Đền Bà Tấm
Ỷ Lan tên thật
là Lê Thị Yến, chính quê ở làng Thổ Lỗi, sau đổi là Siêu Loai, huyện
Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xă Dương Xá huyện Gia Lâm). V́ mẹ
mất lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên Ỷ Lan sống khổ như cô Tấm trong
truyện cổ tích. Có lẽ v́ vậy mà dân gian thường gọi đền thờ bà ở xă
Dương Xá là đền Bà Tấm. Ngay cả ngôi chùa ở kề bên do bà cho xây dựng
năm 1115, tên chữ Linh nhân phúc tự cũng được gọi là chùa Bà Tấm.
Bà Tấm là người phụ nữ
nổi danh trong lịch sử. Chuyện kể rằng, vua Lư Thánh Tông (1054 - 1072)
trong một lần về chùa Dâu cầu tự, t́nh cờ gặp cô gái hái dâu ở làng Thổ
Lỗi. Thấy cô xinh đẹp lại có tài đối đáp, vua bèn đưa về cung và phong
là Nguyên phi. Vua lại cho xây một cung riêng cho bà và đặt tên là cung
Ỷ Lan để ghi nhớ h́nh ảnh cô gái dựa gốc lan trong buổi đầu gặp gỡ. Cung
Ỷ Lan nay là đ́nh Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.
Ở nơi cung cấm, Ỷ Lan
chịu khó đèn sách nên chỉ một thời gian ngắn đă hiểu biết sâu sắc về mọi
mặt. Năm 1069, vua Lư Thánh Tông cùng đại quân chinh Nam, trao quyền
nhiếp chính cho bà. Nhờ định kế sách đúng đắn, quyết đoán và táo bạo nên
loạn lạc được dẹp yên, dân đói được cứu sống. Năm 1072, vua Lư Thánh
tông qua đời, Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu giữ quyền nhiếp chính, từ
đó đất nước Đại Việt bước vào giai đoạn cường thịnh. Năm 1077, nhà Tống
đem quân sang xâm lược nước ta, Ỷ Lan (có sự trợ giúp của Thái úy Lư
Thường Kiệt) đă huy động sức dân đánh bại kẻ thù. Bà Ỷ Lan đem lại nhiều
ơn đức cho dân, được nhân dân tôn là Quan Âm nữ. Ngay cả khi bà c̣n sống,
nhiều nơi đă lập ban thờ bà.
Đền thờ bà ở quê hương
xây dựng vào cuối thế kỷ XI, kiến trúc theo lối cung đ́nh có 72 cửa.
Trong đền c̣n nhiều di vật quư. Nổi bật là hai sư tử tạo bằng đá liền
khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm
mại. Sư tử ở đền Ỷ Lan đang vờn ḥn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương
khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, đồng thời cũng thể hiện uy quyền
của vương triều. Trong đền c̣n có một thành bậc bằng đá chạm nổi rồng và
lân đang chạy xuống. Thành đá dài 1,3m cao 0,8m.
Hậu cung đền có tượng
Ỷ Lan được tạo tác rất đẹp, tạc khi bà là Nguyên phi cùng 6 vị cung nữ
trong triều. Gian ngoài có đặt ngai thờ và một số đồ tế khí. Trên ngai
có bài vị ghi: Lư triều đệ tam Hoàng thái hậu.
Hiện nay, cả nước ta
có 72 nơi lập đền thờ bà. Nhưng đền thờ ở Dương Xá có quy mô lớn, thực
sự là công tŕnh độc đáo của dân tộc.
Hằng năm vào ngày 19,
20, 21 tháng 2 âm lịch nhân dân 9 xă của tổng Dương Quang (từ Phú Thị
đến huyện Văn Lâm - Hưng Yên) và những làng cấy ruộng hậu của đền đều lo
tổ chức hội. Chính hội là ngày 19 tháng 2, tương truyền là ngày sinh của
bà.
