Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Bí Mật Ngôi Mộ Cổ Gốm Chu Đậu Việt Nam

Post ngày: 12/08/18 

Người phụ nữ Việt Nam nào là tác giả chiếc b́nh được bảo hiểm cả triệu đôla đặt ở Bảo tàng Hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ? Người phụ nữ Việt Nam nào là sư tổ của một ḍng gốm mà nói như bà Dessagodard - Giám đốc ngành nghệ thuật châu Á của Tập đoàn đấu giá Befterfields tại San Francisco Mỹ rằng: "Việc phát hiện ḍng gốm Chu Đậu, đang trả lại cho Việt Nam một chương trong di sản nghệ thuật mà người ta từng nghĩ đă hoàn toàn biến mất"?



Ngôi mộ cổ của bà Bùi Thị Hư nằm giữa một cái ao lớn.



Lá thư đến từ viễn xứ

Ngày 10/6/1980, một lá thư từ Cán bộ ngoại giao người Nhật gửi cho ông Ngô Duy Đông - B Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên hiện tại) với nội dung:

"Kính gửi: Ông Ngô Duy Đông - Tỉnh ủy Hải Hưng.

Thưa ông, tên tôi là: Makoto Anabuki, hồi trước là Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Nhật Bản, nay là cán bộ ngoại giao Nhật Bản tại Tokyo.

Trước hết tôi xin kính chúc tỉnh Hải Hưng đang phát triển mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp, nhất là ao cá Bác Hồ, đem lại hiệu quả kinh tế cao và sản xuất rau cải được tăng lên.

Hôm nay tôi xin nhờ sự giúp đỡ của ông về việc sau đây:

Từ trước đến nay tôi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nói chung, đồ gốm cổ Việt Nam nói riêng. Gần đây, tôi mới biết là Viện Bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bảo tồn 1 lọ hoa lam Việt Nam đă được sản xuất từ Việt Nam hồi thế kỷ XV, thế kỷ XVI.

Lọ ấy mang chữ Hán như sau: Thái ḥa bát niên nam sách châu tượng nhân Bùi Thị Hư bút. Mười ba chữ Hán nói trên có nghĩa là: Năm 1450, một người thợ tên là bà (cô) Bùi Thị Hư ở Nam Sách châu vẽ hoa văn trên lọ.

Theo tôi biết th́ thời Việt Nam thuộc nhà Minh chia nước Việt Nam thành 17 phủ (tổ chức hành chính), trong đó có Lạng Giang phủ. Lạng Giang phủ có 3 châu là Lạng Giang châu, Thượng Hồng châu và Nam Sách châu. Trong Nam Sách châu có 3 huyện là Thanh Lâm huyện, Chí Linh huyện và B́nh Hà huyện. Có nghĩa là phạm vi của Nam Sách châu hồi đó là trung phần và bắc phần của tỉnh Hải Dương.

Dưới thời Vua Lê Lợi (Lê Thái Tổ) th́ chia Việt Nam thành 5 đạo (Đông, Bắc, Tây, Nam, Hải Tây). Dưới thời Lê Nhân Tông th́ tổ chức hành chính như thế nào, chúng tôi không có tư liệu để điều tra. Có lẽ không thay đổi tổ chức hành chính của hồi Lê Thái Tổ, v́ lúc Vua Lê Nhân Tông tức vị mới được 2 tuổi.

Dưới thời Lê Thánh Tông th́ đặt 12 đạo, trong đó có Nam Sách đạo và sau năm 1490, vua đó đă cải biến tổ chức hành chính và Nam Sách đạo đă trở thành Hải Dương xứ.

Vậy tôi muốn biết thời Lê Nhân Tông có Nam Sách châu không? Ở đâu? Bà (hay là cô) Bùi Thị Hư là người như thế nào? Học kỹ thuật vẽ trên gốm ở đâu? Hồi đó sản xuất gốm (ḷ gốm) đặt ở đâu?

