Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Đền Cờn

Đền Cờn tọa tại làng Phương Cần thuộc xă Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu. Đền nằm sát cửa biển Lạch Cờn, giữa một h́nh thế non nước hữu t́nh. Đền có đền chính (đền trong) và đền phụ (ngoài cửa biển). Hiện nay đền ngoài đă bị hư hỏng do bom đạn và thời gian.

Đền Cờn là một trong bốn đền thiêng liêng nhất ở Nghệ An: “Nhất Cờn, nh́ Quả, Bạch Mă, Chiêu Trưng”. Từ xưa thần phả đền Cờn đă ghi rơ: “Quốc gia Nam hải đại cần thánh nương tứ vị thượng đẳng lối linh tôn thần”. Đền có kiến trúc cổ: có nghinh môn, trung điện, hạ điện, hậu cung, toà ca vũ. Sau đền có hai đồi nhỏ nhô cao, giăng dài ra hai bên như cánh phượng. Tại hai đồi có hai giếng nước, có truyền thuyết ghi là mắt phượng. Bên kia ḍng Mai Giang phía trước đền là núi Voi, núi Xước và sau lưng là biển.
T
ương truyền, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần. Đền thờ đức Thánh Mẫu, tứ vị thánh Nương (Nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy, đă nhiều lần giúp đỡ cho quân đội nhà Trần, nhà Lê vượt biển b́nh an. Năm 1312, ngôi đền được vua Trần Anh Tông cho xây dựng lại và ban sắc chỉ hàng năm tổ chức quốc tế. Dưới triều nhà Lê, rồi nhà Nguyễn, ngôi đền được nhiều lần trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới nên kiểu dáng kiến trúc, cách bài trí đồ tế khí, chạm hoa văn rồng, phượng... mang phong cách văn hoá cuối Lê đầu Nguyễn, mặc dù đền được xây dựng từ thời nhà Trần. Năm 1966, đền Cờn bị bom Mỹ đánh phá, làm hư hỏng 3 cung thờ chính cùng nhiều đồ tế khí có giá trị. Hiện nay c̣n lại ninh môn và toà ca vũ. Trong đền c̣n lưu giữ nhiều pho tượng cũ, đồ tế khí có giá trị lịch sử văn hoá, tín ngưỡng. Đền Cờn đă được Bộ văn hoá - thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1993.
Đ
ền Cờn với những mẩu chuyện huyền thoại linh thiêng được lưu truyền trong nhân dân và lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, đang ngày càng thu hút du khách thập phương về đây tham quan, nghiên cứu và sinh hoạt tín ngưỡng.

 

Lễ hội đền Cờn

 

Một trong 4 di tích nổi tiếng của xứ Nghệ (đền Cờn - Quả - Bạch Mă - Đền Cuông).

Địa điểm: xă Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu.

 

Lễ hội đền Cờn là một lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An. Trước đây, lễ hội mở từ ngày 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm. Nay được tổ chức trong ba ngày 19-20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm.

 

Lễ rước kiệu tại đền Cờn

 

Phần Lễ:

- Chiều 19 tháng giêng âm lịch lễ Yết Cáo

- Đêm 19 tháng giêng âm lịch lễ Yên Vị
- Sáng 20 tháng giêng âm lịch:
- Rước kiệu từ đền trong ra đền ngoài và rước kiệu từ đền ngoài vào đền trong (hai đường thuỷ - bộ)

- Đại lễ tại đền trong

- Chiều 21 tháng giêng âm lịch lễ tạ.

Phần Hội:
Diễn ra từ sáng 19 tháng giêng đến tối ngày 21 tháng giêng âm lịch.

- Các tṛ chơi dân gian: cờ thẻ, cờ người, chọi gà.

- Thể thao: đua thuyền truyền thống, bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn.

- Văn hoá, văn nghệ: biểu diễn văn nghệ, hát chầu văn, trích đoạn tuồng chèo.

LTS: Lễ Hội Đền Cờn là lễ hội của 4 vị thần linh có gốc từ đời Tống bên Tàu.

Đền Cờn ở làng Hương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xă Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (xă Quỳnh Phương - huyện Quỳnh Lưu).

