|
Người Chăm H’roi
“nuôi ma”(VOV4)
- Xong lễ chôn cất người chết, người Chăm H'roi ở Sơn Ḥa (Phú Yên)
cho rằng mối quan hệ giữa người sống với người chết chưa hết. Vậy là
trong vài tháng sau đó, bà con "nuôi ma".
-
Văn hoá Chăm H’roi mang dấu ấn văn
hoá vùng Trường Sơn - Tây Nguyên khá rơ. Người Chăm H’roi cũng
có chiêng, có nhà sàn, có xoang... Chính sự hoà huyết tộc người
giữa người Chăm với người Ê đê, người Ba na, Gia rai ở B́nh Định,
Phú Yên đă mang đến cho nhóm Chăm H’roi nhiều nét văn hoá mới,
thú vị.
-
Thạc sỹ Mai Minh Nhật, Giảng viên khoa Sử, Trường Đại học Đà Lạt
cho biết: đến trước năm 1945, đơn vị tổ chức xă hội duy nhất của
người Chăm H’roi là các play (tức là các làng).
-
-
Người Chăm H’roi sinh sống ở 3
huyện: Vân Canh (B́nh Định), Sơn Hoà và Đồng Xuân (Phú Yên).
Trong tang ma, nhóm Chăm này không thiêu xác như người Chăm Bà
la môn, không làm nghi thức chôn cất long trọng như người Chăm
Bà ni. Họ cũng không chôn người chết theo nghĩa địa ḍng họ mẹ.
Người chết được chôn ở làng ma chung của cả làng, giống như các
cộng đồng khác ở Tây Nguyên.
-
Đặc biệt, nhóm Chăm H’roi sống ở
huyện Sơn Hoà c̣n có lễ Pơ thia a tâu (lễ bỏ ma), giống nghi lễ
của người Gia rai và Ê đê
-
Theo nghiên cứu của ông Mai Minh
Nhật, nhóm Chăm ở Đồng Xuân, Vân Canh sống sen kẽ với người Ba
na. Người Chăm ở Sơn Hoà sống gần người Ê đê và người Gia rai.
Cho nên, văn hoá của cộng đồng Chăm ở Sơn Hoà có một số khác
biệt với nhóm ở Đồng Xuân, Vân Canh. Ví dụ, trong tang ma, người
Chăm ở Đồng Xuân, Vân Canh sau khi chôn, làm nhà mồ xong sẽ làm
lễ chia của cho người chết. Từ đó về sau, họ bỏ mặc nhà mồ, trả
người chết về cho rừng núi. Người sống hết trách nhiệm với người
chết.
-
Cộng đồng Chăm ở Sơn Hoà có khác.
Xong lễ chôn cất người chết, họ cho rằng mối quan hệ giữa người
sống với người chết chưa hết. Người sống phải có trách nhiệm, có
thể không liên tục, nhưng vài ngày họ lại mang cơm canh ra cho
người chết. Mỗi tháng người ta có thể làm 1 con gà, hoặc vài ba
tháng làm một con heo đưa ra mộ cho người chết ăn, với suy nghĩ
người sống có nhu cầu th́ người chết cũng có nhu cầu. Bà con
gọi phong tục này là nuôi ma.
-
-
Phong tục nuôi ma của người Chăm
H’roi không khác nhiều so với người Gia rai và Ê đê ở lân cận.
Chu tŕnh này kéo dài nhiều tháng. Đến tháng 2, tháng 3, làng sẽ
làm lễ pơ thia a tâu, tức là lễ bỏ ma. Và lễ này không tổ chức
riêng cho từng nhà mà cho cả cộng đồng.
-
-
Pơ thia a tâu, có thể nói là lễ hội
lớn nhất của một số dân tộc thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên,
và cả với người Chăm H’roi ở Sơn Ḥa. Từ đây về sau, người chết
sẽ chính thức trở về thế giới người chết, cắt đứt hoàn toàn mối
liên hệ với người sống. Vợ góa sẽ được măn tang...
-
-
Theo thạc sĩ Mai Minh Nhật, khó có
thể nói người Chăm H’roi ở Sơn Hoà tổ chức pơ thia a tâu cho
người chết v́ chịu ảnh hưởng của người Ja rai, Ê đê hay là bản
thân họ trước đây cũng có nghi lễ này. Nếu chấp nhận thuyết
người Chăm H’roi vốn từ đồng bằng lên th́ sẽ đồng ư rằng họ chịu
ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc lân cận. C̣n nếu chấp nhận giả
thuyết người Chăm sống ở đây lâu đời th́ có thể đó là nét văn
hoá của họ.
-
-
Hà Thảo/VOV4
Post ngày:
12/08/18
Nguồn: |