Điều này rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ công nghiệp và vai tṛ của đàn bà nói riêng.

Xin ông chỉ thị cho những chuyên gia nghiên cứu 13 chữ Hán nói trên và nếu có kết quả th́ xin cho tôi biết qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội (hộp thư số 49 Hà Nội).

Hơn nữa nếu được th́ xin giới thiệu cho tôi những chuyên gia khảo cổ học và mỹ thuật, nghệ thuật ở tỉnh Hải Hưng để trao đổi ư kiến với nhau.

Xin cảm ơn ông!

Nay kính

M.ANABUKI
Cán bộ Bộ Ngoại giao”.

Chiếc b́nh cực kỳ quư giá này được lưu giữ ở Bảo tàng Hoàng gia Topkapi, nguyên là một cung điện cực kỳ nguy nga lộng lẫy của Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng vào năm 1465 - 1487, một biểu tượng kỷ nguyên vàng nằm trong thành phố Istanbul cổ kính nguy nga và tráng lệ của các hoàng đế Ottoman. Chiếc b́nh gốm hoa lam quư giá này được mua bảo hiểm với giá 1 triệu USD chứng tỏ nó không chỉ là bảo vật của Thổ Nhĩ Kỳ mà c̣n là của cả ngành gốm thế giới.



Chiếc b́nh triệu đô ở bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ.



Lúc ông Anabuki tham quan, nó vẫn được chú thích một cách rất hồn nhiên là gốm của Trung Quốc (TQ). Sự hồn nhiên đó cũng có lôgíc ở chỗ TQ là cái nôi của gốm sứ thế giới và những chữ in trên b́nh là chữ Hán. Tuy nhiên, ông Anabuki đă ngờ ngợ khi đọc 13 chữ Hán kia và quyết tâm t́m ra ngọn nguồn của Nam Sách châu là ở đâu? Bùi Thị Hư là ai? Cuối cùng, sau khi tra nát sử sách, ông mới biết Nam Sách châu ở Việt Nam. Vốn là một người có cảm t́nh với xứ sở h́nh chữ S, ngay từ hồi bao cấp phong tỏa gắt gao nhất, ông vẫn viết thư cho Bí thư Ngô Duy Đông với một hy vọng lấp ló cuối đường hầm.

Thông tin từ người Nhật như một tia sáng mạnh từ phương xa dội về khiến ông Bí thư nổi tiếng một thời Ngô Duy Đông, người nổi tiếng là thân dân và có tư duy cải cách nông nghiệp như Bí thư Kim Ngọc của Vĩnh Phú không thể ngồi yên.

Năm 1983, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hải Hưng, đề án nghiên cứu nghề cổ truyền gốm sứ mà đặc biệt là gốm Chu Đậu được tiến hành. Qua sự nghiên cứu, điền dă, sưu tầm và nhiều lần khai quật của Bảo tàng Hải Dương cùng các cơ quan chức năng ở trong nước cũng như ở nước ngoài đă làm phát lộ một trung tâm gốm mỹ nghệ cao cấp với hàng ngàn mẫu mă gốm Chu Đậu như bát, đĩa, b́nh lọ cùng những dụng cụ sản xuất như bao nung, con kê, ḷ đốt...

Tựa như nàng công chúa ngủ trong rừng được đánh thức, những ǵ tinh túy nhất của mấy trăm năm trước từ trong ḷng đất Chu Đậu bỗng một ngày tỉnh dậy, rủ rỉ kể chuyện xa xăm. Sự kiện này làm kinh ngạc các nhà sử học, khảo cổ học, học giả trong và ngoài nước và cũng làm sửng sốt ngay cả với người dân làng Chu Đậu.