Đền Cờn được xếp đầu bảng trong 4 danh thắng tâm linh của xứ Nghệ “Nhất Cờn, nh́ Quả, Bạch Mă, Chiêu Trưng”.

Đền Cờn trong thờ Tứ vị thánh nương - quốc gia Nam Hải đại càn thánh nương. Các thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Đây là những nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân chúng làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy.

Sự tích ngôi đền này theo truyền thuyết được lưu giữ trong bản thần tích và trong lời kể của người dân ở đền Cờn: Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu - trung thần nhà Nam Tống - đem Vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn, quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết ch́m ở biển Đông. Thi thể 3 mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn. Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối, nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quư tộc, đặc biệt tỏa ra một mùi thơm như lan, như quế lấy làm kỳ lạ. Dân làng chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần khi xuất hành ra khơi đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm.

Theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần, lúc đầu làm bằng tranh tre nứa lá nhỏ bé.
Từ năm 1312, Trần Anh Tông sắc phong lập đền Cần Hải, tên Nôm ngày xưa là Càn, đến đời Lê - Trịnh, v́ phạm húy, đổi là Cờn. Từ đó gọi tên cửa sông là cửa Cờn.
Đến thời vua Lê Thánh tông, 1472, đền tiếp tục được xây dựng thêm 2 ṭa khiến di tích trở nên uy nghi soi bóng bên bờ Mai Giang.

Đền Cờn được xây dựng trên khu đất cao, rộng, áp sát bờ sông. Xa xa có núi từ 4 phía chầu về, phía sau có biển rộng, xung quanh có bóng dừa xanh. Trên địa thế phong thủy hữu t́nh, công tŕnh được trải rộng theo phong cách cung đ́nh. Trên nền cao, ṭa nghi môn sừng sững ở vị trí mặt tiền, đây là một công tŕnh kiến trúc cổ dài làm kiểu mái cong theo phong cách dân gian, kiểu chuông diêm 2 tầng. Phía trong ṭa nghi môn là công tŕnh tiền đường được làm làm từ năm 1663 và sửa lại dưới thời Lê.

Các mảng chạm từ đơn sơ đến phức tạp trên cấu kiện hoặc đề tài “tứ linh” cũng như hoa lá cách điệu thuộc văn hóa thế kỷ 18 đều rất độc đáo về đường nét, phong phú ở loại h́nh. Nhiều đồ tế khí và tượng pháp trong đền đều có giá trị nghệ thuật cao. Hiện nay, tại đền c̣n lưu giữ nhiều bức đại tự ca ngợi về sự anh linh của đền như “Càn khôn hợp đức”, có nghĩa là Đức lớn hợp lại; “Vạn cổ anh phong, có nghĩa là Anh linh oai phong muôn đời.
Ở Đền Cờn c̣n có quả chuông đồng cao 1,20m, nặng tới 300kg đúc từ thời Lê Cảnh Hưng. Văn tự trên chuông rất phong phú, ghi chép những tấm ḷng từ thiện trong việc đúc chuông của nhân dân trong vùng và du khách thập phương.

Công tŕnh này được gọi nhà ca vũ v́ nơi đây thường tổ chức ca hát, bái vọng mỗi khi có đại lễ.
Lễ hội của đền diễn ra từ ngày 19 - 21 tháng giêng hằng năm với nhiều tṛ chơi dân gian độc đáo được tổ chức như: Kéo co, bịt mắt đập niêu, cờ người, đua thuyền...

Theo thư tịch cổ th́ sang thời Lê, dân làng Phương Cần dựng thêm một ngôi đền nữa gọi là đền Cờn ngoài, cách đền Cờn trong khoảng 1km. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Các vị thần này trước phối thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo nam nữ bất đồng cung nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng.
Đền được được tôn tạo quy mô với 3 ṭa trên ngọn núi Thằn Lằn, ngay sát cửa biển, phong cảnh vừa cổ kính, phóng khoáng và thơ mộng.

