|
Khu di tích Phủ Giầy Khu di tích Phủ Giầy nằm ở xă Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là tên gọi chung cho các di tích thờ bà chúa Liễu Hạnh. Đây là quần thể di tích xây trong một khu vực địa lư có nhiều dấu vết của người tiền sử, với những di vật văn hóa thời kỳ đồ đá. Phủ Giầy là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thuần Việt đă xuất hiện và tồn tại gần 4 thế kỷ nay. Nếu trẩy hội đền Kiếp Bạc-giỗ Cha-chúng ta được chứng kiến một vùng sông rộng Lục Đầu mênh mông sóng vỗ, sức sống của nước, th́ về dự hội Phủ Giầy-giỗ Mẹ-du khách được đứng trước một biển lúa bát ngát mầu xanh của vùng đồng bằng, sức sống của đất. Hơn thế, sức sống tâm thức của người Việt sông Hồng c̣n được hiện diện với hàng loạt đ́nh, đền, chùa, miếu xung quanh Phủ Giầy, như đền Giếng, chùa Gôi, đền Khâm Sai, đền Đức Vua, đền Cây Đa, đền Ông Khổng, đền Thượng, đền Quan. Phủ Giầy có tên cổ là Kẽ Giầy, cho tới khi Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu Nghi thiên hạ, Chế Thắng Ḥa diệu đại vương và được sắc phong là Thượng đẳng tối linh thần, th́ Kẽ Giầy được đổi thành Phủ Giầy. Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh nguyên là công chúa Quỳnh Hoa, con gái Ngọc Hoàng, có lỗi (đánh vỡ chén ngọc) phải giáng trần (1557). Đầu thai vào nhà Lê Thái Công, một nhà giáo tích đức, nên Quỳnh Hoa-lúc này là Giáng Tiên-trở thành người tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, nhiều lần xướng họa thơ văn với Đào Lan (chồng) và các bậc danh nho như Phùng Khắc Khoan. Đặc biệt tương truyền về sau, khi nương cửa Phật, nàng có công âm phù triều đ́nh, dẹp yên giặc giă, giúp dân trừ dịch... Công chúa Liễu Hạnh đi nhiều nơi, tới đâu cũng làm điều thiện nên nhân dân tôn là Thánh Mẫu, Mẫu Liễu và lập đền thờ. Nhưng nơi chính vẫn là Phủ Giầy, nơi Mẫu sinh ra. Ngoài ra, một nơi nữa được gọi là phủ, đó là Phủ Tây Hồ (Hà Nội), nơi Mẫu mấy lần qua lại b́nh thơ, họa thơ với các bậc danh nho. Rồi, không rơ tự bao giờ, nhân dân Việt Nam xếp Liễu Hạnh vào hàng Tứ bất tử bên cạnh Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Tiên Chử Đồng Tử. Ở Phủ Giầy có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ tới Liễu Hạnh là: phủ Tiên Hương (phủ Chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Phủ Chính là một công tŕnh đẹp, được xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663-167 có 19 ṭa với 81 gian lớn nhỏ. Mặt phủ quay về phía Tây Nam nh́n về dăy núi Tiên Hương. Trước phủ là một giếng tṛn giữa có cột cờ rồi đến một sân rộng nối với một hệ thống nghi môn trụ, trên đỉnh đắp chim phượng và lân. Tiếp đến là ba ṭa nhà ngang: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng. Đây là nơi đón khách hành hương, cũng là nơi trải chiếu hát chầu. Liền cạnh đó là hồ bán nguyệt được ghép bằng đá lục lăng, đường kính 26 m, hệ thống lan can bao quanh hồ được xây dựng rất mỹ thuật, hai cầu nước được chạm khắc h́nh con rồng với móng vuốt sắc nhọn, tinh xảo. Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Địa (Đất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng) ở phía trước. Phủ Vân Cát cách không xa phủ Chính, mang một vẻ đẹp khác, vừa thể hiện sự nền nă, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam, vừa oai nghiêm, sắc sảo, gồm 7 ṭa với 30 gian lớn nhỏ được làm theo lối chồng diêm tám mái chạm khắc long, ly, quy, phượng. Phía trước là hồ bán nguyệt, rồi tới ngũ môn uy nghi. Trung tâm là nơi thờ Chúa Liễu. Khu vực bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lư Nam Đế. Một công tŕnh văn hóa nữa trong quần thể di tích Phủ Giầy là lăng Chúa Liễu, bên cạnh phủ Chính, chiếm một khu vực riêng h́nh chữ nhật. Người già ở đây kể lại rằng lăng này do Nam Phương hoàng hậu xây năm 1938. Toàn bộ công tŕnh đều xây bằng đá xanh trên diện tích 625 m2 gồm 5 ṿng đường kính vuông, mỗi cạnh dài 24 m, mỗi ṿng đều để 4 cửa vào lăng khác nhau tạo nên những mảng sân bậc thang bao quanh lấy phần mộ. Giữa lăng là một ngôi mộ h́nh bát giác, mỗi cạnh chừng 1 m. Hội Phủ Giầy mở vào cuối xuân. Từ khắp các tỉnh thành miền Bắc, du khách đổ về dự hội (giỗ Mẹ) vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ điện, vừa cầu mong Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn. |
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|