| |
Di tích
kiến trúc cổ
-------
1.Thành
Châu Sa:
Tục gọi là thành Hời, nằm ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, đông giáp Đồng Dinh,
tây giáp núi Bàn Cờ, nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp núi Đầu Voi.
Thành Châu Sa đắp bằng đất, gồm thành nội và thành ngoại. Thành nội có bình đồ
hình chữ nhật, chiều nang 558m, chiều dài 586m, chân rộng 25m, cao 4,6m, bề mặt
thành rộng 5,2m Thành ngoại có hai bờ chạy giáp sông Trà Khúc, dài trung bình
600m, có hình dạng càng cua, hào rộng 12m, trước có nước, chạy dọc bên ngoài
thành, có thế phòng thủ kiên cố chống địch từ bên ngoài.
Thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X nhằm bảo vệ mặt nam của kinh
đô Trà Kiệu. Thành nằm gần sông, gần biển nên dễ giao lưu với bên ngoài.
2. Hệ thống phòng thành Cổ Lũy:
Nằm ở xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, hữu ngạn sông Trà và sát cửa biển, do người
Chàm xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X, được người Pháp miêu tả là một cổ thành
chắc chắn có tính quân sự.
Hện thống phòng thành là một
tiền đồn gồm ba thành liên kết nhau nhằm nhăn thuyền bè đối phương vào cửa Đại
Cổ Luỹ, có sự liên kết với thành Châu Sa ở tả ngạn sông Trà Khúc.
Hệ thống phòng thành Cổ Lũy có
ba vòng thành: luỹ Cổ Luỹ, thành Bàn Cờ và thành Hòn Yàng.
Hệ thống phòng thành Cổ Luỹ liên
kết vững chắc, cấu trúc khoa học, để phòng thủ và báo hiệu cho thành Châu Sa.
3.Thành Bàn Cờ:
Nằm ở thôn Phương Bình, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, do người Chàm
xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ X. Thành đắp bằng đất, dựa vào một quả đồi
tự nhiên, cao 25m, có 4 vòng thành vuông vức, chân xoãi rộng 11m, tạo hình thang
cân. Đỉnh thành bằng phẳng, diện tích 500m2, ở đây không tồn tại một dấu vết
kiến trúc nào, có thể là một vọng lâu dùng quan sát chung quanh. Nhân dân ở đây
gọi là động Bàn Cờ, vì nó vuông vức tựa như bàn cờ.
Phía Tây thành, trên một chiều
dài 900m ngổn ngang đá sa thạch chế tác, phía đông có nhiều đá điểm gốc. Từ đó,
ta có thể nghĩ rằng thành này có liên quan đến việc chế tác đá của người Chàm.
4.Thành Cổ Quảng Ngãi:
Còn gọi tên là Cẩm Thành (thành Gấm) nằm cách Quốc lộ 1A 200m về phía đông, nay
thuộc phường Nguyễn Nghiêm - TX Quảng Ngãi (thành Quảng Ngãi trước kia nằm ở
làng Phú Nhơn, huyện Bình Sơn - nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh ). Thành được khởi
công xây dựng năm 1807 ở Chánh Mông, huyện Chương Nghĩa (trên địa bàn di tích
hiện nay) và đến năm 1815 thì hoàn chỉnh.
Cổ thành Quảng Ngãi kiến trúc theo kiểu vô-băng (vauban) có hình bình đồ vuông,
mỗi cạnh trên 500m, tổng diện tích trên 26 ha. Mặt tiền của cổ thành quay về
hướng bắc, nhìn ra kinh đô Huế. Thành lấy sông Trà Khúc làm nhược thuỷ, lấy núi
Thiên Ấn làm minh đ7ờng, hai bên hữu long, tả hổ là núi Ông (Quảng Phú) và núi
Đá Đen (Phú Thọ), lấy ngọn Thiên Bút làm hậu chẩm. Thành nằm giữa một vùng thiên
nhiên đẹp, tạo nên sự tổng hòa cảnh quan kiến trúc ngoạn mục.
