|
Chùa Vĩnh Nghiêm
- Chùa Vĩnh Nghiêm (chữ Hán:
永嚴寺)
là một danh lam, hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu
Công Lư), thuộc phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
-
- Lịch sử
-
- Chùa Vĩnh Nghiêm
- Từ miền Bắc, hai Ḥa thượng là
Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật,
và sau đó đă cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết
kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở xă Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng
Giang, tỉnh Bắc Giang; kiến lập từ đời vua Lư Thái Tổ, vốn là trung
tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
-
-
-
- Người vẽ kiểu cho công tŕnh là
kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn
Chuyên và Cổ Văn Hậu…
-
- Chùa được khởi công năm 1964 tại
khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng
40.000 m³ đất từ xa lộ Hà Nội về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng
chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, hoàn toàn do các Phật tử
đóng góp. Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng
mục, gồm ṭa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp
Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xă hội. Về sau, chùa lần lượt
xây thêm các công tŕnh khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng Đồng, Tháp đá
Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v...
-
- Kiến trúc
-
-
- Chùa Vĩnh Nghiêm (chính diện)
-
- Chùa tọa lạc trên một khuôn viên
rộng thoáng, khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc
chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu
xây dựng thời hiện đại. Đây là một trong số công tŕnh tiêu biểu cho
kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20[1]. Tổng thể kiến trúc gồm
các hạng mục chính là Tam quan, ṭa nhà trung tâm và các Bảo tháp.
-
-
- Tam quan
-
- Đây là một công tŕnh khá đồ sộ,
kiến trúc theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Năm 2005,
do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng
Tam quan của chùa đă được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện nay
[2].
-
- Ṭa nhà trung tâm
-
- Ṭa nhà trung tâm là một công tŕnh
kiên cố, rộng lớn, bao gồm một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt
có hai phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần
trong nằm dưới Phật điện, cao 4,20 m. Tầng trệt được chia làm nhà
thờ Tổ (bên trong có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn pḥng,
thư viện (là một trong 3 thư viện của Thành hội Phật giáo Thành phố
Hồ Chí Minh), pḥng tăng, lớp học và pḥng học (v́ chùa là cơ sở của
trường cơ bản Phật học), v.v...
-
- Từ dưới sân có ba cầu thang rộng
gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên bao gồm sân thượng, Phật điện và Tháp
Quán Thế Âm.
-
- Sân thượng rộng khoảng 10 mét. Phía
tay phải có một gác chuông, treo một đại hồng chung (có đường kính
1,8 m; đúc năm 1971) do các Phật tử ḍng Tào Động ở Nhật Bản tặng
trước năm 1975, để cầu nguyện cho Việt Nam sớm ḥa b́nh[1].
-
-
- Phật điện chùa Vĩnh Nghiêm
-
- Phật điện được kiến trúc theo kiểu
chữ công (chữ Hán:
工).
Các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa đỉnh
nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có h́nh đầu phượng. Phật điện
gồm ba phần: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường.
-
- Bái điện dài 35 m, rộng 22 m và cao
15 m. Các cột, rui mè và mái ngói đều được đúc bằng bê tông cốt sắt.
Chính giữa điện là bàn thờ Phật Thích Ca, hai bên có Bồ Tát Văn Thù
(bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Dọc theo tường ở khu vực
này có các tranh La Hán. Những công tŕnh chạm khắc gỗ ở đây có bao
lam tứ linh, bao lam cửu long và đặc biệt là có các phù điêu trên
các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số
nước châu Á. Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có một pho tượng
Kim Cang khá lớn.
-
- Bản Điện (thờ chính Phật A Di Đà
được thờ chính) và Địa Tạng Đường (thờ chính Địa Tạng Bồ Tát) có
kiểu kiến trúc tương tự Bái điện.