Th́ ra gốm Chu Đậu đă lưu lạc đến 32 nước trên thế giới - đến nay c̣n nhiều vạn cổ vật quư giá đang được lưu giữ ở khắp các châu lục, có mặt ở 46 bảo tàng danh tiếng trên thế giới từ châu Á sang châu Âu. Hàng loạt sự kiện tiếp theo của ḍng gốm này làm bàng hoàng cả giới sưu tầm, nghiên cứu gốm sứ toàn cầu. Gốm cổ Chu Đậu được trục vớt từ những con tàu đắm ở dưới đáy biển Việt Nam (Cù Lao Chàm, Ḥn Dầm, Ḥn Cau, B́nh Thuận và Cà Mau).

Đặc biệt là con tàu đắm ở Cù Lao Chàm - Đà Nẵng. Với 18 nước hợp tác trục vớt trong 2 năm (1998 - 2000) đă trục vớt được từ trong con tàu đắm này hơn 40 vạn cổ vật gốm sứ Chu Đậu từ thế kỷ XV. Trong hơn 40 vạn cổ vật đó có 27 vạn cổ vật c̣n lành, ngoài phần lưu lại cho Việt Nam 10% th́ 24 vạn cổ vật mà tập đoàn trục vớt được đă mang về San Francisco và Los Angeles ở Mỹ để bán đấu giá. Theo số liệu thống kê của nhà bán đấu giá ở Mỹ, cổ vật giá thấp nhất cũng không dưới 1.000 USD, có chiếc b́nh gốm tỳ bà cổ Chu Đậu cao 24cm được các nhà sưu tầm kiên quyết tranh mua, đẩy giá lên tới 512.000USD.



Chiếc đầu rồng trấn yểm của bà Bùi Thị Hư.



Có thể nói con tàu đắm này là một kho báu, quảng bá cho tinh hoa văn hóa xứ Đông nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung ra toàn thế giới. Nói như bà Dessa Godard - Giám đốc ngành nghệ thuật châu Á của Tập đoàn đấu giá Befterfields tại San Francisco rằng: "Việc phát hiện ḍng gốm Chu Đậu, đang trả lại cho Việt Nam một chương trong di sản nghệ thuật mà người ta từng nghĩ đă hoàn toàn biến mất".

Mấy chục năm với những bằng chứng được coi là chấn động, đảo lộn mọi suy nghĩ về gốm sứ của thế giới, buộc nhiều nhà nghiên cứu gốm sứ nhất loạt phải chắp tay thốt lên rằng: "Nhất sứ Giang Tây (TQ), nhất gốm Chu Đậu". Nhất - ở đây là hàng đầu, là đỉnh cao của thế giới. Một sự so sánh quả thực trước đó kể cả những người bạo gan nhất của ngành gốm sứ Việt Nam cũng chẳng bao giờ dám mơ giữa ban ngày. Tuy nhiên, mấy chục năm sau bức thư của ngài Anabuki, việc t́m ra chủ nhân của chiếc b́nh hoa lam mà nói rộng là một trong những sư tổ của nghề gốm Chu Đậu vẫn không khác ǵ “ṃ kim đáy bể”. Mười ba chữ Hán trên chiếc b́nh hoa lam cứ như một mật mă khó hiểu, đánh đố giới khoa học dù ngay trong lá thư này, ông Anabuki đă dịch rằng, đấy là một phụ nữ, tên là Bùi Thị Hư tạo tác. Ông đề nghị các nhà khảo cổ học và nghiên cứu nghệ thuật cho biết tiểu sử của bà Bùi Thị Hư, người học nghề làm đồ gốm ở đâu mà sáng tạo nên tác phẩm xuất sắc như vậy. Ông cũng không quên nhắc rằng đây là vấn đề quan trọng về thủ công nghiệp và thương nghiệp của Việt Nam ở thế kỷ XV, đặc biệt là vai tṛ của người phụ nữ. Tuy nhiên các nhà khoa học ở ta lại nghĩ theo một xu hướng khác hẳn.

