Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn
Chợ quê – hai tiếng ấy luôn giăng mắc trong tâm
tưởng của mỗi một người con dân Việt. Có lẽ chính v́ thế mà ban tổ
chức Festival Huế 2002 đă quyết định tái hiện lại bóng dáng của ngôi
chợ xưa tại một vùng quê ven Huế, ngay bên Cầu Ngói Thanh Toàn, của
làng Thanh Thủy Chánh.
|
|
Chợ quê ngày hội - Ảnh: TL |
|
“Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn, Cho em về với một
đoàn cho vui”. Sáng 28.4, nhiều người đă theo tiếng gọi của câu ca
xưa về với buổi khai trương “Chợ quê ngày hội”. Từ Huế về Thủy Thanh,
du khách đi qua con đường có đôi hàng dương rất đẹp, con đường xuyên
qua cánh đồng đang kỳ lúa chín vàng ươm cả một khoảng không gian bao
la. Thế rồi trong một khoảnh sân làng, dưới gốc cây cổ thụ tỏa che
bóng mát, một ngôi chợ xưa bỗng xuất hiện. Hàng chục chiếc cḥi
tranh được dựng lên với rất đông người mua bán. Có cảm giác khi bước
vào ngôi chợ này, cũng là lúc ḿnh đi lùi về hàng bao nhiêu năm
trước, thời kỳ mà ông bà đă sống, cha gặp mẹ trong ngày “trai khôn
t́m vợ chợ đông”…
Có khá nhiều sản vật địa phương được bày bán
trong chợ với giá rẻ bất ngờ. Dăy hàng ẩm thực nằm ngay sát lối đi
vào có bán đủ các món ăn dân dă: bánh có bánh tày, bánh ú, bánh gai,
bánh phu thê... chè có chè bắp, chè hạt sen, chè khoai tía, chè bông
cau, chè đậu ván... có cả cơm hến và những nồi bánh canh cá lóc đậm
đà hương vị đồng quê; rồi th́ các loại kẹo cau, kẹo gừng… Những món
ăn ở trong chợ này đều bày biện trên các chơng tre, khách ngồi trên
những chiếc ghế tre rất làng quê mộc mạc. Mệ Lê Thị Ngảnh, 68 tuổi,
ở Xóm Nh́, Thôn Thuỷ Thanh Chánh đang khá bận rộn cùng với con gái
là chị Phạm Thị Nga, bán các loại bánh lá. Nét mặt hồ hởi, lấm tấm
những giọt mồ hôi, mệ cho biết: “Ngày xưa ông bà trong làng làm chợ
ở đây, chừ được bán trong chợ giống như xưa tui thấy vui lắm. Sáng
ni thấy du khách về thăm chợ nhiều tui rất tự hào…”. Một cặp bánh
tày của mệ chỉ có 500đ. Chị Nga nói: “Ở quê, quà bánh chỉ rẻ như thế
thôi”. Ở trong gốc chợ, cụ Phan Văn Bút, 70 tuổi đang ngồi trong
hàng thủ công mỹ nghệ tre đan. Hàng có nhiều loại: nơm cá, oi đựng
cá, bội, những chiếc ghe đua có đủ chầm chèo, rổ rá, giừng, sàn,
nong ,nia… Cụ Bút cho biết, cụ và 6 người khác đă bỏ ra cả tháng
trời để đan lát, chuẩn bị cho ngày hội. Ông Lê Đ́nh Trọng, 65 tuổi,
một trong những chủ nhân của gian hàng này, nói: “Hàng của chúng tôi
rất chất lượng. Thu nhập không phải là mục tiêu cuối cùng của chúng
tôi, cái chính là làm sống lại nghề đan lát của quê hương. Chúng tôi
phục vụ tối đa”. Sát gian hàng của những người đàn ông là hàng nước
của bà Lê Thị Vui, 55 tuổi. Gia đ́nh bà đă có mấy đời bán nước chè
xanh, bởi vậy bát nước của bà rất ngon ngọt. Đến gian hàng này, có
thể thấy các loại chum vại đựng nước ngày xưa, cái tô, cái chén, cái
ấm đất cũng có xuất xứ trên 50 năm trước. Ấy vậy mà mỗi bát nước chỉ
có 100đ.
|
|
|
Hoạt động tại chợ quê ngày hội Ảnh: VT |
Uống xong bát nước, đă nghe bên cạnh tiếng hô
bài cḥi vang lên gióng giả, thúc giục. Hai dăy cḥi lợp mái toóc rạ
ngày mùa trong cổ tích với những cây cờ nhỏ trên bàn cái và những
tiếng hô, tiếng mơ lập tức thu hút đông đảo người đi chợ. Nhiều mệ
đi chợ nghe tiếng hô vội đến xin chơi, mỗi người một chiếc cḥi với
những con bài ứng với những câu ḥ. Ông Trần Huy Chựa, 50 tuổi, một
trong những người tổ chức hội bài cḥi, cho biết: Nhóm của ông chuẩn
bị đến 5 tuần. Vui nhất là những ngày tập hô, không nhớ hết các câu
ḥ, nhưng ngồi với nhau lại nhớ. Cứ tưởng không có người chơi, không
ngờ các mệ, các cụ rất thích.
Trong đ́nh chợ cũ gần đó, một số tṛ chơi cũng
được tŕnh diễn, thu hút đông người nhất là cờ tướng. Bên trong đ́nh,
một nhóm các thím, các chị đang xay lúa, giă gạo với những điệu ḥ
rập ràng, vui nhộn. Một điều thú vị bây giờ mới nhận ra là các o,
các thím, các mệ đi chợ đều mặc áo bà ba may theo kiểu Huế trông
duyên dáng vô cùng. Các cụ cũng vậy, áo bà ba trắng với túi thuốc lá
vấn sâu kèn trong bọc. Từ trong đ́nh nh́n ra chiếc ao nhỏ, một cụ
già đang ung dung ngồi câu cá trên chiếc thuyền nan bên kia cầu ngói,
một cụ già khác đang cất rớ. Vào bên trong phía bên kia cầu, trên
một sân khấu ngoài trời, nhóm vơ dân tộc của làng đang tŕnh diễn
những bài quyền cổ điển. Nhiều người dân trong làng cho biết, rồi
đây trên sân khấu này sẽ có những cuộc thi hát dân ca, ḥ ru em, ḥ
giă gạo… và dưới sân chợ, cũng sẽ diễn ra các tṛ chơi dân gian như:
kéo co, nhảy bao bố, thi đan lát, chằm nón, thắt gióng…
Chúng tôi rời chợ, ghé vào quầy hàng lưu niệm
nằm sát sân đ́nh, và thật bất ngờ khi đây là nơi trưng bày các sản
phẩm của các cô dạy mẫu giáo Thủy Thanh. 7 cô giáo đă làm rất nhiều
thứ từ những vật dụng đă bỏ đi thành những món hàng lưu niệm độc đáo.
Ví như những chiếc cầu ngói làm từ b́a các – tông, xốp; những bông
hoa dại làm từ những vỏ chai nhựa… Chợ quê ngày hội thật b́nh yên,
gần gũi… |