-
- Các Bảo tháp
-
- Tháp Quán Thế Âm cao 7 tầng
-
- Tháp Quán Thế Âm nằm bên trái (từ
cổng nh́n vào trong) Phật điện, gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây
cùng lúc với chùa. Tháp h́nh vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Đỉnh tháp có 9
bánh xe ṿng tṛn và những h́nh khối tṛn gọi là Long xa và Quy
châu. Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo
tháp của Phật giáo Việt Nam [1].
- Tháp Xá Lợi Cộng Đồng xây phía sau,
bên trái (từ cổng nh́n vào trong) Phật điện, có 4 tầng, cao 25 m
dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu
khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên trên. Đây là nơi để lọ
đựng tro thi hài người chết mà thân nhân của họ gởi và ǵn giữ ở
chùa.
-
-
- Tháp Vĩnh Nghiêm làm toàn bằng đá
-
- Tháp đá Vĩnh Nghiêm (vừa qua cổng,
tháp ở bên phải) được khánh thành vào tháng 12 năm 2003, cao 14 m,
là tháp thờ cố Đại lăo Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị
cao tăng có công sáng lập chùa. Đây được xem là ngôi tháp đá đầu
tiên ở miền Nam, và cũng là ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam
từ trước đến nay (2013) [3].
-
- Ngoài ra, trong khuôn viên chùa c̣n
có Khu Phương trượng nằm ở phía trong cùng, gồm dăy nhà h́nh chữ L,
ôm bọc một hồ sen dùng cho khách thập phương nghỉ ngơi và tăng xá
cùng một dăy dùng làm thành trai đường.
-
- Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi được nhiều
người trong và ngoài nước, đến viếng và cúng bái.
-
- Sách tham khảo
-
- - Lê Quang Ninh, Stéphane Dovert,
Sài G̣n - Ba thế kỷ phát triển và xây dựng, Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh, 2004.
- - Trường đào tạo nghiệp vụ du lịch
Sài G̣n, Kiến thức phục vụ thuyết minh du lịch, Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh, 1995.
- - Vơ Văn Tường, Những ngôi chùa nổi
tiếng Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, 1994.
-
- Chú thích
-
- 1.^ a ă â Nguồn: Kiến thức phục vụ
thuyết minh du lịch, tr. 53 -54.
- 2.^ Công tŕnh di dời Tam quan do "thần
đèn" Nguyễn Cẩm Lũy phụ trách. Nguồn: Tri thức Việt. [1].
- 3.^ Nguồn: Tri thức Việt, đă dẫn.
Nguồn: Wikipedia
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Ngày đăng: 25/12/2012
Trong tấm bia được dựng vào năm Hoàng Định thứ 7 (năm
1606) hiện c̣n lưu giữ ở chùa, viết rằng: “Chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là
một ngôi chùa mà c̣n là một danh lam xây dựng, một khu cảnh trí thiên
nhiên tươi đẹp của vùng Kinh Bắc. Nơi đây trang nghiêm rực rỡ, non cao
ngàn dặm, trùng trùng điệp điệp vây quanh thành h́nh cái nong, chùa ở
chỗ con sông sóng nước dạt dào mênh mông, quanh co uốn lượn chầu về như
dải lụa đào. Đây là danh lam đứng đầu thiên hạ”.
Tọa lạc trên quả đồi thấp, bao quanh là những ngọn
núi non, sông nước, chùa Vĩnh Nghiêm cổ kính và tĩnh lặng thu hút vào
tầm mắt của du khách thập phương là một phong cảnh hữu t́nh. Chùa nh́n
ra ngă ba sông, phía Lục Đầu Giang – Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lư cửa ngơ ra
vào núi Yên Tử. Bao quanh chùa là núi non trong đó có núi Cô Tiên. Bên
kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.
Được xây dựng từ thời Lư, đến thời Trần, Chùa Vĩnh
Nghiêm mang một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo khi trở
thành nơi tu hành của các bậc cao tăng. Mà đỉnh cao nhất là 3 vị Tam tổ
của thiền phái Trúc Lâm là Thượng Hoàng Điều Ngự Trần Nhân tông, Pháp
Loa và Huyền Quang đều thụ giới ở chùa Vĩnh Nghiêm, lấy nơi này làm
trung tâm phật giáo thời Trần để đào tạo tăng đồ và xếp đặt tăng chức,
chỉ đạo các chùa trong cả nước.
