Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 17 km
về phía đông-bắc, chùa Nành c̣n có tên là chùa Pháp Vân, thuộc xă Ninh Hiệp
(huyện Gia Lâm, Hà Nội).
|
Nét cổ kính của
chùa Nành |
Quy mô của chùa khá lớn, bao gồm: thủy đ́nh, tam quan,
tiền đường, cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà Tổ, điện Mẫu và khu phụ. Phía
trước chùa Nành là hồ nước rộng, thoáng mát. Điều này cũng phù hợp thuyết "phong
thủy". Tương truyền, chùa Nành được xây dựng từ thời Lư. Trải qua nhiều lần
trùng tu, sửa chữa, kiến trúc trong chùa hiện nay chủ yếu chỉ c̣n mang phong
cách kiến trúc thời Nguyễn. Đặc biệt, trong chùa c̣n lưu giữ được nhiều di
vật quư như: bộ tượng Tam Thế Phật tượng Tuyết Sơn, tượng Bát bộ Kim Cang,
tượng thập Điện Minh Vương, tượng Thập bát La hán,... Trong đó, bộ Tam Thế
vừa có giá trị nghệ thuật cao vừa có niên đại sớm, niên đại thế kỷ 16. Trong
chùa Nành c̣n lưu giữ được nhiều bia đá có niên đại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ
20. Đặc biệt, có một chuông đồng được đúc vào năm 1653, khánh đồng đúc năm
1733. Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Nành c̣n có tượng bà Nành - đây là
dấu tích của sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam.
Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà
Nội hiện nay. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng
năm. Tại hội chùa, các tṛ chơi dân gian được tổ chức sôi nổi, như: bơi
thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan. Cây phan là một bó khoảng 60 cây tre
để nguyên cả thân và ngọn. Dân chúng tin rằng, cuộc sống ấm no của cả làng
phụ thuộc nghệ thuật nâng cây phan. V́ vậy, các trai làng thường phải luyện
tập nâng cây phan trước ngày lễ hội. Sau các nghi lễ là các tṛ chơi khác
thể hiện tín ngưỡng, như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền
nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. Hội chùa Nành có thể so sánh với
các lễ hội khác ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, là một trong những lễ hội
c̣n giữ được nét sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Chùa Nành đă được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di
tích kiến trúc nghệ thuật.
VƯƠNG ANH |