Theo khảo sát của TS Lê Hồng Lư, mỗi năm hội đều có phường hát ở các nơi
đến đăng cai hát giữ cửa đền suốt từ 19 tháng 2 đến hết hội. Thường là
các phường đến xin, địa phương tín nhiệm phường nào th́ cho phép tới hát,
đến khi ră đám mới thanh toán tiền cho họ. Hội c̣n có tṛ đấu cờ người,
tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà.
HNM
LINH NHÂN THÁI HẬU :
SỰ QUAY VỀ MUỘN MÀNG?
Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan
Câu chuyện người con gái hái dâu tên Lê Thị Yến1
làng Thổ Lôi tỉnh Bắc Ninh (sau này được nhà vua đổi tên là Siêu Loại)
trở thành Ỷ Lan nguyên phi, vợ yêu cuả vua Lư Thánh Tông đă trở thành
huyền thoại. Với dân gian Ỷ Lan là nguyên mẫu cuả cô Tấm thảo hiền trong
truyện cổ tích Tấm Cám. Bắc Ninh vốn là nơi chuyên về nghề nuôi tằm dệt
vải, là quê hương cuả những làn quan họ diễm t́nh và cũng là nơi sản
sinh nhiều mỹ nữ trong đó không ít đă trở thành những vương phi sũng ái
cuả các bậc vua chúa.
Nàng Tấm cuả chúng ta chắc hẳn phải xinh đẹp, thông
minh và giàu ước mơ tham vọng. Sử kể rằng vua Thánh Tông đời Lư đă 40
tuổi chưa có con trai, vua bèn đến chùa cầu tự. Ngự giá đi đến đâu, dân
làng đều dàn hầu hai bên đường để chiêm vọng. Lúc qua làng Thổ Lôi có
người con gái hái dâu thấy xe vua đi, cứ đứng tựa gốc lan chứ không ra
xem. Vua lấy làm lạ truyền gọi vào cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân (phu
nhân tựa cây lan), sau sinh ra thái tử Càn Đức, Ỷ Lan được phong làm
nguyên phi (đứng đầu các phi)2.
Sở dĩ nàng có hành động khác thường v́ nàng thừa
thông minh để hiểu rằng nhà vua đang trông chờ phép lạ mà các hoàng hậu3
và phi tần chốn hoàng cung đă không đáp ứng được, đó là sinh cho nhà vua
một hoàng tử; một cô gái xinh đẹp và tràn đầy sức sống như nàng sao lại
không ước mơ và tự tin rằng đây là duyên trời dành riêng cho ḿnh. Có lẽ
trái tim vị vua 40 tuổi đă rung động trước nhan sắc hồn nhiên tươi thắm
cuả người con gái hái dâu nên không những không bắt tội khi quân mà lại
cho là điềm lạ và lập tức đưa nàng về cung. Như một giấc mơ, chỉ trong
phút chốc từ chốn dân dă nàng bước vào cung điện lầu son gác tiá, từ địa
vị phu nhân, ba năm sau, khi sinh Càn Đức (tháng giêng Bính Ngọ-1066)4
trở thành nguyên phi.
Ỷ Lan không chỉ có công sinh ra Càn Đức để nối dơi
ngôi vua mà c̣n có tài trị nước. Theo Toàn Thư vào năm Kỷ Dậu (1069) vua
đi đánh Chiêm Thành măi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe
tin nguyên phi giúp việc nôi trị vững vàng, ḷng dân ca ngợi, vua nói:
nguyên phi là đàn bà c̣n làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được
việc ǵ sao? Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.
Nhưng tột đỉnh hạnh phúc ấy chỉ được 9 năm ngắn ngủi,
tháng giêng Nhâm Tư (1072) vua Thánh Tông băng, thái tử Càn Đức 7 tuổi
nối ngôi tức Lư Nhân Tông. Có lẽ nhà vua mất quá nhanh nên không kịp lập
di chiếu trao quyền phụ chính cho ai, Lư Đạo Thành lúc đó giữ chức thái
sư, hẳn nhiên chức phụ chính thuộc về ông và ông đă ủng hộ Dương hậu làm
nhiếp chính5. Sử chép Nhân Tông tôn mẹ ruột làm hoàng thái
phi và mẹ đích là Thượng Dương thái hậu buông rèm nhiếp chính.