Theo ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Sử học Hải Dương, trước khi nhận được lá thư của ông Anabuki, các nhà sử học trong tỉnh đă sưu tầm được nhiều đồ gốm hoa lam và men đa màu lưu ở kho bảo tàng tỉnh từ những năm 60 của thế kỷ XX. Hiện vật tương tự cũng có ở một số bảo tàng trong nước, trong đó không ít tác phẩm của Đặng Huyền Thông, ghi rơ quê quán, ngày tháng năm sản xuất, nơi đặt hàng, người đặt hàng, hầu hết tập trung vào đời Mạc Mậu Hợp (1563 - 1593) nhưng trong nhiều năm vẫn chưa t́m ra nơi sản xuất.

Nhận được thông tin từ Anabuki do Tỉnh ủy chuyển đến, việc nghiên cứu mới thực sự tích cực, nhất là từ khi Ban Thông sử Hải Hưng thực hiện chuyên đề Nghề cổ truyền. Đây là cơ hội để t́m di chỉ sản xuất đồ gốm cổ. Sau 10 năm điền dă, nghiên cứu, kết quả là không chỉ t́m ra trung tâm gốm mỹ nghệ Chu Đậu mà tới 14 trung tâm khác trên địa bàn Hải Hưng khi đó... Tuy nhiên, để giải mă 13 chữ Hán trên b́nh gốm hoa lam nói trên, phải mất đằng đẵng ngót 30 năm...

Nam Sách châu do nhà Minh đặt liệu c̣n tồn tại đến niên hiệu Thái Ḥa (1443 - 1453), khi mà sau kháng chiến chống Minh, Lê Lợi đổi hai phủ Lạng Giang và Tân An, nguyên là Lộ Hồng và Nam Sách thời Trần thành Đông đạo? “Đại Nam nhất thống chí” cho biết, đến đời Diên Ninh (1454-1459) mới đổi thành Nam Sách Thượng Hạ Lộ. Vậy thời Thái Ḥa vẫn tồn tại Nam Sách châu. Như vậy 9 chữ đầu đă được giải mă và khẳng định tác giả viết đúng niên hiệu và địa danh đương thời. Đặc biệt hóc búa là 4 chữ cuối: "Bùi Thị Hư bút", nhiều học giả hiểu rất khác nhau. Đó quả thực là một cái bẫy. Ngôn ngữ vốn nhiều nghĩa trong những ngữ cảnh khác nhau, nhất là chữ Hán nên nhiều học giả nổi danh vẫn bị sa bẫy như thường.

"Bùi Thị Hư bút" phần lớn học giả ở Hà Nội, dịch là: Ông họ Bùi, vẽ chơi. Hồi mồ ma một giáo sư sử học họ Trần nổi tiếng, vị giáo sư này đă rất hùng hồn rằng phải đọc là Bùi Thị (tức là ông họ Bùi), phẩy, hư bút (tức là vẽ chơi), như thế mới tường minh!



Những cổ vật liên quan đến bà Bùi Thị Hư.



Lại có nhiều học giả lập luận cũng rất thuận tai rằng thời phong kiến nhất là ở thế kỷ XV nạn trọng nam khinh nữ vô cùng khắc nghiệt nên phụ nữ không có tên tục mà chỉ có tên hiệu, cũng chẳng ai là phụ nữ mà dám "kư tên" lưu danh ḿnh trên những sản phẩm buôn bán cả.

Lắm luận văn tiến sĩ khảo cổ học, nhiều sách chuyên khảo về gốm sứ, đến nay vẫn để nguyên như thế. Ngược lại, các nhà sử học địa phương mà tiêu biểu là ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Sử học Hải Dương hiểu khác. Cách hiểu khá tương đồng với ông cán bộ ngoại giao Nhật, đă dịch là: Bùi Thị Hư vẽ.

Cơ sở của nó theo ông Hoành trong lịch sử dù hiếm, vẫn t́m được không ít phụ nữ được ghi tên trên đồ gốm, với tư cách là tác giả. Để gây chú ư về vấn đề này, cánh ông Hoành giới thiệu lại sự kiện trên tại tạp chí Khoa học và ứng dụng của Liên hiệp Hội khoa học Hải Dương vào tháng 5/2005 những mong cầu một chiếc ch́a khóa hé mở cánh cửa bí mật.

