Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
 

Cả năm chỉ một phiên chợ Tết

Trên mọi miền đất nước, ở nhiều địa phương có những chợ chỉ họp phiên duy nhất trong năm - đó là khi Tết đến xuân về. Chợ phiên độc đáo này là nơi gặp gỡ tâm t́nh, trao duyên; là nơi sinh hoạt văn hoá dân gian, cầu chúc những điều may mắn tốt lành đến trong năm mới.

Chợ Khau Vai: thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang - nơi tụ hội các dân tộc vùng rẻo cao. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch. Mọi người đủ các lứa tuổi đến đây, từ nam nữ thanh niên đến ông già bà cả đầu bạc răng long. Thanh niên đến để ḥ hẹn trao duyên, t́m bạn trăm năm, c̣n ông già bà lăo đến để ngắm nh́n con cháu nên duyên và để mai mối cho chúng nên vợ thành chồng (c̣n gọi là chợ t́nh).

Chợ Tam Đông: thuộc địa phận xă Hương Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Chợ cũng chỉ họp phiên duy nhất vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch. Đây không phải là nơi buôn bán giao lưu hàng hóa sản vật mà là nơi trai gái ḥ hẹn bạn t́nh (cũng gọi là chợ t́nh). Sau khi ḥ hẹn trao đổi, họ rủ nhau tham gia các tṛ chơi dân tộc như ném c̣n, múa xoè, thổi kèn, hát lượn.

Chợ Viềng: thuộc tỉnh Nam Định. Chợ họp duy nhất vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Chợ thu hút khách hàng thập phương từ Thanh Hoá, Nghệ An ra, từ Bắc Giang, Hải Pḥng về. Chợ đông vui sầm uất, đầy đủ các mặt hàng, nhưng có điều lạ là có nhiều mặt hàng đem ra chợ cho vui chứ không bán như lọ độc b́nh, chậu cây cảnh, bát đĩa cổ... Ngoài trao đổi mua bán thông thường, chợ c̣n có các thứ để mua may bán rủi. Bởi thế ai đi chợ Viềng cũng phải mua hoặc, bán một thứ ǵ đó.

Chợ Bến: Thuộc địa phận thị xă Đồng Hới, tỉnh Quảng B́nh. Chợ không cố định ở một điểm mà nhóm họp ven sông Nhật Lệ, họp một phiên trong ba ngày đầu năm âm lịch. Chợ bầy bán đủ các mặt hàng trên rừng dưới biển. Điều đặc biệt là mọi người đều chào hỏi nhau dù không quen biết và không cần thách giá c̣ kè trong mua bán.

Chợ Đ́nh Bích La: Thuộc địa phận làng Bích La, xă Triệu Đông, cách thành phố Quảng Trị 14km. Chợ họp một phiên duy nhất vào ngày mồng 3 Tết Nguyên đán trong năm. Chợ bán đầy đủ mọi thứ hàng hoá sản vật. Tương truyền ở đây từ xa xưa có một con rùa vàng chỉ xuất hiện vào ngày mồng 3 Tết, sau đó đột nhiên hoá đá. Dân làng lập đ́nh thờ và tổ chức họp hội chợ vào ngày mồng 3 Tết hằng năm với hy vọng sự huyên náo sẽ làm rùa tỉnh giấc mà đem điều tốt lành đến. Từ đó trở thành phiên chợ đặc biệt này.

Chợ Đồng Yên Đổ: Thuộc địa phận làng Yên Đổ, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch hàng năm, từ sáng đến hết ngày với đầy đủ hàng hoá sầm uất. Đặc biệt là buổi sáng có cuộc thi thơ do các cụ phụ lăo trong làng tổ chức tại ngôi đ́nh làng cạnh chợ. Người trúng giải nhất được mời cùng các cụ phụ lăo nếm rượu chấm thưởng cho loại rượu ngon nhất dùng để tế tự đầu năm.

Chợ Mục đồng Yên Như: thuộc địa phận xă Yên Như, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày 28 tháng Chạp hàng năm. Đây là chợ dành cho trẻ mục đồng (chăn trâu). Hàng hoá là sản vật của gia đ́nh các em làm ra như bánh trái, hoa quả, gà vịt, rổ rá, mũ nón...

Chợ Ó: Thuộc địa phận huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chợ họp một phiên vào ngày mồng 4 Tết Nguyên Đán, bán một loại mặt hàng đặc biệt là gà quạ tức gà đen (ó đen) với giá rẻ như bèo. Dân làng Ó cho rằng bán gà quạ để người ta cúng thần linh th́ ḿnh cũng sẽ gặp nhiều điều may mắn tốt lành. Ngoài gà quạ, họ c̣n đem những đồ vật cũ ra bán với giá tượng trưng để nhằm mục đích mua may bán rủi - không có chuyện mặc cả, c̣ kè và tiền không cần đếm.

Chợ Gia Lạc: thuộc địa phận xă Gia Lạc, thành phố Huế. Chợ họp phiên duy nhất vào ngày mồng 1 Tết Nguyên đán. "Chợ bán la liệt đồ chơi trẻ con, các món ăn đặc sản xứ Huế" như nem chua An Cựu, mè xửng Huế, rồi bún ḅ, bánh bèo, bánh xu xê, chuối ngự Nam Giao, trầu cau Nam Phổ, quưt Hương Cần...

