Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
Ngày xửa ngày xưa có ngôi chùa Láng
 

Tác giả bài viết này-René le Clère- là hội viên danh dự Hội Nhà văn Canada, cộng tác viên của Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI), đă đến Việt Nam dạy tiếng Pháp tại một trường cao đẳng ở Hà Nội. Theo yêu cầu của tác giả, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một cách nh́n của người nước ngoài đối với kiến trúc cổ và sinh hoạt tín ngưỡng ở nước ta .

Lễ hội chùa Láng

Thỉnh thoảng để tránh cơn buồn ngủ buổi trưa, tôi đi lang thang đến tận chùa Láng, ở quận Đồng Đa (phía Tây Hà Nội). Giống như những ngôi chùa khác, đây là nơi để tĩnh tâm. Tín đồ phật tử t́m đến sự b́nh an cho tâm hồn, để cuốn hút vào việc làm từ thiện, t́m sự thanh thản, quên ḿnh. Những người trẻ tuổi đến đây để học tập trong yên tĩnh và cầu Phật độ tŕ cho được điểm cao trong kỳ thi. Sinh viên trường Mỹ thuật tập vẽ kư họa.

Vào ngày rằm và mồng một hằng tháng, tín đồ Phật giáo thường đến đây. Khách du lịch cũng đến. Đôi khi ngay cả trong bóng đêm dày đặc, những người trẻ tuổi luyện tập vơ thuật ở sân chùa.

Ở Việt Nam, hầu như mỗi khu dân cư đều có những chùa thờ Phật riêng. Việc xây dựng một ngôi chùa phải đáp ứng một số điều kiện. Địa điểm phải linh thiêng, hơi cao để tránh bị ngập lụt. Thông thường quanh chùa không có dân cư sống tập trung. Chọn địa điểm cũng phải phù hợp với yêu cầu phong thuỷ, đây là khoa chọn vị trí cho một thành phố, một ngôi mộ hay một nhà ở, phải phù hợp với quy luật của vũ trụ. Khái niệm về kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên phải được kết hợp với các tiêu chuẩn thẩm mỹ, thiên văn đă được định sẵn.

Trong khuôn viên chùa thường có một con suối hoặc một cái ao rộng hay hẹp. Có cả một cái giếng. Đôi khi có một cái ao h́nh bán nguyệt để tạo nên một sự thăng bằng nào đó giữa âm dương. Nên nhớ rằng trục xây dựng của chùa nói chung thường hướng về phía Nam hay phía Tây, Nam là hướng của tâm linh, Tây là hướng của an tĩnh (...).

Một chút lịch sử địa phương Chùa Láng nằm trên đất xă Láng Thượng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 7km. Tuy gọi là chùa Láng, nhưng tên chữ là Chiêu Thiên tự, hay c̣n gọi là chùa Cả. Quanh khu vực đó ta thấy có Viện Quan hệ quốc tế (IRI), Trường Đại học Luật, Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Giao thông gần sát ngay Cầu Giấy.

Tất nhiên trong chùa có tượng Phật, nhưng đặc biệt là tượng Từ Đạo Hạnh (một trong những nhà sư nổi tiếng thời Lư, sống ở Láng, nhưng tịch ở chùa Thầy) và cả tượng vua Lư Thần Tông. Theo một số tác giả, chùa này được xây dựng từ thế kỷ XII, dưới triều Lư Nhân Tông, trên mảnh đất vốn của gia đ́nh cha mẹ Từ Đạo Hạnh. Một số tác giả khác phản bác ư kiến này mà nói rằng ngôi nhà nơi sinh ra nhà sư là chùa Nền hiện nay (ở phía Tây Bắc chùa Láng, cách 800 bước, nghĩa là đi bộ hết 10 phút), được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ nhà sư nổi tiếng đó

Theo một số người khác, ngày 7 tháng 3 âm lịch năm 1996, chùa kỷ niệm 900 năm tỏa sáng. Như vậy chùa được xây năm 1096. Lại có người viết rằng chùa xây dưới thời Lư Anh Tông (1135 - 1175) . Người khác c̣n viết rằng những kiến trúc đầu tiên được dựng lên dưới triều Lư (1010 - 1225) mà không nói cụ thể hơn
Toàn bộ chùa ngày nay được xây lại năm 1666 , đă được trùng tu lại nhiều lần, nhất là vào giữa thế kỷ XIX và đặc biệt năm 1989, nhưng vẫn giữ lại kết cấu xưa.

Trong những bia của chùa, đáng chú ư nhất là tấm bia lập năm 1656. Về mặt nghệ thuật và kiến trúc, đáng lưu ư là hai chiếc cổng đồ sộ và ngôi đ́nh bát giác.

Hăy đi theo người hướng dẫn

Phải đi t́m những mái nhà ẩn dưới các tán cây cổ thụ rậm rạp. Khuôn viên của chùa là một ḥn đảo yên tĩnh, biệt lập, xa cách cái ồn ào chốn thị thành. Không có nhà gác với lầu cao và lan can chạm trổ, không có những nóc nhọn thếp vàng chọc thẳng lên trời. Ngôi chùa này ḥa lẫn vào cảnh quan, bao quanh có những ruộng rau, là nơi được coi là đẹp nhất của thủ đô Việt Nam.

