đại địa:
Hoành Sơn c̣n gọi là núi Ngang nằm trong dăy Tây Sơn thuộc địa phận xă B́nh
Tường quận B́nh Khê tỉnh B́nh Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng,
ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng. Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho
biết th́ Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác
cảnh” của B́nh Định. V́ chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi
ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn),
Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn),
trước mặt là ba dăy g̣ cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía
dưới là hai phụ lưu sông CÔN từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu
thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật
cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ.
Tam kiệt TÂY SƠN Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia
đ́nh nông thôn tại làng Phú Lạc (B́nh khê) hướng vọng về dăy Hoành Sơn này.
Nhưng rồi thời thế tao anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả
tổ tiên mà ba anh em Tây sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ
Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Măn thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối
thế kỷ thứ 18? Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị
thức giả ở B́nh khê kể lại th́ nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn
thân sinh của ba Ngài trân dăy Hoành sơn.
Huyền thoại về Long Huyệt:
Các cụ kể rằng:
Trước ngày ba anh em Tây sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn
Phúc Thuần (1765-1777) trị v́, có một Ông Thầy địa lư Tàu thường ngày xách địa
bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để t́m phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo
ŕnh. Một hôm thầy địa lư dường như đă t́m ra long mạch nhưng c̣n phân vân không
biết huyệt khí nằm ở đâu, Thầy mới đem hai cành trúc xanh tốt và đều nhau đến
cắm ở triền phía đông dăy Hoành sơn hướng Phú Lạc (nơi sinh trưởng của ba anh em
Tây Sơn) phía Bắc một cây và phía Nam một rồi bỏ đi. Nguyễn Nhạc ngày ngày để ư
theo dơi hai cành trúc ấy. Hai tháng sau, cành trúc phía Bắc vẫn sống xanh tốt
như khi mới trồng c̣n cành phía Nam th́ héo khô. Nguyễn Nhạc cả mừng v́ biết
rằng long mạch đă ứng hiện nơi cành phía Bắc, bèn nhổ cây khô phía Nam đem cắm ở
phía Bắc và nhổ cây tươi ở phía Bắc đem cắm vào phía Nam.
Đúng 100 ngày kể từ ngày trồng trúc, thầy địa lư Tàu trở lại thấy hai cành trúc
đều chết cả, Thầy nhún vai, trề môi lắc đầu chê là “giả cuộc” rồi bỏ đi thẳng.
Nguyễn Nhạc mừng rỡ về bàn với hai anh em rồi hốt hài cốt của Cha đem chôn nơi
cành phía Bắc.
Lại có cụ kể rằng:
Có một thầy địa lư Tàu lúc đến t́m địa cuộc ở vùng đất Tây Sơn thường tá túc nơi
nhà Nguyễn Nhạc và nhờ Nguyễn Nhạc dẫn đường cho thầy đi t́m long mạch khắp vùng
Tây Sơn. Sau nhiều lần xem xét, ngắm nghía, đo đặt địa bàn, Thầy chú ư đến dăy
Hoành sơn và tỏ vẻ đắc ư cuộc đất này lắm. Đoạn Thầy bỏ đi. Một thời gian sau
Thầy trở lại cũng ghé nơi nhà Nguyễn Nhạc mà tá túc. Nhưng đặc biệt, lần này,
ngoài chiếc địa bàn Thầy lại c̣n mang theo một chiếc trắp nhỏ ngoài bọc tấm khăn
điều. Nguyễn Nhạc đoán biết là Thầy Tàu đă t́m ra được long huyệt và… chiếc tráp
kia là hài cốt của Cha ông mang sang chôn. Nguyễn Nhạc bèn đóng một cái trắp
giống hệt như cái trắp của thầy Tàu và hốt hài cốt của thân sinh ḿnh đựng vào
rồi t́m cách đánh đổi. Nhưng thật khó mà đánh đổi được v́ cái trắp ấy Thầy Tàu
luôn luôn mang theo bên người không lúc nào rời. Nguyễn Nhạc hội hai em lại và
nghĩ ra một kế.
Đến ngày lành đă chọn, Thầy Tàu lẻn mang trắp cùng địa bàn đi lên dăy Hoành sơn.
Vừa đến chân núi th́ một con cọp to bằng người trong bụi rậm gầm lên một tiếng
dữ tợn rồi nhày xổ ra vồ. Thầy Tàu thất kinh hồn vía văng trắp và địa bàn mà
thoát thân. Hồi lâu hoàn hồn, không thấy cọp rượt theo Thầy mon men quay lại chỗ
cũ, Thầy mừng quưnh v́ chiếc trắp và địa bàn vẫn c̣n nằm lăng lóc ở đó, Thầy vội
vă trèo lên nơi long huyệt đă t́m trước mà đào bới chôn cất. Xong, Thầy hớn hở
trở về với hy vọng chờ ngày “long huyệt vương phát”. Không ngờ chiếc trắp Thầy
chôn là hài cốt của Hồ Phi Phúc c̣n con cọp kia chỉ là người giả mà thôi.
Hai thuyết kể trên tuy có khác về tiểu thuyết nhưng vẫn giống nhau là hài cốt
của Hồ Phi Phúc được chôn nơi long mạch trong dăy Hoành sơn.
Các cụ c̣n kể tiếp rằng:
Sau khi chôn mộ cha trên Hoành sơn th́ ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng.
Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là
người có biệt nhăn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc
đă vượng thời nên mới đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên
Nguyễn Nhạc. Từ đó ba anh em Nguyễn Nhạc mới rắp tâm mưu đồ đại sự, chiêu tập
hào kiệt, lấy dăy Hoành son làm căn cứ.
Măi cho đến khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại g̣ Đống Đa, đuổi Tôn
sĩ Nghị chạy về Tàu ḿnh không kịp mặc giáp, nhựa chưa thắng yên cương, mà c̣n
nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm
vang dội cả Trung Quốc.
Ông Thầy địa lư năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành sơn xem thử
th́ quả nhiên cuộc đất t́m ra năm trước đang phát. Hỏi thăm th́ đó là mộ của Hồ
phi Phúc thân sinh ba vua Tây sơn.
Thầy địa cả giận v́ sự cướp đoạt long huyệt của ḿnh đă t́m ra và để tránh hậu
họa chiến tranh Việt-Trung, Thầy địa bèn lập mưu phá long mạch bằng cách bảo
Nguyễn Nhạc hăy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh
khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm, ăn, Nguyễn Nhạc
tưởng thật nghe lời.
Những nhánh sông vừa đào sông th́ đùng một cái ở Phú Xuân Nguyễn Huệ băng hà
ngày 29-7-1792 (có tài liệu lại ghi 6-9-1792). Ở trong Nam th́ Nguyễn Ánh chiếm
hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nổi phải
cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy
Nhơn rồi lại sáp nhập lănh thổ của Bác vào lănh thổ của ḿnh. Nguyễn Nhạc tức
giận thổ huyết mà chết ngày 13-12-1793.
Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi
lên ngôi Thái sư Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng
tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là
Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm
1802 th́ bị Nguyễn Ánh dứt hẳn.
Đối với thời đại nguyên tử, hỏa tiễn này, liệu người ta c̣n có thể tin những
huyền thoại về long mạch là có thật không ? Tin cũng không được mà không tin
cũng không được! V́ con người làm sao giải thích nổi cái lẽ huyền vi của tạo hóa
cũng như ai có ngờ rằng con người hôm nay đă lên được trên Cung Quảng ?
Sinh ḥa THÁI TẨU
|