Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Trên Đỉnh Phù Vân

Lyric by Phó Đức Phương

Mênh mang mênh mang Phù Vân Yên Tử
Vi vu vi vu Trúc Lâm thiền tự
Thổn thức nỗi ḷng ai kẻ t́nh si
Nước mắt tràn mi t́m người trong mộng
(huơ huơ huơ huơ huơ)

Lên đỉnh núi cao cách trời ba thước
Xuống đáy thung sâu thăm thẳm sông dài
Vào rừng trúc mai véo von con sáo sâu
Ta khóc ṛng một câu đâu người ta yêu dấu
Bao giờ hết tơ vương?

Ha! Vời vợi đất trời phiêu bạc t́nh si
Giữa chốn huyền không t́m người trong mộng
(huơ huơ huơ huơ huơ)

Như cánh chim ngóng trời lồng lộng
Vương vấn yêu đương (ta) hứng giọt mưa nguồn
một đời khát khao rút ḷng nhả kén sâu
Ta muốn hỏi một câu: Bao giờ thôi tơ vương ?

Mênh mang mênh mang Phù Vân yên Tử
Vi vu vi vu Trúc Lâm thiền tự
Vời vợi đất trời phiêu bạc t́nh si
Giữa chốn huyền không t́m người trong mộng
... t́m người trong mộng

Danh Sơn Yên Tử
Nguồn Báo Bắc Ninh
Ngày 4/8/2004, 09:02
 

Phù Vân Yên Tử

Cái tên Yên Tử bắt nguồn từ tên chùa Ông Yên hay Yên Tự (Yên là tên gọi tắt của đạo sĩ Yên Ḱ Sinh, người đă đến tu hành và đắc đạo ở đây vào thế kỷ X), sau gọi chệch đi là Yên Tử. Yên Tử - đất tổ Phật giáo Việt Nam - một thắng cảnh đă từng in dấu chân biết bao tao nhân mặc khách đến thăm, mở ḷng ḿnh giao ḥa với thiên nhiên, t́m thi hứng để viết nên những thiên tuyệt bút, như người anh hùng dân tộc, thi hào Nguyễn Trăi từng mô tả “Vũ trụ chốn cùng xa: biển biếc/Nói cười ta ở giữa mây xanh”.
Yên Tử là một thắng cảnh ở huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng đông bắc của Tổ quốc. Từ Hà Nội có thể đi xe ô tô vượt quăng đường 115 kilômét, qua thị xă Uông Bí th́ rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 kilômét th́ rẽ trái theo con đường dẫn vào khu vực thắng cảnh.

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối ṃn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. C̣n bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quăng đường trên 1 kilômét để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch v́ họ có thể chậm răi thăm thú tất cả những ǵ mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây. Đó là con đường dài trên 6 kilômét đă được gia cố bởi hàng ngh́n bậc đá xếp, rất chắc chắn và rất thuận tiện cho dù độ dốc khá lớn. Du khách có thể được nghe câu chuyện về sự tích cái tên suối Giải Oan trước khi đặt chân lên “đường tùng”, xuyên qua cánh rừng tùng có nhiều cây cổ thụ trên dưới bảy trăm năm tuổi, vượt qua dốc Ḷ Rèn (theo các câu chuyện c̣n lưu truyền th́ tại đó xa xưa có đặt một xưởng rèn công cụ sản xuất và vũ khí). Đến chùa Hoa Yên, du khách tạm dừng chân để ngắm nh́n một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú đă từng đi vào thơ ca của Huyền Quang Lí Đạo Tái, một trong ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), cho đến nay vẫn là một h́nh tượng thơ rất đẹp về đề tài trăng: “Cành thông ngời khắp lưỡi trăng đan”. Bên sườn dốc đường  lên núi, du khách bắt gặp một ngọn tháp đá rêu phong cổ kính được gọi là Tháp Tổ vươn lên trên ngọn núi Trán Rồng (núi Ngọc). Trong khu vực Tháp Tổ, hai bên tháp có hai giếng nước