V́ vai tṛ đặc biệt mà chùa Vĩnh Nghiêm được xây
dựng với quy mô rất lớn. Diện tích cả khu chùa rộng khoảng 10.000 m2, mở
đầu là cổng Tam quan, đi vào hơn 100m là chùa Hộ (hay c̣n gọi là Tiền
Đường). Đường vào chùa Hộ, xưa được trồng thông để chùa thành trốn tùng
lâm hữu t́nh, hiện tại vẫn c̣n một vài cây đứng trên sân chùa như những
chứng tích của thời gian. Ngay trên sân chùa là một tấm bia to 6 mặt đó
là tấm bia năm Hoằng Định. Đây là dấu vết lâu đời nhất của chùa hiện c̣n.
Đối diện với tấm bia cổ là vườn tháp mộ của 8 vị sư, đều được xây dựng
măi sau này.
Từ chùa Hộ trở vào, các khối kiến trúc nối tiếp
nhau xây trên trục chính theo một hướng đông nam và được phân cách bằng
một khoảng sân hẹp. Trong chùa có 4 khối: Chùa Phật (các nhà Tiền đường
tức chùa Hộ, Thiêu hương và Thượng điện) h́nh chữ “công” nhà tổ đệ nhất
cũng h́nh chữ “công” – gác chuông hai tầng tám mái – nhà Tổ đệ nhị và
nhà Trai Đường kiểu chuôi vồ. Hai bên c̣n có các dăy nhà Tả vu và Hữu
vu, mỗi dăy gồm 18 gian rộng răi là nơi hàng năm các sư về an cư kết hạ.
Cả 4 khối kiến trúc trên đều theo kết cấu khung gỗ
cổ truyền, nhưng từ khối nhà Tổ đệ nhất trở về sau th́ có thêm một số
cột gạch và tường gạch hỗ trợ chịu lực. Ngay các thành phần kiến trúc
gỗ, trừ bốn cột chính nhà Thượng Điện to lớn lực lưỡng bóng lộn là dấu
vết thời gian của thời Lê, c̣n lại những cột kèo thanh thoát thời
Nguyễn. Kiến trúc chùa thể hiện tŕnh độ thẩm mỹ tuyệt vời của người xưa
với toàn bộ cảnh chùa có độ cao thấp, sự giăn cách khác nhau, tạo ra một
nhịp điệu phong phú. Song nói chung nó tuyệt đối không vươn cao đột ngột
mà có xu hướng dàn trải, kéo dài theo chiều sâu, để luôn gây bất ngờ cho
du khách.
Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, ṭa nhà có niên đại
muộn nhất ở chùa là hai dăy nhà Tả vu và Hữu vu th́ cũng thuộc triều
Nguyễn. C̣n lại hầu hết vẫn được nguyên kiến trúc và vật liệu thời Lư,
Trần. Ngay sân chùa, cây hoa Nhập nhân thơm một cách lạ lùng cũng có
tuổi thọ tới 500 năm.
Một giá trị khác của chùa Vĩnh Nghiêm là bộ ván
khắc kinh vẫn được gọi là Mộc thư cũng có niên đại tới 700 năm. Những
bản ván in kinh tinh xảo là hiện vật chứng minh chùa Vĩnh Nghiêm từng
thống lĩnh 72 chốn tùng lâm.
Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh: “Kho mộc thư vẫn c̣n
lưu giữ 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản 2 mặt, mỗi mặt 2
trang sách âm bản chứa khoảng 2000 chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó có những
bản khắc đặc biệt quư như Khóa Hư Lục, Kinh Hoa Nghiêm…”.
