Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Cách phân biệt Chùa, Đ́nh, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am

Không phải ai cũng hiểu được ư nghĩa của những địa điểm thờ cúng như đ́nh, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am...

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đ́nh, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,… Nhưng không phải ai cũng hiểu được ư nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.

Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ư nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đ́nh mà cũng không hiểu v́ sao cái đ́nh lại “mọc” lên ở đó,…

V́ vậy, chúng tôi đă biên tập bài viết này để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ư nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

Chùa là ǵ?

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.

Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

chua-Long-Son-Nha-Trang-2.jpg

 

Đ́nh là ǵ?

Đ́nh là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đ́nh được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Cach phan biet Chua, Dinh, Den, Mieu, Nghe, Dien, Phu, Quan, Am - Anh 1

Đ́nh làng Đ́nh Bảng.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, v́ hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của ḿnh tại nơi ở mới.

 

Đền là ǵ?

Đền là công tŕnh kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Cach phan biet Chua, Dinh, Den, Mieu, Nghe, Dien, Phu, Quan, Am - Anh 2

Đền Kiếp Bạc.

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.

Đền Voi Phục, đền Bạch Mă, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

 

Miếu là ǵ?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.

Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

 

mieu_noi_tren_song_vam_thuat_3.jpg

Miếu nổi trên sông Vàm Thuật

 

dulich4phuong.net  Mieu noi tren song Vam Thuat

Trên cổng miếu đều có h́nh tượng long, ly, quy, phụng và các phù điêu như hoa cúc dây, lá nho, sông nước... Toàn bộ các cột, tường của miếu được cẩn sứ, ghép h́nh tỉ mỉ.

Miếu thường được xây trên g̣ cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đ́nh. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Miếu nhỏ c̣n được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)

 

Nghè là ǵ?

Một h́nh thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).

1.     Đền Nghè

Cổng tam quan đền Nghè, Lê Chân, Hải Pḥng

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xă nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.

Hiện ngôi nghè cổ nhất được t́m thấy từ thế kỷ XVII.

 

Điện thờ là ǵ?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một h́nh thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

 

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mă,…

 

Pḥng chính giữa là Điện thờ lớn nhất có bàn thờ Tam Thánh Mẫu trên cao phía sau, với tượng  Tam Mẫu: Thiên Phủ (chính giữa khăn đỏ) Nhạc phủ (bên trái  khăn xanh ) và Thoải phủ (bên phải khăn trắng) phía trước có bàn thờ  Ngọc Hoàng và Ngũ vị Thần Vương.

 

 Bên phải của điện thờ chính là bàn thờ  riêng biệt thờ Ông Hoàng Mười.

 Bên trái thờ có một bàn thờ khác thờ một vị Thần mặt đỏ.

 

http://2.bp.blogspot.com/--Y7p_diIl6w/VRvovqhjk0I/AAAAAAAAK_I/86qY7AXHN4Q/s1600/P1300472_NgocHoang_NguViTonQuan.jpg 

http://3.bp.blogspot.com/--QvykQ7XCz8/VRvqtTLu1mI/AAAAAAAAK_U/EhvdichqAAw/s1600/P1300478_TamThanhMau_Thien_Nhac_Thoai.jpg

 

http://3.bp.blogspot.com/-zr8_aTggdmg/VRvrBxJv9sI/AAAAAAAAK_c/mCmdBjg5nB8/s1600/P1300470_HoangBay_DiaPhu.jpg

 

http://2.bp.blogspot.com/-sN0-UJkpdDs/VRvrVFc-wLI/AAAAAAAAK_k/vqieDVStTj4/s1600/P1300490_Than.jpg

 

 

Phủ là ǵ?

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).

Ngôi phủ sớm nhất c̣n lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

 

Về Phủ Giầy xem hầu đồng: Tín ngưỡng hay mê tín?

Một vấn hầu đồng tại Phủ Giầy - Nam Định.

 

Nam Định nổi tiếng về một địa danh gắn với tín ngưỡng đặc biệt, đó là đạo Mẫu, thờ bà Chúa Liễu Hạnh và tam phủ công đồng.

 

Phủ Giầy là trung tâm của quần thể di tích thờ Mẫu, gắn với cuộc đời ba lần sinh hóa của bà Liễu Hạnh. Một năm 2 đợt bắt đầu từ tháng Giêng và tháng 10, Phủ Giầy (Nam Định) lại tấp nập "con nhang, đệ tử" lui tới.

 

 

Quán là ǵ?

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lăo (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lăo ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.

Cach phan biet Chua, Dinh, Den, Mieu, Nghe, Dien, Phu, Quan, Am - Anh 3

Bích Câu đạo quán.

 

Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đă đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lăo giáo, và điện thờ đạo Lăo có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.

Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lăo Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).

Có thể kể tới các quán điển h́nh như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

 

Am là ǵ?

 

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tṛn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

http://images.tienphong.vn/Uploaded/OldImages/950/236950.jpg

 

http://vignette3.wikia.nocookie.net/tudientiengdiaphuong/images/b/b2/55260882-1256971473-am-tho-co-ma.jpg/revision/latest?cb=20150112090809&path-prefix=vi

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở băi tha ma cũng gọi là Am.

 Nguồn: Hành tŕnh tâm linh

Post ngày: 12/08/18 

Nguồn: Internet

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18