Hiện nay cổ thành Quảng Ngãi chỉ
còn lại dấu tích đoạn bờ thành phía đông và phía nam. Hào thành bị lấp cạn ba
phía, trừ phía tây mới được kè xây lại bằng đá. Kiến trúc cũ không còn. Tuy vậy,
nhờ dấu tích bờ thành, trục đường đông tây, ta vẫn dễ dàng nhận biết mặt bằng
tổng thể của cổ thành Quảng Ngãi.
5.Thiên Ấn niêm hà & Long Đầu hý thủy:
Nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn chỉ
cao hơn 100m, giống một cái triện (ấn), nhín phía nào cũng thấy núi có hình
thang cân. Núi chỉ cách đầu cầu Trà Khúc chừng 2km về hướng đông, nay thuộc thị
trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Đỉnh núi bằng phẳng, có một khoảng cây cổ thụ bao
bọc ngôi chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ thời vua Lê và qua nhiều lần
trùng tu, còn lại di tích cửa tam quan rêu phong cổ kính. Trong khuôn viên vườn
chùa có 7 "viên mộ" của các vị sư tổ trụ trì chùa, có giếng nước sâu gọi là
giếng Phật, có quả chuông cổ gọi là Chuông thàn. Ngoài khuôn viên nhà chùa, trên
khoảng đất thoáng đãng phía tây có phần mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, người đã
gắng bó máu thịt với đất Quảng Ngãi thuở bình sinh.
Đường lên Thiên Ấn hình xoắn ốc, quang sườn núi có tranh mọc đầy,
"Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông
Trà hết nước anh đành xa em"
Đứng bên hữu ngạn sông Trà nhìn qua, ta có cảm giác như ngọn núi nằm ngay trên
mặt sông Trà, nên được người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà (ấn trời đóng trên sông)
với niềm tin thiêng liêng vào một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Xưa Thiên Ấn
được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn được xem là một
trong những ngôi chùa nổi tiếng cả miền Trung. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), núi
được liệt hạng danh sơn và ghi vào tự điển, có sắc phong "Thiên Ấn tự".
Từ trên đỉnh núi Thiên Ấn, tầm
mắt có thể thu về một khoảng không gian bao la: xung quanh là những làng mạc,
ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên dáng, tây là dãy Trường Sơn
hùng vĩ, đông là mặt biển bao la... Đỉnh núi gợi cho khách tham quan cái cảm
giác thoát tục, thanh khiết, như thủ khoa Phạm Trinh xưa kia đã viết:
"Sông bên góc núi đua dòng biếc
Biển sát chân trời bủa sóng xanh
Giếng Phật mạch sâu mùi nước
ngọt
Chuông thần đêm vắng giọng đưa
thanh"
Đầu năm 1990, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Thiên Ấn là một thắng cảnh của đất nước,
bao gồm phần mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Không xa Thiên Ấn, sát Quốc lộ 1A và
ngay cạnh phía bắc cầu Trà Khúc là núi Long Đầu, từ phía đông bắc một dãy đồi
thấp mấp mô chạy dài đến đây thì nhô cao lên và đâm vào vực sông Trà Khúc. Vào
mùa lũ, nước cuộn xoáy nơi vực sông, người xưa hình dung như là đầu rồng đang
giỡn nước, nên gọi là Long Đầu hý thủy. Đồng thời Long Đầu hý thủy còn gắn với
câu chuyện vua Nam Chiếu chống Cao Biền. Ngày nay "đầu rồng" đã bị san ủi để làm
bến xe, nhà cửa, chợ quán, phong cảnh hầu như đã bị tàn phá.
Để tạo nên vẻ đẹp của Thiên Ấn niêm hà và Long Đầu hý thủy phải kể đến con sông
Trà Khúc. Từ xưa Cao Bá Quát đã ghé qua đây từng ca ngợi sông Trà với những vần
thơ tuyệt diệu:
..Bãi uốn sông như sầu quặn khúc
Tối chìm, gió tựa - rượu hơi
say...
Trước đây, Thiên Ấn, Long Đầu, sông Trà Khúc với những guồng xe nước, những
chiếc thuyền buồm, thuyền chài trên sông, làng mạc ven bờ... đã tạo thành một
bức tranh sơn thủy hữu tình nằm ngay ở mé bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Ngày nay bờ xe
nước không còn, Long Đầu đã trở thành phế tích. Thắng Cảnh này đã phần nào mất
đi vẻ đẹp vốn có.