Chợ Trường Úc: thuộc địa phận xă Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh B́nh Định, cách thành phố Quy Nhơn 8km (c̣n gọi là chợ t́nh). Chợ họp phiên duy nhất vào Ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán bên con sông Trường Uác, dưới chân núi Úc. Chợ có từ thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ đóng doanh trại nơi đây đă hơn 200 năm có lẻ. Người đi chợ (chủ yếu là nam nữ thanh niên) đến đây không phải để mua bán, trao đổi hàng hoá mà chủ yếu là nơi ḥ hẹn, trao duyên, kết t́nh đôi lứa với lời thề non, hẹn biển đă thành ca dao xứ B́nh Định: Chừng nào Trường Úc hết vôi - Th́ em hết đứng hết ngồi với anh.

Xuân về nếu có dịp, xin mời bạn hăy đến những phiên chợ đặc biệt này bởi một năm chỉ có một phiên mà thôi!

Hoàng Tú (st)

Xem thêm

Muôn màu chợ Tết.

Mỗi độ xuân về, tạm gác buồn lo, mọi người nô nức đổ ra chợ để sắm Tết, nhất là từ 23 tháng Chạp cúng ông Táo trở đi, chợ tết tại các địa phương ngày càng rộn rịp, có nơi h́nh thành cả chợ đêm, chợ tết cũng là nơi mọi người trao đổi hàng hoá, mua bán các thứ vật dụng cần thiết. ở nước ta có những vùng chỉ tổ chức họp chợ vào những ngày giáp tết, nhằm phục vụ cho khách du lịch, hoặc các h́nh thức hái lộc đầu xuân, xin xăm cầu điều hạnh phúc. Điểm qua một số chợ xuân khá đặc biệt ở khắp miền đất nước.

Chợ Tết mục đồng Yên Thư.

Tại vùng quê của xă Yên Thư, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, theo truyền thống xa xưa để lại, người dân ở đây có lệ nhóm chợ tết  đặc biệt cho giới “mục đồng”, thông lệ chợ này đựơc nhóm vào ngày 28 tháng Chạp hàng năm. Vào sáng ngày 28 các trẻ em “ mục đồng” đựoc cha mẹ cho bận quần áo mới rủ nhau đi đến đây để họp chợ. Các em bé chăn trâu, ḅ, gia súc… này sẽ trưng bày hàng của ḿnh trên 1 khoảng đất trống trải, do đó tạo nên một khung cảnh ồn ào, tấp nập đúng như  một phiên chợ tết thực sự. Các em sẽ bày trước mặt ḿnh những sản phẩm của gia đ́nh làm ra như: hoa giấy, các loại bánh trái, gà vịt, mũi đệm… và chợ tết của các em buôn bán thật sự kéo dài cho đến hết ngày hôm ấy.

Chợ tết đồng quê ở làng Yên Đỗ.

 Làng Yên Đỗ, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam c̣n giữ lại lệ xưa. Cả làng sẽ nhóm chợ phiên độc nhất trong năm vào ngày 25 tháng Chạp trên một cánh đồng làng. Buổi sáng ngày hôm đó, làng đều tổ chức cuộc thi thơ,  chủ tŕ do các cụ lớn tuổi thích văn thơ đứng ra tổ chức, địa điểm tại một ngôi đ́nh gần chợ. Nhiều nhà văn, nhà thơ ở các địa phương lân cận cũng sẽ tựu về đây tham dự và thưởng thức chợ tết. Sau cuộc thi thơ, người đoạt giải sẽ được thưởng thức rượu ngon cùng các già làng, nhằm lựa ra được loại rượu ngon nhất dùng vào việc cúng tế thần hoàng đầu năm.

Chợ t́nh tại xă Tam Lộng.

Vùng đất nông thôn của xă Tam Lộng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, có tục lệ họp chợ “t́nh yêu” hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp, khác hẳn những phiên chợ tết khác là trao đổi, mua bán hàng hoá, chợ t́nh Tam Lộng là nơi trai gái chưa lập gia đ́nh đến đây để t́m hiểu, hẹn ḥ, chợ tổ chức công khai cho trai gái giao duyên, nhiều thanh niên các dân tộc nhân dịp này đến đây để kiếm ư trung nhân. Tại chợ có nhiều nghệ nhân đến đây hoà nhạc bày nhiều nhạc cụ dân tộc tạo thêm không khí rộn ràng cho phiên chợ, mọi người tề tựu tại đây, thăm hỏi sức khoẻ lẫn nhau, tặng quà tế và rủ nhau vào các hàng quán để ăn uống, chợ cũng tổ chức các tṛ vui chơi như: ném c̣n, đá cầu, múa xoè, hát lượn… và cuộc vui diễn ra suốt cả ngày. Tại đây các cặp trai gái có dịp làm quen nhau, sau đó các cụ sẽ làm mai mối, sau phiên chợ này, đă có nhiều đôi “kết tóc se tơ” gắn bó cuộc đời với nhau đến răng long đầu bạc.

Chợ Tết ở g̣ chân núi Trường Úc.

"Chợ họp một năm có một phiên
Người bán người mua ở khắp miền
Mùng một kêu nhau đi họp chợ
Tưng bừng khăn áo bước chân chen".

Những câu thơ trong bài “ Chợ G̣” của Nguyễn Văn Chương đă nêu lên khái quát khung cảnh chợ. Chợ G̣ Trường Úc có tục lệ nhóm chợ tết vào đúng ngày mùng một, địa điểm được tổ chức trên một g̣ đất cao ở dưới chân núi Trường Úc, nằm cạnh thị trấn Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 8 km.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18