Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Dân cư


Dân tộc Cống

Tên dân tộc: Cống (Xắm Khống, Mâng Nhé, Xá Xong).
Dân số: 1.676 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ven sông Đà.

Phong tục tập quán:

Thờ cúng tổ tiên, có một số lễ cúng tập thể, có nghi lễ cầu mùa màng. Hôn nhân tự do. Nhà trai chủ động trong cưới xin, có tục ở rể vài ba năm. Phụ nữ búi tóc ngược lên đỉnh đầu là đă có chồng. Thường có vài ba con mới làm lễ cưới, nhà trai có bạc nén cho nhà gái, cô dâu phải có của hồi môn để đem về nhà chồng. Người cùng họ cách nhau 7 đời mới được lấy nhau. 

Người Cống ở nhà sàn, mỗi ḍng họ có một trưởng họ để lo việc chung.

Ngôn ngữ: 
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng

Văn hoá:
Có lịch riêng. Có nền văn hoá văn nghệ dân gian phong phú, những làn điệu dân ca trữ t́nh sâu lắng.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, trồng bông để đổi lấy vải. Nghề thủ công: đan lát đặc biệt là đan chiếu mây nhuộm đỏ.

 

Dân tộc Cơ Ho

Tên dân tộc: Cơ Ho (Xrê, Nộp, Cơ Lon, Chil, Lát, Tring).
Dân số: 128.723 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng).

 

Phong tục tập quán:

Thờ nhiều thần linh như thần Mặt Trời, thần Núi, thần Sông... Sống định cư.

Người con gái đóng vai tṛ chủ động trong hôn nhân. Hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. 

Văn hoá:
Thơ được gọi là Tampla, giàu chất trữ t́nh. Có nhiều vũ khúc cổ truyền thường tŕnh diễn trong các dịp lễ hội. Nhạc cụ cổ truyền: Chiêng, trống da nai, khèn bầu, khèn môi, đàn 6 dây...

Kinh tế:
Sống chủ yếu bằng lúa rẫy và lúa nước. Công cụ làm rẫy gồm ŕu, xà gạt, xà bách, gậy chọc lỗ...
 

Dân tộc Cờ Lao

Tên dân tộc: Cờ Lao (Ke Lao).
Dân số: 1.865 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Hà Giang.

 

Phong tục tập quán:
Họ sống trên núi cao. ở nhà đất, mỗi bản có khoảng 15-20 nhà. Con cái theo họ cha. Người Cờ Lao có tục đốt nhau của trẻ sơ sinh và làm lễ đặt tên con sau 3 ngày. Thờ cúng tổ tiên 3-4 đời, thờ thần đất tại nhà, thờ thần nương tại hốc đá cao nhất trên nương.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai.

Văn hoá:
Hàng năm có nhiều ngày lễ, trong đó Tết Nguyên Đán là lớn nhất.

Trang phục:
Nữ mặc áo dài 5 thân, cài nách.

Kinh tế:
Làm nương trồng lúa, trồng ngô. Nghề thủ công phổ biến là đan lát và làm đồ gỗ như phên, cót, nong bồ, bàn ghế, yên ngựa... 
 

Dân tộc Cơ Tu

Tên dân tộc: Cơ Tu (Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca Tang).
Dân số: 50.458 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam), huyện A Lưới, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế).


 
Phong tục tập quán:
Thờ cúng Giàng (thần). Nhà sàn của người Cơ Tu dựng theo h́nh vành khuyên hoặc gần giống như thế. Ngôi nhà rông cao, to, đẹp hơn cả, là nơi tiếp khách chung, hội họp, cúng tế, tụ tập chuyện tṛ vui chơi. Người Cơ Tu theo chế độ phụ hệ, con lấy họ cha, chỉ con trai mới được thừa hưởng gia tài. Việc kết hôn thường mang tính gả bán.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
 
Trang phục:
Nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy, áo. Đồ trang sức phổ biến là ṿng tay, ṿng cổ, khuyên tai.

Kinh tế:

Trồng cây lương thực theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt. Ngoài ra c̣n chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, đánh cá, săn bắn. Trao đổi hàng hoá theo cách vật đổi vật. 
 

Dân tộc Cống, Cơ Ho, Cờ Lao, Cơ Tu, Dao,

Dân tộc Dao

Tên dân tộc: Dao (Mán, Đông, Trại, D́u Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Đầu).
Dân số: 620.538 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung Du và ven biển Bắc Bộ. 

 

Phong tục tập quán:

Thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Qua tên đệm xác định ḍng họ và thứ bậc. Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. Nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trệt.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông - Dao. 

Văn hoá:
Chữ viết là Hán được Dao hoá (chữ Nôm Dao). 

Trang phục:

Nam mặc quần, áo. Nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn.

Kinh tế:
Trồng lúa nương, ruộng nước và hoa màu. Nghề thủ công phát triển: dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu...

 

Dân tộc Ê Đê

Tên dân tộc: Ê Đê (Ra Đê, Đê, Kpa, Adham, Krung, Ktal, Dlieruê, Blô, Epan, Mdhur, Bích).
Dân số: 270.348 người (năm 1999)
Địa bàn cư trú: Đắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai, phía tây của hai tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên.
 
   
(Chi tiết)

 

Phong tục tập quán:

Thờ nhiều thần linh. Nhà sàn và nhà dài. Một nửa chính (Gah) để tiếp khách, nửa c̣n lại sinh hoạt gia đ́nh (Ôk). Đầu nhà có sân sàn. Sân sàn ở cửa chính gọi là sân khách. Duy tŕ chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ. Con trai không được thừa kế. Đàn ông ở nhà vợ, nếu vợ chết chị em nhà vợ không c̣n ai thay thế th́ về ở với chị hoặc em gái.

Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuôc hệ Mă Lai - Đa Đảo.

Văn hoá: 
Nhạc cụ có chiêng, cồng, trống, sáo, khèn, đàn. Đing năm là nhạc cụ phổ biến và yêu thích. Kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, cao dao, đặc biệt là trường ca, sử thi (Khan).

Trang phục:
 
Nữ mặc áo, quấn váy màu chàm, hoa văn sặc sỡ. Nam đóng khố, mặc áo. Đồ trang sức: bạc, đồng, hạt cườm.
 

Kinh tế:
Làm rẫy, trồng trọt, chăn nuôi, đan lát, dệt. Nhóm Bích làm ruộng nước theo lối cổ xưa.
 

Dân tộc Giáy

Tên dân tộc: Giáy (Nhắng, Dẳng, Pâu Th́n, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ)
Dân số: 49.098 người (năm 1999)
Địa bàn cư trú: Tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. 

 

Phong tục tập quán:
Thờ tổ tiên, thờ cả bà mụ liên quan đến sinh đẻ và trẻ sơ sinh, thờ thần thổ... Làng người Giáy đông đúc, có khi tới cả trăm nhà. Họ ở nhà sàn hoặc ở nhà trệt. Gian giữa bao giờ cũng để tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên. Người chồng, người cha có vị thế nổi bật trong gia đ́nh. Con cái lấy họ cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin. Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong sinh nở yên lành.

Ngôn ngữ:
Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái.

Văn hoá:
Có vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao...

Trang phục: 
Nam mặc quần, áo, vấn khăn. Nữ có áo 5 thân xẻ nách bên phải cài cúc, mặc quần, đầu đội khăn hoặc vấn tóc để trần.

Kinh tế:
Làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi. Nuôi nhiều ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ. 
 

Dân tộc Gia Rai

Tên dân tộc: Gia Rai (Giơ Rai, Tơ Buăn, Hơ Bau, Hdrung, Chor)
Dân số: 317.557 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.

 
Phong tục tập quán:

Thờ thần (Giàng), nhiều nghi lễ liên quan đến thần trong sản xuất. Duy tŕ chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ và được chia tài sản khi lấy chồng. Hôn nhân tự do, con gái chủ động việc hôn nhân. Con trai ở rể, không được thừa kế tài sản.

Sống thành làng, ở nhà sàn, mỗi làng có nhà rông. Già làng là người đứng đầu buôn. 

Ngôn ngữ: 
Ngôn ngữ thuộc hệ Nam đảo

Văn hoá:
Nhạc cụ có chiêng, cồng, đàn T'rưng, đàn tưng nưng, đàn klông pút. Có truyền thống múa hát. Nhiều trường ca, truyện cổ nổi tiếng.

Trang phục: Giống các dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên.

Kinh tế:
Làm nương rẫy, lúa. Chăn nuôi, đặc biệt có nuôi voi. Nghề thủ công: đan lát, dệt vải. Nghề phụ: săn bắt, hái lượm, đánh cá. 


 

Dân tộc Giẻ Triêng

Tên dân tộc: Giẻ Triêng (Dgích, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triềng, Treng Ta Liêng, Ve, La Ve, Bnoong, Ca Tang).
Dân số: 30.243 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Ninh.
 

 

Phong tục tập quán:
Thờ thần linh. Việc cúng bái và xem điềm báo lành, dữ là phổ biến. Vật tế thần lớn nhất là con trâu. ở nhà sàn dài, các nhà trong làng được xếp thành h́nh tṛn xung quanh nhà rông. Con gái chủ động trong việc hôn nhân.

Ngôn ngữ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. 

Trang phục: 
Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy quấn hoặc váy ống và che ngực bằng yếm hoặc chính ống váy kéo lên. 

Kinh tế:
Sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, ngoài ra c̣n săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, hái lượm... 

 

Dân tộc Hà Nh́

Tên dân tộc: Hà Nh́ (U Ní, Xá U Ní).
Dân số: 17.535 người (năm 1999).
Địa bàn cư trú: Lai Châu, Lào Cai.


Phong tục tập quán:

Thờ tổ tiên, sống định cư, có nhiều ḍng họ, hàng năm cả ḍng họ có tục tập trung nghe kể về gia phả. Hôn nhân tự do nhưng phải qua hai lần cưới. Lần cưới đầu, cô dâu về ở nhà chồng và đổi họ theo chồng (cũng có nơi ở rể). Khi làm ăn khấm khá, có con, họ tổ chức cưới lần hai. Khi có ma chay, phải rỡ bỏ tấm liếp của buồng người chết, phá bàn thờ tổ tiên làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày giờ tốt đem chôn. 

Ngôn ngữ: 
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng

Văn hoá:
Có nhiều truyện cổ, truyện thơ dài. Nam nữ có điệu múa riêng. Trai gái tỏ t́nh dùng khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Con trai gảy đàn La khư, con gái thổi Am-ba, Mét-đu, Tuy-huư. Có nhiều bài hát ru, hát đối, hát đám cưới, đám ma.

Trang phục:
Hoa văn màu sặc sỡ (ở Lai Châu), màu xanh chàm (ở Lào Cai).

Kinh tế:
Trồng lúa, có nơi làm ruộng, làm rẫy, làm ruộng bậc thang, đào mương đắp đập lấy nước. Chăn nuôi phát triển. Nghề thủ công: đát lát, dệt vải.

 

Nguồn: vietnamtourismgov

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18