6.Những cảnh đẹp ở vùng Sa Kỳ - Cổ Lũy
Từ Thiên Ấn, Long đầu xuôi về hướng đông chừng 15km, ta sẽ bắt gặp những
cảnh đẹp từ Sa Kỳ đến Cổ Lũy, thuộc vùng Mỹ Khê.
Bờ biển Mỹ Khê dài trên 10km, có 3 cảnh đẹp là: Cổ Lũy cô thôn, Thạch cơ Điếu
tẩu, An Hải sa bàn.
Bờ biển Sa Kỳ - Cổ Lũy có hình cong lưỡi liềm, nước biển ngắt xanh, bãi cát vàng,
sạch sẽ, có rừng phi lao rì rào quang năm, không khí trong lành, là nơi nghĩa
mát và tắm biển rất tốt. Các quan chức Quảng Ngãi xưa thường đến đây nghĩ mát
trong những ngày hè.
Thôn Cổ Lũy thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh là một mảnh đất rợp mát bóng dừa,
vây bọc bởi sông nước và biển cả. Mặt sau thôn là sông Kinh, có rừng dừa nước
xanh tốt, là căn cứ bất khả xâm phạm của đội du kích Tịnh Khê trong những năm
kháng chiến chống Mỹ. Vào những chiều sương khói mờ ảo, hoàng hôn vây phủ, từ
trong đất liền nhìn ra, Cổ Lũy như bị tách biệt, gợi cảm giác cô liêu, nên được
gọi là "cô thôn".
Từ Cổ Lũy đi theo hướng đông bắc tới của Sa Kỳ có mõm núi cao thuộc xã Tịnh Kỳ.
Thôn An Kỳ, An Vĩnh của xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh hợp với thôn An Hải thuộc xã
Bình Câu huyện Bình Sơn thành vùng Ba Làng An nổi tiếng trong kháng chiến chống
Mỹ. Tại mõm An Vĩnh có nhiều phiến đá hình thoi xếp thẳng hàng như có bàn tay vô
hình nào sắp đặt, dựng thành vách đá cao. Ở đây có một hang đá lộ thiên, sóng
biển dội vào, nước trong hang sủi bọt như đang sôi lên, nên được gọi là Hầm Rượu.
Lại có những vết lõm xuống mặt đá, hình dạng như dấu bàn chân, nên gọi là "bàn
chân khổng lồ". Đứng chơi vơi ngoài mép nước là một tảng đá nhô cao, được gọi là
"Thạch cơ điếu tẩu" (Ông câu trên gành đá).
Đất Tịnh Kỳ nằm sát cửa Sa Kỳ, đối diện đảo Lý Sơn, có đường biển nối liền với
đảo. Tịnh Kỳ vừa nổi tiếng với nghề làm mắm (muới Xuân An, mắm Tịnh Kỳ - Ca dao)
vừa là một làng ven biển thơ mộng.
Là một cửa biển được xây dựng thành cảng, một vùng nước rộng soi bóng những đồi
thông, mõm núi, làng chài... Sa Kỳ là một bức tranh hoành tráng và mỹ lệ. Ở bờ
bắc cửa biển có một bãi cát xoay tròn bốn phía và lõm xuống ở giữa, được gọi là
"An Hải sa bàn" (mâm cát An Hải).
Vào giữa thế kỷ XIX, Trương Đăng Quế - một đại thần triều Nguyễn, lúc về già về
sống ở quê, có một câu nói đầy lòng tự hào: "Nhất Huế, nhì đây Cổ Lũy co thôn".
Người Pháp đã so sánh Mỹ Khê với những bờ biển chan hòa ánh nắng đẹp dẽ của họ ở
miền nam nước Pháp. Các phi công và ký giả Mỹ cũng thừa nhận vùng bờ biển Sa Kỳ
- Cổ Lũy là "một trong những bờ biển đẹp nhất Việt Nam". Vùng biển này còn có
khu chứng tích Sơn Mỹ nổi tiếng.
Cảnh đẹp Sa Kỳ - Cổ Lũy là một điểm tham quan du lịch lý tưởng nếu được giữ gìn
và tôn tạo tốt.…
|