Khám Phá Mới:

Những phát hiện mới về bà Bùi Thị Hư qua cuộc khai quật khảo cổ học tại Quang Tiền, Đồng Quang, Gia Lộc
(10/04/2013 10:06:40 SA)

Việc khai quật con tàu đắm tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) với trên 24 vạn đồ gốm sứ được vớt lên (không kể đồ vỡ và sót) đă phần nào thỏa măn “cơn khát” của các nhà nghiên cứu và sưu tập. Càng khẳng định những giá trị vĩ đại của gốm sứ Chu Đậu, nhiều hiểu biết về gốm Chu Đậu, một ḍng gốm hoa lam độc đáo đă được giải đáp.


 

Hố khai quật và viên gạch có khắc h́nh tượng bà Bùi Thị Hư.
 

 

Kết quả khai quật và nghiên cứu gốm Chu Đậu được công bố đă làm thay đổi nhận thức về gốm sứ Việt Nam của các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập cổ vật trong và ngoài nước. Qua 8 lần khai quật, hàng vạn hiện vật được lấy lên từ trong ḷng đất. Cùng những dấu vết ḷ nung đă khẳng định, Chu Đậu là trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 16. Việc khai quật con tàu đắm tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) với trên 24 vạn đồ gốm sứ được vớt lên (không kể đồ vỡ và sót) đă phần nào thỏa măn “cơn khát” của các nhà nghiên cứu và sưu tập. Càng khẳng định những giá trị vĩ đại của gốm sứ Chu Đậu, nhiều hiểu biết về gốm Chu Đậu, một ḍng gốm hoa lam độc đáo đă được giải đáp.

Tuy nhiên, chủ nhân của người đă để lại lưu bút trên chiếc b́nh gốm ở Thổ Nhĩ Ḱ vẫn là một ẩn số chưa được giải mă. 13 chữ Hán phiên âm là: Thái Ḥa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi Thị Hư bút đă được một số nhà nghiên cứu dịch là: Năm Thái Ḥa thứ 8 (1450) tại châu Nam Sách có một ông thợ gốm họ Bùi vẽ chơi, mà không tin rằng đó là tác phẩm của người phụ nữ Bà Bùi Thị Hư.

Trong khi các nhà nghiên cứu c̣n đang tranh luận có hay không có nhân vật Bùi Thị Hư th́ những người làm công tác khảo cổ học và bảo tàng ở Hải Dương vẫn khẳng định có bà Bùi Thị Hư tài hoa đă vẽ trên chiếc b́nh gốm hoa lam lưu giữ tại Thổ Nhĩ Ḱ. Sự khẳng định này xuất phát từ thực tế của tỉnh Hải Dương đă từng có nhiều phụ nữ nổi tiếng tài giỏi: nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam bà Nguyễn Thị Duệ (c̣n gọi là bà Chúa Sao Sa) quê ở Kiệt Đặc, Văn An Chí Linh mà khu lăng mộ tôn thờ bà được liệt vào hàng Chí Linh Bát Cổ. Bà Nguyễn Thị Trị (tức Bà Bổi Lạng) ở Tứ Kỳ, giỏi giang buôn bán và giàu có mà dân gian c̣n truyền lại:

Thứ nhất Cô Đỏ Thanh Hoa

Thứ nh́ Bổi Lạng, thứ ba Thạch Sùng.

Bà đă bỏ nhiều tiền của ra bắc cầu đá và tu sửa đ́nh chùa. Hiện nay quê hương vẫn c̣n lăng mộ của bà.

