Năm 1673, con tàu mang tên Groll do Karl
Hartsink chỉ huy đến phố Hiến mang theo số tiền 200.000 gulden (tiền Hà
Lan thời đó) để "tạo quan hệ và xây dựng thương điếm" được ghi nhận là con
tàu đầu tiên của Hà Lan đến Đàng Ngoài. Karl Hartsink cũng trở thành giám
đốc đầu tiên của thương điếm trong thời gian 1637-1640. Ngoài tàu Groll,
trong bốn năm K. Hartsink làm giám đốc thương điếm c̣n có bảy chuyến hàng
khác qua lại buôn bán. Người Hà Lan buôn bán với Đàng Ngoài chủ yếu trao
đổi bạc lấy tơ sống hoặc tơ đă dệt, quế, sa nhân và đưa sang Nhật tiêu thụ.
Việc buôn bán giữa các thương nhân được thực hiện tại các thương điếm (hiệu
buôn). Thương điếm được xây dựng như những khu quân sự, có hào bao quanh
với lính bảo vệ, ngay sát bến thuyền nhưng lại xa khu dân cư.
Sau người Hà Lan, người Anh cũng đến phố Hiến
và dựng lên các thương điếm, hoạt động trong thời gian 1672-1770. Tài liệu
lưu trữ của Công ty Đông Ấn (Anh) ghi lại, chỉ riêng từ năm 1672 đến năm
1677 đă có 41 lần tàu nước ngoài đến và đi từ phố Hiến.
Hàng nhập khẩu gồm đủ loại, trong đó có một số
hàng xa xỉ phẩm cho vua chúa, vũ khí và vật liệu chế thuốc súng, đồng,
vàng bạc, thuốc Bắc và hàng dệt Trung Quốc. Hàng xuất gồm một số sản phẩm
tự nhiên, chủ yếu là hương liệu, tơ sống, hàng dệt bằng tơ, đồ gốm sứ, đồ
gỗ sơn..., nhiều nhất là tơ tằm. Hàng nhập khẩu được chuyển về Thăng Long
bằng đường sông và tỏa đi các nơi.
Buôn bán phát triển, tàu thuyền tấp nập từ phố
Hiến về Thăng Long cùng với số thương nhân nước ngoài ngày một nhiều tại
kinh thành. Có lẽ lo ngại trước sự ảnh hưởng của người nước ngoài tại kinh
thành, đầu thế kỷ 18, Chúa Trịnh đă chủ trương ngăn cấm việc ra vào tự do
của ngoại kiều. Năm 1717, Chúa Trịnh Cương quy định những người Hoa mới
sang bằng đường thủy phải cư trú ở Lai Triều (thị xă Hưng Yên ngày nay).
Quy định này đă tạo một "làn sóng" người Hoa đến phố Hiến làm ăn sinh sống,
góp phần tạo điều kiện cho phố Hiến trở thành thương cảng sầm uất nhất của
Đàng Ngoài thời đó.
Người Hoa đến phố Hiến chủ yếu từ các tỉnh
miền Nam Trung Quốc, đông nhất là Phúc Kiến và cả những người đang buôn
bán tại Vân Đồn.
Thương nhân người Hoa đă nhanh chóng ḥa nhập
vào cộng đồng người Việt, lập ra các phố Bắc Ḥa Thượng, Bắc Ḥa Trung,
Bắc Ḥa Hạ, Đông Đô, Quảng Hội để giữ ǵn bản sắc văn hóa và bảo vệ nhau
trong kinh doanh. Tại phố Hiến, người Hoa chủ yếu làm nghề y, bán thuốc
Bắc, vải vóc, mật và mua tơ lụa để buôn bán với người Nhật. Cộng đồng
người Hoa lúc đông nhất đến làm ăn sinh sống ở phố Hiến vào khoảng 1.000
người.
Người Nhật cũng đến buôn bán khá sớm và khá
đông, chỉ sau người Hoa. Những tên phố như Bắc Ḥa, Nam Ḥa là chứng tích
ba cộng đồng người Hoa, Nhật, Việt cùng sinh sống. (Bắc là người Trung
Quốc, Ḥa là người Nhật). Việc buôn bán của người Nhật được tổ chức chặt
chẽ, được cấp giấy thông hành đặc biệt, có dấu son gọi là chu ấn trạng. Số
lái buôn người Thái, Mă Lai không nhiều và không để lại dấu ấn ǵ đặc biệt.
Nguyễn Bắc