"Mộc thư khố" được lưu giữ tại 8 kệ sách trong điện
chính của chùa. Đây là kho sách bằng gỗ có tổng số hơn 3.000 bản, trong
đó hầu hết là kinh, sách thuốc, luật giới nhà Phật. Số c̣n lại là trước
tác của Tam thế tổ và một số vị cao tăng ḍng thiền Trúc Lâm Yên Tử (thơ,
phú, nhật kư...) được khắc bản cách đây trên dưới 200 năm.
Theo ḍng lạc khoản khắc ở bài tựa và ḍng lạc
khoản cuối các cuốn kinh th́ kho mộc thư chùa Vĩnh Nghiêm phần nhiều
được khắc in dưới triều các vua Tự Đức, Thành Thái nhà Nguyễn (nửa sau
thế kỷ XIX), một số ít được khắc dưới triều vua Cảnh Hưng, nhà Lê (nửa
cuối thế kỷ XVIII ). Căn cứ vào bản "Tâm thượng ngư vĩ" của mộc bản thấy
rằng: kho mộc bản có hơn ba chục đầu kinh, sách các loại, trong đó quá
nửa là mộc bản khắc bộ Hoa Nghiêm kinh, c̣n lại là Di Đà kinh, Quan Thế
âm kinh, T́ Kheo ni giới kinh, Khai thánh chân kinh... và các sách, luật
nhà Phật.
Các mộc bản này đều bằng chất liệu gỗ cây thị, có
nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo từng kinh sách. Bộ "Yên Tử nhật tŕnh"
có niên đại cuối thế kỷ XVI, là bộ ván in cổ nhất của kho mộc thư chùa
Vĩnh Nghiêm, có kích thước 1,8x0,3 m là bộ lớn nhất, trong khi bộ "Dấu
chấn" kích thước 0,25x0,17m là cuốn nhỏ nhất.
Từ những ván khắc đó, người xưa phủ mực in lên trên
rồi in và đóng sách theo khuôn mẫu với đủ "biên lan", "bản tâm", "ngư vĩ",
"thiên đầu, địa cước". "Biên lan" có khung viền lề trang sách là một
đường chỉ to và một đường chỉ nhỏ. "Bản tâm" cho biết tên sách, thứ tự
trang sách. Thượng hạ Bản tâm có "Ngư vĩ" (đuôi cá) theo kiểu song "Ngư
vĩ". Tả hữu, thượng hạ "Biên lan" có "Thiên đầu - Địa cước". "Biên lan"
có khung viền 4 lề trang sách, gồm 1 đường chỉ to và 1 đường chỉ nhỏ (người
xưa gọi là Văn vũ Biên lan). Tả hữu, thượng hạ "Biên lan" có "Thiên đầu
- Địa cước" rộng chừng 2,5 cm. Nhiều trang được các nghệ nhân xưa khắc
đan xen thêm những bức minh hoạ, đường nét tài hoa tinh tế, nét chữ bay
bổng, siêu thoát, bố cục chặt chẽ hài hoà, xứng đáng là tác phẩm đồ hoạ
trứ danh của mọi thời đại.
Để bảo vệ kho mộc thư độc đáo này, chùa Vĩnh Nghiêm
và Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bắc Giang đang phối hợp để in kho sách
ra giấy gió, đánh số bản mộc và dịch nghĩa.
Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, giờ
đây kho "Mộc thư khố" này được coi như là bảo vật quốc gia. Đặc biệt,
trong phiên họp chiều 16/5/2012 tại Bangkok (Thái Lan) Mộc bản chùa Vĩnh
Nghiêm đă chính thức được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới, Khu vực
châu Á – Thái B́nh Dương.
Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đă được đồng bào trong tỉnh
cũng như cả nước và nhiều khách quốc tế biết đến không chỉ đơn thuần là
một điểm du lịch, bởi vẻ đẹp của kiến trúc và phong cảnh hữu t́nh hiếm
thấy mà c̣n bởi bản sắc đặc biệt của văn hóa Phật giáo Việt Nam nơi đây…
Ai qua Yên Tử - Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành.
Nguồn: Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Post ngày:
12/08/18
|