Cuộc sống hậu cung chứa đầy những cơn sóng ngầm cuả
ghen ghét và toan tính độc ác. Ỷ Lan được nhà vua sũng ái tất có lắm kẻ
thù. Dương Hậu là một đối thủ đáng gờm nay được quyền nhiếp chính, c̣n
bà là mẹ đẻ lại bị tước quyền, bị đẩy vào t́nh thế bất an, thử hỏi làm
sao không bất b́nh lo sợ. Thái hậu c̣n trẻ, nếu cho rằng khi gặp vua
Thánh Tông chừng 17-18 th́ lúc này bà khoảng 26-27, số tuổi chưa đủ để
bà có một suy nghĩ và hành động chín chắn, nên đă khóc với vua Nhân Tông
“mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quư người khác được
hưởng, thế th́ sẽ để mẹ già vào đâu?”.Vua bèn sai đem giam
Dương thái hậu và 72 người thị nữ vào cung Thượng Dương rồi buộc phải
chết chôn theo Thánh Tông. Hoàng thái phi được tôn làm Linh Nhân thái
hậu, cầm quyền nhiếp chính (Quư Sửu – 1073)6. Trong vụ đảo
chính này có lẽ Ỷ Lan đă dựa vào Lư Thường Kiệt (là thái uư nắm giữ binh
quyền), Lư Đạo Thành do can ngăn đă bị giáng chức đổi ra coi châu Nghệ
An7. (Phải chăng tác giả truyện Tấm Cám đă mô phỏng hành động
bức tử Thượng Dương thái hậu cuả Ỷ Lan mà hư cấu nên t́nh tiết nàng Tấm
phỉnh gạt Cám để giết Cám?)
Linh Nhân thái hậu đă phạm một tội ác tày trời, đó là
bức tử 73 sinh mạng nhằm củng cố quyền lực cuả ḿnh, tội ác này đă làm
mai một tiếng thơm cuả bà từ trước mà phải đợi đến 12 năm sau, qua sử
sách ta mới thấy những chứng cứ rằng bà đă thành tâm sám hối tội lỗi cuả
ḿnh:
-Năm Ất Sửu (1085) bấy giờ thiên hạ vô sự, thái hậu
đi khắp nơi, ư muốn dựng chùa xây tháp (Toàn Thư ghi nhầm là hoàng hậu).
-Tháng 8 năm Đinh Sửu (1097) thái hậu làm nhiều chùa
tháp (Toàn Thư).
-Tháng 2 năm Quư Mùi (1103) thái hậu xuất tiền trong
kho để chuộc lại con gái nhà nghèo bị cầm thế đem về gả cho những người
goá vợ (Toàn Thư, Đại Việt sử lược).
-Năm Ất Mùi (1115) thái hậu dựng chùa thờ Phật, trước
sau hơn 100 chùa (Toàn Thư, Cương Mục). Theo Đại Việt sử lược tháng 3
năm này chùa Sùng Phước ở làng Siêu Loại (quê thái hậu) hoàn thành.
