|
Giếng làng
Nông
thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà gianh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa,
người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. V́ thế “Cây đa -
Giếng nước - Mái chùa” đă trở thành những h́nh ảnh của quê hương, nhất là
đối với người xa xứ.
Nước mưa là tinh khí của trời cha và được đất
mẹ giữ lấy, để từ đây mọi sinh linh sinh sôi và phát triển. Giếng nước là
nơi tụ hội nguồn sống, là nơi tích phúc để dân làng ăn nên làm ra, và do đó
nó là nơi của niềm hoan lạc kỳ thú. Trong sinh hoạt đời thường, người ta lấy
nước giếng về dùng trong sinh hoạt như nước mưa, nó ngọt lịm khoan khoái như
móc lành, làm dịu cơn khát và góp phần tạo nên những bữa ăn hàng ngày. Giếng
nước c̣n là chiếc gương lớn để các cô gái ra gánh nước th́ tranh thủ soi
ḿnh làm duyên. Và v́ thế bên giếng làng thường diễn ra những cuộc ḥ hẹn ân
t́nh lứa đôi.
Trong cái tổng thể văn hoá làng quê b́nh dị mà
lung linh huyền ảo, cây đa có thần, mái chùa có phật th́ giếng nước là sự
tượng trưng cho sự dồi dào sung măn và cho nguồn gốc của sự sống. Bàn thờ
gia tiên ở nhà dân hay bàn thờ thần thánh ở đền, đ́nh đều không thể thiếu
được bát nước mưa hay nước giếng. Trước ngày hội làng, bài vị và ngai thờ
Thành hoàng đều được mục dục (lau chùi) bằng nước giếng hay nước sông. Và
nếu hội có thi nấu cơm hay thi làm cỗ th́ đều lấy nước từ giếng làng.
Vài mươi năm nay, nông thôn từ ngày ngói hoá
th́ nhiều nhà đồng thời cũng có bể nước mưa, và khi triển khai phong trào
nước sạch nông thôn th́ nhà nhà có giếng đào và giếng khoan, do đó nhiều nơi
chiếc giếng làng bị lăng quên và rồi san lấp để lấy mặt bằng xây dựng! Tuy
nhiên không ít nơi chiếc giếng vẫn đang tham gia vào cuộc sống thường nhật
của dân làng, thậm chí gắn bó với đời sống tâm linh của cả cộng đồng. Làng
Giang Xá (Hà Tây) ngay trước cửa đền Lư Nam Đế là một khẩu giếng đất to, mặt
thoáng thường xuyên thả bèo ong giữ cho nước giếng luôn trong mát. Làng Hiệp
Thuận (Hà Tây) đào trong cù lao nhỏ giữa hồ có đường thông ra, đang là nguồn
nước sạch của nhiều nhà. Nhiều nơi, trước cửa đ́nh vẫn c̣n khẩu giếng bán
nguyệt xây gạch Bát Tràng gợi lại khúc sông cong làm nơi tụ thuỷ - tụ phúc.
Cũng có một số giếng ngày nay không c̣n giá
trị sử dụng nhưng vẫn được địa phương giữ ǵn sạch sẽ, chẳng hạn khẩu giếng
ở đầu đ́nh Đại Phùng (Hà Tây) bên dưới xây bằng những thỏi đá ong, c̣n thành
giếng là cả một khối đá ong khoét rỗng ḷng, trông thật mộc mạc mà đanh chắc,
hay khẩu giếng ở trước nhà Tổ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) có thành giếng là một
khối đá xanh khoét rỗng ḷng, phía ngoài toả chân ra nền sân giếng tạo thành
một đoá sen nở rộ với những cánh hoa chạm khá cầu kỳ. Bảo tàng Mỹ thuật đă
phục chế khẩu giếng này trưng bày trong vườn cảnh như một di sản văn hoá quư.
Sân chim Dâu (Bắc Ninh) c̣n khẩu giếng không có thành cao, h́nh thức đơn
giản như truyền thuyết cho biết là lỗ cắm cây gậy của nàng Man Nương được sư
Khâu Đà La cho để chống hạn, nước rất trong và không bao giờ cạn, nhà chùa
vẫn dùng cho sinh hoạt. Trong thượng điện quán Linh Tiên (Hà Tây) có một
khẩu giếng mà dân địa phương bảo là huyệt đan sa rất thiêng, nước trong ngọt
và không bao giờ cạn, vẫn lấy nước cúng trong Thần điện.
Chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được dựng từ thời Lư,
hiện c̣n dấu tích những 3 khẩu giếng cổ: khẩu giếng trên sườn núi phía sau
chùa được kè đá với bậc xuống từ phía sau, đáy ao từ một tảng đá tự nhiên
được chạm thành đôi rồng, nay tuy không c̣n nguyên vẫn nhận ra rơ ràng, thư
tịch xưa gọi là Long Tŕ. Trên sân băi trước cửa chùa có khẩu giếng dưới đáy
có tượng đầu rồng thời Lư rất điển h́nh, từ đây nước dù tát cạn lại phun ra
rất nhanh. Dưới ao chùa cạnh đó, gần đây cũng phát hiện một khẩu giếng nữa,
dưới đáy có một số đồ đất nung vốn xưa được trang trí cho kiến trúc. Chùa
Giam (Bắc Ninh) trên nền chùa, phía sau cột đá chạm rồng cao hơn 5m vẫn c̣n
dấu tích một khẩu giếng, dù ở phía bắc cột nhưng dân địa phương kể trong năm
có ngày bóng cột sẽ ngả vào giếng, biểu hiện sự trường tồn cho dân cho nước.
Chùa Phổ Minh (Nam Định) ngoài cặp giếng đất cân đối ở sân trước chùa được
truyền là cặp mắt rồng, phía sau chùa đă phát hiện khẩu giếng cổ mà thân
giếng được xếp bằng những chiếc vại đựng vôi đảm bảo cho nước luôn trong và
sạch. C̣n chùa Keo (Thái B́nh) có khẩu giếng bên cạnh điện thánh, thân giếng
được xếp bởi những chiếc cối đá thủng, truyền là đă dùng để giă gạo trong
khi dựng chùa.
Ở đ́nh Ngô Nội (Bắc Ninh) có bức chạm từ cuối
thế kỷ 17, trong bức cốn gỗ ở trên cao, nghệ sĩ xưa chạm cảnh cô gái làng ra
giếng gánh nước, đôi quang thùng nước và chiếc đ̣n gánh c̣n gác lên thành
giếng, cô gái gặp người t́nh và hai người đang ân ái th́ bị người khác thổi
ống x́ đồng làm chết. Họ chết vào giờ thiêng, được dân làng ghi h́nh và thờ
phụng.
Thiêng hơn cả là những chiếc giếng từ buổi đầu
dựng nước. Trên núi Trân Sơn (Bắc Ninh) có vạt núi đá được gọi là “Giếng
Việt”, các khe đá nứt từ đó toả ra xung quanh, trên cao nh́n xuống như h́nh
cửa ḿnh bà mẹ xứ sở khổng lồ. Và có lẽ v́ thế, giếng luôn là biểu trưng của
âm tính với nước thiêng nguồn sống vĩnh hằng. C̣n trong khu đền Hùng (Phú
Thọ), ở dưới chân núi phía đông nam có đền Giếng là nơi thờ tự công chúa
Ngọc Hoa (sau lấy Sơn Tinh) và công chúa Tiên Dung (sau lấy Chử Đồng Tử),
hiện vẫn c̣n khẩu giếng tương truyền là gương soi của hai nàng công chúa con
Vua Hùng thứ 18. Trong khu thành Cổ Loa (Hà Nội), trước đền Thượng vẫn c̣n
khẩu giếng ở giữa hồ, tương truyền nơi hồn Mị Châu đă hiện h́nh để dụ cho
Trọng Thuỷ nhẩy xuống, dân địa phương bảo để trả mối thù bị lừa lấy mất lẫy
nỏ thần, song văn học dân gian lại ghi nhận mối t́nh đôi lứa thuỷ chung.
Giếng làng nay c̣n ít và cũng ít giá trị thực
dụng, nhưng những giá trị văn hoá của nó lại càng đậm trong tâm thức mọi
người, và v́ thế nó cứ lung linh toả sáng.
PGS Chu Quang Trứ
|