   

tự nhiên được coi là “mắt rồng” linh thiêng. Theo một nhánh rẽ, đi một quăng đường ngắn là đến thác Ngự Dội, vào mùa mưa nước tuôn trắng xóa, tạo nên cảnh tượng độc đáo. Ngược lên độ cao 800 m, du khách ghé thăm chùa Bảo Sái, một trong những ngôi chùa được xây dựng từ rất sớm trong hệ thống chùa chiền nơi đất tổ của Phật giáo Việt Nam. Đứng trước sân chùa, có thể bao quát một vùng thiên nhiên thơ mộng: Ngay phía dưới là những tầng lá ken dày của rừng trúc, rừng thông, xa xa thấp thoáng những đoạn ngắn của con đường ngược núi, những mái tháp, mái chùa cổ kính... xa nữa là những ngọn núi nổi lên giữa biển mây trắng bạt ngàn, nét hư thực ḥa quyện làm cho ḷng người xao động.

Ngược tiếp lên con đường dẫn tới đỉnh núi, du khách được mục kích ḥn Mộng Phu trông giống như h́nh người mẹ bồng con đứng lặng giữa trời, trải qua biết bao tháng năm bền bỉ, kiên tâm; một biểu tượng mà tự nhiên tạo dựng tuy không phải chỉ riêng có ở Yên Tử nhưng vẫn cứ gợi lên trong ḷng du khách biết bao xúc cảm về thiên nhiên, về thân phận con người.

Quanh quanh theo lối ven theo sườn núi, du khách lên đỉnh Phù Vân, thăm chùa Đồng ở đỉnh cao nhất của núi Yên Tử (1.068 mét) và cũng là đỉnh cao nhất trong các ngọn núi ở vùng đông bắc nước ta. Từ nơi đó, vào những ngày quang mây, trời trong và có nắng có thể phóng tầm mắt ngắm nh́n đất trời theo bốn phương tám hướng mà cảm nhận vẻ đẹp của đất trời Yên Tử. Xa xa, ở phía bắc là cánh đồng trải dài của tỉnh Bắc Giang, tiếp theo là cảnh sông Bạch Đằng chảy trôi lấp loáng, c̣n phía đông là vịnh Hạ Long với hàng ngh́n ngọn núi lớn nhỏ nhô lên trên mặt biển xanh ngời...

Đến thăm Yên Tử, du khách tận mắt chứng kiến nơi đă từng ghi dấu ấn một thời gian bỏ triều đ́nh để tu hành của vị vua đầu triều nhà Trần là Trần Thái Tông (1225 - 1258) vào năm 1237. Rồi bắt đầu từ thế kỷ XIII, nơi đây trở thành một trung tâm tu hành lớn của Phật giáo Việt Nam, bắt đầu bằng việc xuất hiện một thiền phái mà pháp chủ là người Việt Nam - đức vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308, ở ngôi vua 1279 - 1293) - Thiền phái Trúc Lâm (trúc lâm: rừng trúc).

Tiếp theo Trần Nhân Tông, thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330) đă trở thành vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm khi mới 25 tuổi. Ông là người đă cho xây dựng nhiều chùa, tạc tượng, độ hàng ngh́n tăng ni, chủ tŕ và hoàn thành in bộ Kinh Đại Tạng. Những ngôi chùa do ông chủ tŕ xây dựng ngoài khu vực Yên Tử có chùa Tháp ở Côn Sơn (Hải Dương), chùa Thanh Mai, chùa Hồ Thiên, đặc biệt là chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), đương thời đặt một tu viện lớn, có pho tượng Di Lặc bằng đồng do thiền sư Không Lộ đúc cao 6 trượng (24 mét), đặt trong ṭa điện cao 7 trượng (28 mét).

Vị tổ thứ ba trong “Trúc Lâm tam tổ” là thiền sư Huyền Quang, tên thật là Lí Đạo Tái (1254 - 1334), vốn ḍng dơi nhà quan, mới 20 tuổi đă đỗ tiến sĩ, từng làm việc ở Hàn Lâm viện, sau xuất giá tu hành.

Yên Tử, đất tổ Phật giáo Việt Nam, nơi hành hương của các tăng ni phật tử gần xa, cũng là nơi du khách t́m về để làm giàu thêm vốn hiểu biết địa lư, lịch sử để thêm yêu thiên nhiên đất nước, quư trọng những trang sử hào hùng, những di sản văn hóa, tinh thần mà cha ông để lại.

Trich từ: Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18