Khu
di tích Mai Hắc Đế
Mai Thúc Loan
vốn gốc quê ở Mai Phụ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Do cuộc
sống khó khăn nên mẹ ông dời lên làm nhà dưới gốc cây Mai
tại núi Giẻ, làng Ngọc Trừng, thuộc xă Nam Thái, huyện Nam
Đàn ngày nay và sinh ra ông. Mai Thúc Loan mồ côi cả cha lẫn
mẹ từ nhỏ, phải làm nghề kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng cho
nhà giàu. Ông có nước da đen, thông minh và rất khoẻ, giỏi
vật nổi tiếng cả một vùng.
Mộ
mẹ Mai Hắc Đế
Thủa ấy vùng
núi Nậy (núi Đại Huệ) có thứ vải ngon nổi tiếng, viên quan
nhà Đường đô hộ Hoan Châu biết rơ vua quan nhà Đường rất ham
thích, đặc biệt là ái khanh của Vua là Dương Quư Phi. Cho
nên, chúng bắt nhân dân địa phương hàng năm phải cống nạp
đặc sản quư hiếm này.
Mai Thúc Loan
là một trong những dân phu cống vải, không cam chịu cảnh
tượng đó nên đă tổ chức, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa vào mùa
hè năm Nhâm Tuất (722).
Mai Thúc Loan
được nhân dân suy tôn lên làm vua năm Nhân Tuất (722). Ngài
lấy Vệ Sơn làm đại bản doanh của nghĩa quân. Dọc bờ sông
Lam, nghĩa quân đắp một chiến luỹ dài hơn 1.000 mét. Đây
chính là thành Vạn An nổi tiếng. Ông lấy Hùng Sơn làm bản
địa. Bao quanh khu trung tâm Vệ Sơn, nghĩa quân xây dựng một
hệ thống đồn trại nương tựa và bảo vệ lẫn nhau, biểu tượng
h́nh quả bầu bảo vệ cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc
Đái Sơn (h́nh đai ngọc) là đồn tổng chỉ huy thống lĩnh cả
hai đạo quân thuỷ, bộ. Đến nay nhiều địa danh vẫn c̣n ghi
dấu: Đồng Bắn, Cồn Ngự, Cồn Trận, đồi Dương Cung, Ḷi Voi,
Ḷi Ngự, Đan Nhiệm (nơi nhuộm quần áo màu đỏ cho nghĩa quân).
Gần thành Vạn An hiện nay c̣n có một băi rộng toàn gỉ sắt,
thứ phế liệu của xưởng đúc vũ khí thủ công hồi ấy.
Đền
thờ Mai Hắc Đế
Toàn bộ khu
di tích Mai Hắc Đế ở Nam Đàn hiện nay có 3 hạng mục công
tŕnh tiêu biểu thu hút khách du lịch: đền thờ Mai Hắc Đế,
lăng mộ Mai Hắc Đế, mộ mẹ vua Mai. |