Bà Quận quế Nhữ Thị Nhuận, quê ở Hoạch Trạch, B́nh Giang, khi mất mùa đói kém, dân quê nổi loạn khắp nơi, quân triều đ́nh bất lực, bà một ḿnh thân gái xin vào phủ dụ và thành công. C̣n biết bao người phụ nữ tài giỏi khác như bà Chúa Chén (Ô Mễ - Tứ Kỳ), bà Đặng Thị Cúc (Hồng Hưng - Gia Lộc), bà Vương Thị Ngọc Viên (Thái Tân - Nam Sách)...

Mặt khác, thực tế lịch sử đá có nhiều người phụ nữ được ghi danh trên đồ gốm như bà Nguyễn Thị Đỉnh vợ nghệ nhân Đặng Huyền Thông, bà Đỗ Thị Hảo ở Bát Tràng...

Sự khẳng định đó đă trở thành hiện thực, vào cuối năm 2005, tại thôn Quang Tiền xă Đồng Quang, huyện Gia Lộc đă phát hiện được nhiều di vật của một trung tâm sản xuất gốm sứ thời Lê. Điều đặc biệt hơn là tại đây đă phát hiện ra nhiều tư liệu liên quan đến bà Bùi Thị Hư người đă để lại lưu bút trên chiếc b́nh hoa lam tại Thổ Nhĩ Ḱ. Bảo tàng Hải Dương đă tiến hành nhiều đợt điền dă tại đây.

Ngày 14/11/2011, được phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bảo tàng đă tiến hành khai quật tại thôn Quang Tiền, xă Đồng Quang. Địa điểm khai quật là khu đất của gia đ́nh ông Bùi Văn Lợi, nơi có nhiều di vật được phát hiện liên quan đến bà Bùi Thị Hư. Kết quả tại hố khai quật thứ nhất đă phát hiện được 1 viên gạch màu đỏ nhạt, dài 22 cm, rộng 17,2 cm dày 4,5 cm, trên mặt có khắc về h́nh tượng nữ giới, bên cạnh có ghi chữ Hán:

Phiên âm: Cổ tượng h́nh tổ cô, hiệu Vọng Nguyệt, nguyên thị chủ thập dư trang phường đào từ b́nh. Đại loạn hoá tượng hoạ lai truyền hậu dă.

Dịch nghĩa: H́nh tượng cổ tổ cô tên hiệu là Vọng Nguyệt, nguyên là chủ trên 10 trang phường gốm. Do đại loạn tượng phải hóa (hủy đi) mất vẽ lại để truyền cho đời sau.

Trên viên gạch có đặt 1 đĩa gốm hoa lam chân cao, có nắp đậy, bên trong đĩa có 9 đồng tiền kim loại.

Căn cứ vào tấm bia mộ chí của bà Bùi Thị Hư khắc dựng ngày 10/10 năm Cảnh Thống (Nhâm Tuất- 1502) được lí trưởng Bùi Đức Nhuận sao lại năm Bảo Đại (Nhâm Thân -1932) cho biết: Bùi Thị Hư người vợ ḱ tài, hiệu là Vọng Nguyệt, là con gái trưởng của quan Mă vũ Bùi Đ́nh Nghĩa, cháu 3 đời lăo tướng Bùi Quốc Hưng, th́ h́nh người phụ nữ khắc trên viên gạch chính là h́nh tượng của bà Bùi Thị Hư. Trước đây ở Quang Ánh đă có nơi thờ bà và có tạc tượng để thờ. Điều đặc biệt nữa là h́nh tượng này hoàn toàn giống với pho tượng gốm được trục vớt tại tàu đắm Cù Lao Chàm và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Kể từ khi khai quật tàu đắm Cù Lao Chàm đến nay, pho tượng gốm đó vẫn đưa ra trưng bày và giới thiệu là tượng nữ quư tộc. Nhân những phát hiện trong đợt khai quật này, chúng tôi đề nghị nên trả lại đúng tên cho pho tượng gốm đó là tượng bà Bùi Thị Hư, người phụ nữ tài hoa và là chủ nhân của những ḷ gốm Chu Đậu nổi tiếng.

Nguyễn Duy Cương (Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương)

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18