Đại Việt sử lược ghi “Để sám hối việc đă lỡ lầm đó,
Linh Nhân hoàng thái hậu lập nhiều chùa chiền thờ Phật và việc chuộc bần
gia nữ”. Việt Sử Tiêu Án th́ đánh giá việc sám hối làm phúc ấy là
quá muộn. (trang 53 - bản điện tử)
Thời Lư đạo Phật có ảnh hưởng lớn trong xă hội, các
vua Lư đều rất sùng đạo, vua Lư Thánh Tông là bậc tu hành thuộc thế hệ
thứ nhất cuả phái Thảo Đường8. Tất nhiên Ỷ Lan cũng mộ Phật
thương người, nhưng do tham sân hận mà đă gây nên tội ác. Khi tham vọng
và sự trả thù đă được thoả măn th́ Phật tánh trong bà xuất hiện làm cho
bà không thể có những giấc ngủ yên lành. Cứ cho Thượng Dương thái hậu là
người đáng bị trừng phạt nhưng cớ sao lại bắt 72 cung nữ vô tội phải
chết oan? Bà là người hiểu rơ luật nhân quả, sự báo ân trả oán trong
kinh Phật nên lại càng muốn chuộc lỗi. Tuy nhiên v́ thời gian thái hậu
buông rèm nhiếp chính kéo dài đến 12 năm , cũng là thời gian Đại Việt
phải giải quyết những cuộc chiến tranh với nhà Tống ở phương bắc
(1075-1077) và Chiêm Thành ở phương nam nên bà chưa thể có những công
tŕnh to tát để chứng minh sự thành tâm sám hối dù có thể thái hậu đă
từng lập đàn giải oan cho các vong hồn bị bà bức hại.
Hẳn do nhân lành tiền kiếp, trong sự quay về này Linh
Nhân thái hậu đă được nhiều vị thiền sư danh tiếng đời Lư Nhân Tông -
thường được nhà vua và thái hậu vời vào cung để giảng kinh hay đàm đạo -
trợ duyên như Giác Hải, Không Lộ, Chân Không, Măn Giác, Thông Biện…mà
gần gủi và có ảnh hưởng lớn đối với bà là Đại sư Măn Giác và Quốc sư
Thông Biện.
Đại sư Măn Giác (1052-1096) tên Trường, con cuả viên
ngoại lang Lư Hoài Tố (trước họ Nguyễn, được vua đổi sang họ Lư), năm 20
tuổi (1071) được chọn vào cung hầu thái tử, học rộng hiểu nhiều, thích
chú tâm vào thiền học , rất được thái hậu yêu mến. Trong khoảng Anh Vũ
Chiêu Thắng (1076-1084) Sư dâng biểu xin xuất gia (có thể ư chí xuất gia
càng mănh liệt khi chứng kiến sự bức tử - NV) và khi đạt đạo đă được vua
và thái hậu lúc mới lưu tâm đến thiền học mời về ở chùa gần cung Cảnh
Hưng để tiện việc hỏi han. Măn Giác là người được vô sư trí (trí tuệ
không do thầy dạy) nên rất được vua và thái hậu trân trọng gọi là Trưởng
lăo9. Sư là người đầu tiên dẫn dắt con đường tu hành cho thái
hậu và hướng dẫn cách giải oan các vong hồn. Đại sư Măn Giác đă từng
tháp tùng cuộc tuần du cuả thái hậu năm Ất Sửu (1085), ư cuả thái hậu
muốn để Sư chọn những vị trí thích hợp cho viêc xây chùa dựng tháp10.
Sau Đại sư Măn Giác th́ Quốc sư Thông Biện (?-1134)
là người được thái hậu thường xuyên đến trai tăng để hỏi han về Phật học.
Sư họ Ngô, hiệu là Trí Không. Do kính phục sự uyên bác về Phật pháp,
thái hậu đă phong Sư làm Tăng lục, ban cà sa tiá và hiệu Thông Biện đại
sư. Về sau thái hậu triệu Sư vào cung, phong làm Quốc sư, hỏi han yếu
chỉ cuả thiền11. Sự thông tuệ và đức độ cuả Quốc sư đă làm
thái hậu thấm nhuần lẽ vi diệu cuả giáo lư Đức Phật.
Những hành động từ bi cuả thái hậu tuy một phần là
muốn chuộc tội và cầu phúc cho con12, nhưng cái chính là nhờ
ảnh hưởng cuả đạo Phật. Bà đă hiểu rơ nguồn gốc mọi tội lỗi là từ vô
minh, đời người vô thường, vinh hoa phú quư chỉ phù vân, cái tâm an lạc
mới đáng quư. Thái hậu từng có bài kệ Ngộ đạo “Sắc là không, không là
sắc, sắc không đều không bận, mới hiểu được chân không”13.