 

Các thành phố lân cận: Hải Pḥng, Thị xã Đông Triều, Thành phố Cẩm Phả

Toạ độ:   19°13'52"N   105°44'15"E

LTS: Theo một bản văn của "Đại Kỷ Nguyên" đăng trên Facebook th́ truyện tíc như sau: Một Niệm Dâm Dục - Hại Chết Bốn Mạng Người

Ngày xưa, có một ông vua tên là Đế Bính. Vua lên ngôi giữa lúc nước nhà có giặc xâm lăng bờ cơi. Thế giặc như nước, đi đến đâu cũng như vào chỗ không người, chẳng bao lâu chúng đă chiếm lấy kinh thành và ruổi về phương Nam. Trong cơn nguy cấp, một trung thần đưa vua và hoàng hậu lên thuyền chạy trốn ra biển khơi. Không ngờ, đoàn thuyền đi được ba ngày th́ một trận băo nổi lên đánh đắm tất cả. Những người trên thuyền đều không tránh khỏi tai nạn, trong đó có Đế Bính. Chỉ c̣n hoàng hậu và hai cô công chúa bấu vào được một mảnh ván, phó mặc cho sóng giạt nước trôi.

Hồi ấy, ở vùng cửa Cờn xứ Nghệ có một ngôi chùa cổ dựng trên một ḥn đảo. Vị sư trụ tŕ ở đây là người quyết chí tu hành, ông t́m đến ḥn đảo hẻo lánh này để rũ sạch bụi trần, bạn cùng kinh kệ. Hôm ấy trời về chiều, nhà sư đang đi tản bộ quanh chùa, miệng lẩm nhẩm đọc kinh, tay lần tràng hạt. Thốt nhiên khi nh́n ra ngoài khơi, ông trông thấy thấp thoáng có một vật ǵ bập bềnh trên mặt sóng, bèn nghĩ:

– Có thể là người đi biển bị nạn. Sau trận băo vừa qua có biết bao nhiêu là ván và đồ đạc trôi vào bờ. Ta phải chèo thuyền ra xem, cứu được một mạng người c̣n hơn xây bảy ṭa tháp.

Nghĩ vậy, nhà sư vội vàng xuống băi, cởi dây buộc thuyền rồi chèo ra khơi. Chỉ một lát sau, ông đă đến gần ba người phụ nữ đang lênh đênh cầu cứu. Lập tức, nhà sư đỡ từng người một lên thuyền của ḿnh. Khi thuyền chèo về đến đảo, một ḿnh ông lần lượt vực từng người lên chùa rồi đốt lửa cho họ sưởi, lại nấu cháo cạy miệng đổ vào.

Sự chữa chạy tận t́nh của nhà sư không uổng. Khoảng độ canh năm, cả ba người dần dần tỉnh lại. Nhà sư chăm sóc vẫn không chút ngơi tay. Đến sáng hôm sau, cả ba người đều đă ngồi dậy được. Họ cho biết ḿnh là ba mẹ con, đi thuyền không may bị băo. Khi biết rơ ai là ân nhân của ḿnh, ba người đàn bà rạp xuống lạy tỏ ư cảm ơn. Nhà sư vui vẻ nhường cho họ chỗ nằm trong tăng pḥng, rồi lui ra ngoài nghỉ cho lại sức.

Ba ngày sau, sư trụ tŕ vẫn hết ḷng chăm sóc ba người bị nạn. Có bao nhiêu lộc chùa, sư đều lấy ra khoản đăi. Sư c̣n chèo thuyền vào đất liền để t́m những thức ăn mà nhà chùa không có. Mười lăm ngày trôi qua, sức khỏe của họ đă trở lại b́nh thường.

Nhưng về phía nhà sư, ḷng ông không c̣n b́nh thản như trước. Chưa bao giờ sư được nh́n thấy những người đàn bà mày ngài mắt phượng xinh đẹp đến thế, lại đă từng được gần gũi nên sư đâm ra thẫn thờ. Đă nhiều lần sư đọc kinh cầu nguyện suốt buổi, cố tránh sự cám dỗ, nhưng công tŕnh hơn ba mươi năm tu luyện cũng không thể ḱm giữ được ḷng ham muốn. V́ vậy, việc trả họ vào đất liền để trao cho quan sở tại là việc dễ làm nhưng sư vẫn dùng dằng không quyết. Giữa một ngôi chùa trơ trọi, xung quanh là trời với nước, bên cạnh lại có ba người đàn bà yếu đuối và cô đơn, sư cho đó là một cơ hội hiếm có.