Nếu khách hành hương hay tham quan đến từ đại lộ vành đai Láng chạy dọc sông Tô Lịch (xưa kia buôn bán tấp nập, trên bến dưới thuyền), th́ phải đi qua cổng chùa đồ sộ, tiếc rằng đang bị đổ nát. Một con đường đất, hai bên có những ngôi nhà nhỏ, dẫn đến ngôi chùa cách khoảng 350 bước chân người lớn.

Người tinh mắt sẽ nhận thấy bên vệ đường hai tấm bia nhỏ bằng xi măng khuất trong bụi cây và hoa lá, trước khi đến cổng chùa. Tấm bia ghi bằng chữ Hán, nhắc nhở người qua đường phải ngả nón, xuống ngựa, biểu thị sự tôn kính đối với thần Phật! Hai tấm bia đó nằm bên phải và bên trái cổng chính vào chùa, tấm thứ nhất cách 100 bước về phía sông Tô Lịch, tấm thứ hai cách 80 bước về phía Viện Quan hệ quốc tế.

Hai con voi đắp bằng vôi vữa nằm phủ phục bên phải và bên trái cổng tam quan, có mái che, yên b́nh chờ đợi nhà vua trở lại cầu nguyện trong chùa (...).

Vườn, gác chuông, tượng...

Tận phía sau chùa, có một mảnh vườn với hai gác chuông thấp. Một treo chuông, một treo khánh. Thỉnh thoảng các nhà tu hành đọc kinh và điểm bằng những tiếng chuông, đánh bằng vồ bằng gỗ.Trong một cái chậu đá giống như chiếc ḥm thế kỷ XII của Pháp (đáng tiếc là ngày nay đă được làm lại bằng xi măng), người ta đốt tiền giấy, đốt những lá sớ viết chữ Nho, để cúng cho những người đă trở về với tổ tiên.

Rồi c̣n có nhà thờ tổ, bên trong có tượng thờ Mẫu (Mẫu thiên, Mẫu địa, Mẫu thủy), với nhiều pho tượng đẹp. Ở đây có rất nhiều bát hương. Sự hiện diện của Mẫu, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được các nhà sư chấp nhận đưa vào chùa để không xâm phạm đến truyền thống tín ngưỡng bản địa.

Cuối cùng có một ngôi nhà cất giữ nhiều gươm giáo và 13 tấm bia khắc chữ Nho. Đấy là những bia ǵ? Những bài văn bia có nói đến sự kiện ǵ quan trọng không? Không ai biết chính xác. Bên ngoài có một hồ nước nhỏ, h́nh tṛn, có tường thấp bao quanh. Mặt hồ nổi lên những bông sen nở rộ.

Phía sau chùa, du khách c̣n phát hiện thêm nhiều loại cây (như tre, chuối, cây hoa đạị..), đấy là khu vườn tháp mộ, với mười ngôi mộ các vị cao tăng, mà tiếc thay nhiều bài minh trên mộ đă bị xoá mờ. Nếu không làm ǵ bây giờ th́ ngày mai ai c̣n biết được những vị cao tăng đó là ai và công tích các vị đó như thế nào.

Ngày hội lễ

Vào những ngày rằm và mồng một, tín đồ và du khách, gồm cả trẻ già, đến chùa rất đông để cầu nguyện, cúng lễ. Bên trong điện thờ, một không khí thích hợp với việc tĩnh tọa, các tín đồ đi từ ban thờ này đến ban thờ khác, cắm những nén hương (bao giờ cũng là số lẻ) lên những bát hương nhỏ. Không có tiếng ồn ào, sự yên tĩnh trang nghiêm luôn được tôn trọng. Những ngày hội lễ, nhất là vào những ngày đầu năm âm lịch, cạnh cổng tam quan người ta bày bán hàng vàng mă, giấy bạc giả đô la Mỹ hay tiền địa phương, để cúng cho tổ tiên đă khuất. Đấy là tục lệ.

Khách tham quan có lẽ sẽ ngạc nhiên, chùa Láng không phải là nơi tu hành của các vị tăng. Chỉ có các ni sư. Tất cả có 5 vị do một sư bà đứng đầu.

Buổi tối, khi thành phố Hà Nội đă yên nghỉ trong không khí nóng bức, từ bên ngoài chùa, người ta nghe thấy tiếng đọc kinh nhịp nhàng, thỉnh thoảng điểm những tiếng mơ tiếng chuông...

Đi thăm chùa Láng đem lại cho ta một niềm mê say. Các phật tử và du khách sẽ ngạc nhiên v́ bố cục hài ḥa và cân đối của tổng thể các dăy nhà, đem lại cho nó một vẻ đẹp kiến trúc vừa rộng lớn nhưng đơn sơ. Sự thanh thản của nơi đây chỉ có thể làm nảy sinh những t́nh cảm tốt lành.

RENÉ LE CLÈRE
Đ.H. lược dịch

Một độc giả ở Hà Nội ông: Ngo Quoc Truong, gửi e-mail yêu cầu đính chánh như sau:

Tôi là cựu sinh viên của Học viện quan hệ quốc tế, ô Rene là thầy giáo dạy tiếng pháp của chúng tôi tại trường từ năm 1998-2000. Chị có thể đính chính lại tiêu đề bên trên là ông đă từng là giáo viên dạy tiếng pháp tại học viện quan hệ quốc tế nhé.

Hà phương Hoài

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18