Như vậy, từ khi vua Thái Tông chính thức trị v́, Linh
Nhân thái hậu đă giốc tâm vào việc tu học. Bà đă góp công đức để Phật
giáo phát triển cũng như làm nhiều việc thiện để sám hối những lầm lỡ
trước đây cuả ḿnh. Dưới ảnh hưởng cuả thái hậu, Lư Nhân Tông cũng là vị
vua sùng đạo, nhân từ, thương dân. Những năm thiên tai, mất mùa đói kém,
nhà vua thường tha tội nhân, giảm tô thuế…Trong suốt thời gian nhiếp
chính cuả Linh Nhân thái hậu và trị v́ cuả Lư Nhân Tông, ngoài chiến
công thắng Tống oanh liệt, đất nước ta thanh b́nh, dân cư no ấm.
Thái hậu Linh Nhân đă ra đi thanh thản vào mùa thu
tháng 7 năm Đinh Dậu (1117) khi mà trước đó vào mùa xuân năm này bà vẫn
c̣n minh mẫn và với tấm ḷng thương dân vô hạn đă nhắc nhở vua Nhân Tông
định rơ lệnh cấm giết trộm trâu để nông dân được yên ổn cày cấy làm ăn14.
Sám văn Từ Bi Thuỷ Sám Pháp có dạy:
“Hà nhân vô tội
Hà giả vô khiên
Phàm phu ngu hạnh
Vô phi thị tội”
Tạm hiểu là:
“Ai mà không phạm tội
Ai mà chẳng lỗi lầm
Kẻ phàm phu hành động ngu si
Cho nên ai cũng phạm tội”.
Là một chúng sinh, Linh Nhân thái hậu cũng không
tránh khỏi lỗi lầm. Thế nhưng “ Vô biên thắng phước giai hồi hướng” (kinh
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện), sự quay về Bến Giác với tâm vô ngă cuả Linh
Nhân thái hậu không phải quá muộn màng, ngược lại đă khiến chúng ta
phải suy gẫm và ngưỡng mộ.
____________________________________________________________
1 Theo dân gian
2 Theo” Ngự chế Việt sử tổng vịnh” cuả Dực
Tông Anh hoàng đế. (Việt sử tiêu án th́ chép” Nhà vua đi du quan đến
làng Thượng Lôi (làng Sủi, xă Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội) thấy một
người con gái hái dâu đứng nấp vào đám cỏ tranh…Theo Toàn thư và Cương
mục th́ người con gái hái dâu nép vào đám cỏ lan)
3 Theo Đaị Việt sử lược vua Lư Thánh Tông
lập 8 hoàng hậu.
4 Theo Toàn Thư ngoài Càn Đức, Ỷ Lan c̣n
sinh thêm hoàng tử Minh Nhân vương (không rơ tên) vào tháng 2 Mậu Thân
(1068).
5 Theo Hoàng Xuân Hăn - Lư Thường Kiệt -
Lịch sử ngoại giao triều Lư trang 84
6 Toàn Thư ghi nhầm 76 thị nữ
7 Hoàng Xuân Hăn – Sđd. Về sau Lư Đạo
Thành được phục chức ở bên cạnh thái hậu để giúp đỡ
8 Thiền uyển tập anh trang 153 - bản điện
tử -Lê Mạnh Thát dịch
9 Thiền uyển tập anh - phần Đại sư Măn
Giác trang 51-52 (bản điện tử)
10 Hoàng Xuân Hăn – Sđd trang 466-467
11 Thiền uyển tập anh - phần Quốc sư Thông
Biện trang 48-49-50-51 (bản điện tử)
12 Vua Lư Nhân Tông không có con trai, về
sau lập con cuả Sùng Hiền hầu là Dương Hoán làm thái tử
13 Thiền uyển tập anh trang 51 - bản điện
tử
14 Toàn Thư ghi tháng 2 (trang 117 - bản
điện tử), Cương Mục ghi tháng 3 (trang 150 - bản điện tử)
|