Rồi một đêm kia, nhân lúc hai cô gái ngủ say, sư bèn đến bên cạnh người thiếu phụ… Nhưng người đàn bà đă nghiêm nét mặt lại:

– Ôi! Sao lạ thế? Ông là người cứu sống mẹ con chúng tôi, mẹ con chúng tôi suốt đời không quên công ơn to lớn đó. Nhưng c̣n việc đồi bại th́ đừng có ḥng! Tôi là gái có chồng và cũng biết nhân luân đạo lư. C̣n ông là một kẻ ăn chay niệm Phật, lẽ nào nói đến chuyện sắc dục mà không thẹn miệng.

Nghe lời nói phải, nhà sư lủi thủi đi ra. Nhưng đến khuya, sư lại ṃ vào, tay cầm một con dao nhọn: “Nếu nàng không chịu, ta sẽ giết chết cả ba mẹ con rồi vứt xác xuống biển.” Lời dọa của sư vẫn không làm cho người thiếu phụ sợ hăi. Nàng đánh thức hai con gái dậy và nói to: “Nếu ông cứ cố t́nh phạm vào người mẹ con chúng tôi th́ sẽ phải hối hận. Mẹ con chúng tôi thà chết chứ không chịu nhục!”

Thấy ba người đàn bà quyết tâm kháng cự và toan đập đầu vào cột chùa, nhà sư đâm ra hối hận. Sư bèn ngăn họ lại rồi nói:

– Đừng làm thế! Đừng làm thế! Chính ta mới là kẻ đáng chết. Chao ôi! Ta có ba tội đáng chết. Đi tu mà chẳng trót đời: đó là một. Ép nài người đàn bà sa cơ lỡ vận: đó là hai. Ép nài không được lại toan hành hung: đó là ba. Ôi! Ba tội như thế, ta đáng chết lắm!

Nói đoạn, sư cầm ngược lưỡi dao đâm thẳng lên cổ chết ngay. Trước cái chết đột ngột của ân nhân, người đàn bà vô cùng hối hận. Bà gục xuống bên cái thây ma mà than khóc: “Ôi! Ta nhờ có ông mà sống. Thế mà ông lại v́ ta mà chết. Vậy ta c̣n mặt mũi nào mà sống lấy một ḿnh nữa.” Trong cơn xúc động đến cực điểm, bà liền chạy ra khỏi chùa rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Thấy mẹ chết, hai cô con gái than khóc rất thảm thiết rồi cũng nhảy xuống biển chết theo.

Mấy ngày sau, những người dân chài ở cửa Cờn vớt được xác ba người đàn bà. Nh́n kiểu ăn mặc và nhờ những tin tức nhận được, các quan chức cũng đoán ra đó là ba mẹ con hoàng hậu Đế Bính. Cũng vào lúc ấy, những người dân địa phương c̣n t́m thấy xác sư ông tự tử trong ngôi chùa trên đảo. Quan sở tại sau khi mở cuộc điều tra, dần dần cũng vén được tấm màn bí mật bao phủ lấy câu chuyện éo le trong ngôi chùa cổ.

Về sau, để kỷ niệm những người đàn bà tiết liệt, dân chúng đă tạc tượng ba mẹ con, lập đền thờ gọi là đền Cờn. Trong đền cũng có cả tượng nhà sư, âu cũng là lời cảnh tỉnh cho những người mang chí tu hành, đừng v́ một niệm dâm dục nổi lên mà hủy hoại công phu một đời.

Đền Cờn được coi là ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong “đệ nhất tứ linh” của xứ Nghệ. Đền Cờn được xây dựng vào năm 1312 giới thời vua Trần Anh Tông, tọa tại làng Phương Cần, xă Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu). Đền nằm ngay sát cửa biển Lạch Cờn, có địa thế non nước hữu t́nh (Ảnh: mytour.vn)

 

Đền Cờn được coi là ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong “đệ nhất tứ linh” của xứ Nghệ. Đền Cờn được xây dựng vào năm 1312 thời vua Trần Anh Tông, tọa tại làng Phương Cần, xă Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu). Đền nằm ngay sát cửa biển Lạch Cờn, có địa thế non nước hữu t́nh (Ảnh: mytour.vn)








Mă Lương (sưu tầm và chỉnh lư)


 

Post ngày: 12/08/18 

Nguồn: Internet

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18