(VOV4) - Đám
cưới là ngày vui, ngày hạnh phúc trong cuộc đời mỗi người, nhưng các
cô gái người Ngái trước khi đi lấy chồng lại dấm dứt khóc, lại u sầu,
hoang mang. Có cô khóc liền 7 ngày trước khi về nhà chồng, khóc đến
khi chú rể rước dâu về. Thậm chí, họ hàng, bạn bè cũng đến… khóc
cùng. Thật là một chuyện lạ!
Ngày trước, đám cưới của người Ngái
khá nặng về lễ vật. Ngoài tiền mặt, thịt, rượu, gạo, chè, thuốc… nhà
gái thách cưới, nhà trai phải sắm đủ chăn màn, quần áo cho con dâu.
Bà Hà Thị Hường, ở xóm Tam Thái, xă Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên kể, đến thế hệ bà th́ những thủ tục rườm rà và lễ vật
thách cưới mặc dù vẫn được đề cao, nhưng đă giảm đi nhiều so với
trước:
-Trước, ăn hỏi, nhà gái thách nhà
trai phải cho bao nhiêu bộ quần áo, chăn màn. Mẹ tôi, từ lúc lấy
chồng đến lúc già, quần áo mặc vẫn c̣n. Nhiều, đủ cái tủ to 2 người
khiêng!
Thế nhưng, theo bà Hường, điều đặc
biệt nhất trong đám cưới của người Ngái không phải là lễ vật mà là ở
tục… cô dâu khóc trước khi về nhà chồng. Sau ngày ăn hỏi, tức là sau
khi đă nhận đủ những lễ vật của nhà trai, đáng lẽ, nhà gái phải vui
mừng, rôm rả, th́ ngược lại.
“Tiền vàng, gạo thuốc của “nhà người
ta”, cha mẹ ḿnh đă nhận rồi; quần áo, chăn màn “người ta” mang đến,
ḿnh cũng đă nhận, ḿnh phải ăn ở sao cho tṛn đạo làm dâu con, làm
vợ” - bà Hường bảo. Đó là suy nghĩ, là trăn trở của hầu hết
các cô gái người Ngái trước ngày cưới. Cộng với tâm lư sắp phải xa
bố mẹ, xa gia đ́nh, nên các cô không ḱm nén được cảm xúc.
Vợ chồng già người Ngái. Ảnh: KT
Ngày lấy chồng, bà Hường khóc 7 ngày.
Thời đó, có người c̣n thuê người về khóc. Chị em thân đến chơi nhà,
mẹ cô dâu bảo: Mày ở đây khóc với nó, bao giờ nó đi lấy chồng hăy
về.
Các cô gái Ngái khóc có bài có bản,
rằng bố mẹ nuôi con trưởng thành, giờ con đi không biết ra sao,
sướng hay khổ… Con gái khóc, bố mẹ cũng khóc. Khóc rằng: Thôi con cứ
về, chịu khó làm ăn. Đừng láo lếu, người ta đánh khổ. Người ta dạy
thế nào th́ phải nghe thế.
Anh trai, em trai, chị em cô dâu cũng
khóc. Khóc đến bao giờ em ra cửa th́ thôi. Chia tay, các anh khuyên
em: “Em về thôi, đừng khóc nữa. Em về ngoan ngoăn làm ăn, không để
bố mẹ chửi, anh em chửi, mang tiếng bố mẹ ḿnh”. Có cô dâu khóc tới
khi nhà trai đến đón dâu, khóc đến không ăn được cơm, anh trai phải
bón!
Cô gái bày tỏ sự biết ơn, t́nh cảm
với bố mẹ, anh chị em trong lời khóc. Cha mẹ dạy bảo con cách làm ăn,
đối nhân xử thế, anh chị dặn ḍ em bằng lời khóc. Ông Hoa Huân, ở
xóm Tam Thái, bảo rằng khóc trong đám cưới không giống như khóc khi
nhà có người mất hay có chuyện ǵ buồn phiền. Khóc đấy, nhưng mà vẫn
vui: “Khóc như là hát, v́ lo lắng, v́ thương nhớ cha mẹ. Nhưng,
trong lời khóc vẫn vui , v́ đi lấy chồng mà. Phong tục của người
Ngái là phải khóc, nhưng mà người ta không khóc nức nở, mà khóc
than, khóc để dặn ḍ, dạy bảo. Lời khóc vừa giống lời dặn ḍ, lại
giống lời hát”.
Ngày nay, các cô gái người Ngái vẫn
khóc trong ngày cưới của ḿnh, nhưng chỉ buổi tối trước ngày cưới.
Khi nhà trai rước dâu, cô dâu vẫn khóc khi bước ra cửa nhà ḿnh.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn dùng lời khóc dặn ḍ con gái trước khi về nhà
chồng. Phong tục cũ đă được cải tiến, phù hợp với hoàn cảnh và đời
sống mới.