Danh lam thắng cảnh
Chùa Thầy
Chùa Thầy
còn được gọi là chùa Cả, tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 30 km về phía Tây Nam.
Chùa được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông
(1072 - 1128). Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ của thiền sư Từ Ðạo
Hạnh. Chùa xây theo hình chữ "Tam" có ba lớp: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa
Thượng. Lớp ngoài cùng là nơi tế lễ, lớp giữa thờ phật, lớp trong cùng
thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh. Pho tượng Từ Ðạo Hạnh được tạc bằng gỗ bạch đàn
lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống, được đặt trong khám sơn son
thiếp vàng lộng lẫy, có rèm che huyền bí.
Trước chùa
có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thuỷ đình làm nơi diễn rối nước. Hai bên
chùa có cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên do Hoàng Giáp Phùng Khắc Khoan xây
năm 1602.
Chùa Cả làm theo kiểu ba cấp, mái cong lợp
mũi hài, các mảng chạm trổ cầu kỳ, tinh vi, sống động.
Sau chùa có động Phật Tích, có hang Cắc Cớ.
Trong hang có vòm núi, có khoảng trống nhìn lên thấy trời xanh, nắng rọi
lung linh, mờ ảo. Ði tiếp, rẽ xuống hang Bò. Cách hang Bò một đoạn không
xa là đến hang Gió.
Khách đến thăm chùa Thầy vừa được vãn cảnh
chùa vừa tìm được thú vui leo núi, thăm động.
Thắng
cảnh Chùa Hương
Từ Hà Nội đi
xe ô tô qua thị xã Hà Ðông, tới Vân Ðình, đến Bến Ðục thì dừng xe để
chuyển sang đi thuyền xuôi dòng suối Yến chừng 3 km là vào đến khu danh
thắng Hương Sơn. Khu danh thắng này thuộc huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây,
cách Hà Nội 70 km.
Danh thắng Hương Sơn bao gồm cả một quần
thể: núi non, sông suối, làng mạc, chùa chiền, hang động... nằm quanh
dãy núi Hương Tích, phía bắc rặng Trường Sơn, rộng hàng ngàn hecta. Quần
thể danh thắng Hương Sơn hình thành ba tuyến chính:
Gồm có suối Yến, đền Trình, cầu Hội, chùa
Thanh Sơn, Hương Ðài, Thiên Trù, Hinh Bồng, chùa Tiên, Giải Oan, đền Cửa
Võng, động Hương Tích.
Chùa Trăm Gian
Chùa Trăm
Gian còn có tên là chùa Tiên Lữ, toạ lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương,
huyện Hoài Ðức, tỉnh Hà Tây.
Chùa được xây dựng từ thời Lý và đã được
trùng tu nhiều lần. Chùa có đủ trăm gian, tam quan có 8 mái đứng sừng
sững trên cao hàng trăm bậc gạch.
Ngôi chùa hiện nay còn giữ được nhiều di
vật quí. Ở thượng điện có một bệ hình khối chữ nhật bằng đất nung.
Ở
sân chùa có gác chuông hai tầng, tám mái dựng năm 1693, trên đó còn có
khánh đồng đúc năm 1749, có chiều ngang 1,42 m. Trong chùa có pho tượng
Tuyết Sơn bằng gỗ mít đen. Xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ tùng,
bách, có các bảo tháp xây kiên cố. |