Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Đờn ca tài tử

T́m hiểu Nhạc thính pḥng Việt Nam

Nhạc thính pḥng là một thể loại nhạc gồm các bài hát hoặc bản đàn được biểu diễn trong pḥng khách tại tư gia hay trong một pḥng nhỏ. Nhạc thính pḥng Tây phương bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 16 ở châu Âu, đặc biệt là ở Ư và Anh, do những nhóm nhỏ các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên tŕnh bày các bài hát [1] rồi sau đó được phổ biến và phát triển tới việc tŕnh tấu các bản đàn. Tại Việt Nam, từ thế kỷ thứ 10, dưới các triều vua Lê và Đinh đă xuất hiện những buổi ca múa trong cung đ́nh, đền miếu, hoặc hội họp tại tư thất các quan tướng. Chính h́nh thức ca múa này đă làm nền tảng cho âm nhạc “thính pḥng” Việt Nam ngày nay [2].

Tựu trung, âm nhạc thính pḥng Việt Nam bao gồm
ca trù, ca Huế đờn ca tài tử, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ thứ 20. Điểm khác biệt chính yếu giữa nhạc thính pḥng Việt Nam và dân ca Việt Nam là: nhạc thính pḥng gồm những tác phẩm (có khi được kư âm) mà người tŕnh diễn cũng như người thưởng thức phải được huấn luyện để có thể sử dụng các nhạc cụ, tŕnh bày tác phẩm, cũng như hiểu biết về thi ca [3] ; trong khi dân ca mang tính cách tự phát, tự diễn trong lúc lao động hoặc giải trí.

Đờn ca tài tử (c̣n gọi là nhạc tài tử) được phát triển chủ yếu tại miền Nam Việt Nam. Thuật ngữ tài tử có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, tài tử là những người tài năng (talent), những bậc thầy tham gia tŕnh diễn; thứ hai, tài tử là những người nghiệp dư (amateur), gồm cả những bậc thầy - nhưng không lấy đó làm kế sinh nhai - tham gia biểu diễn (music of the amateurs)[4] .

Nền tảng của đờn ca tài tử chính là nhạc lễ (c̣n gọi là nhạc ngũ âm), một loại nhạc được phát triển vào thế kỷ thứ 17 dựa trên nhạc tế tự cung đ́nh Huế và âm nhạc của các tỉnh Nam Trung bộ. Nhạc lễ trở nên thịnh hành ở miền Nam vào cuối thế kỷ 19, phục vụ chính yếu cho các lễ hội tại địa phương. Các ban nhạc lễ lúc bấy giờ thường gồm có các nhạc cụ gơ và dây kéo vĩ. Do nhu cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ theo yêu cầu của gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn nhẹ hơn và bắt đầu dùng song lang thay cho trống nhạc để giữ tiết tấu, cũng như bỏ bớt các nhạc cụ dây kéo vĩ để chỉ c̣n có đàn c̣ [5] .

Những ban nhạc lễ nhỏ gọn như vậy c̣n có tên gọi là nhóm đờn cây. Kể từ năm 1885 trở về sau, các nhóm đờn cây này được gọi là ban đờn ca tài tử để phân biệt với các ban nhạc lễ và nhạc hát bội đang thịnh hành song song [6] . Một điểm khác biệt khác giữa nhạc tài tử nhạc lễ là sự có mặt của ca sĩ. Do vậy ngoài việc ḥa đàn với nhau, ban nhạc tài tử c̣n tham gia việc đệm đàn cho ca hát [7] . Mặt khác, các ban nhạc tài tử dần dần không đàn cho đám tang nữa, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Đối tượng phục vụ mới là những đám vui như đám ăn tân gia, đám cưới nhà giàu, đám thăng quan tiến chức, hoặc đám giỗ lớn [8] .

Đầu thế kỷ thứ 20,
đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ thông tại miền Nam, nhất là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Đước (Long An), Cái Thia (Mỹ Tho), và Sài G̣n, v.v.. Các nhóm tài tử khối miền Đông (ở vùng Sài G̣n - Chợ Lớn và phụ cận) , và nhóm tài tử khối miền Tây (ở Vĩnh Long và Sa Đéc) cũng được h́nh thành. Đứng đầu nhóm tài tử khối miền Đông là ông Nguyễn Quang Đợi tức Ba Đợi, một nhạc sư từ triều đ́nh Huế vào sống ở Cần Đước cùng với các nghệ sĩ khác như Cao Huỳnh Cư và Cao Huỳnh Điểu. Riêng nhóm tài tử khối miền Tây có ông Trần Quang Quờn tức Kư Quờn người Huế vào sống ở Vĩnh Long làm thủ lĩnh cùng với các nghệ nhân Trần Quang Diệm, Nguyễn Liên Phong và Nguyễn Tư Ba người gốc Quảng Nam.

Các nghệ nhân này là những nhà tiên phong trong những cố gắng biên soạn, sáng tác và giảng dạy nhạc tài tử theo phong cách riêng của ḿnh. Các ấn bản nhạc tài tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1909. Riêng trong những thập niên 60 và 70, nhạc tài tử được các hăng đĩa phát hành rộng răi trong và ngoài nước như hăng Béka, Ocora, Pathé, Việt Hải, Hồng Hoa, Marconi, và Odéon..v.v.. Từ đó nhiều danh ca, danh cầm được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ít thấy có những trường hợp đưa nhạc tài tử lên sân khấu tŕnh diễn như thể loại âm nhạc thính pḥng phương Tây[9] .

So với các loại nhạc thính pḥng khác của Việt Nam và phương Tây, trong
nhạc tài tử, vai tṛ của những người đàn và hát là ngang nhau. Ca sĩ trong ca trù và ca Huế thường là phụ nữ, nhưng trong nhạc tài tử, ca sĩ nam và nữ đều có vai tṛ ca hát b́nh đẳng. Dàn nhạc của đờn ca tài tử có nhiều nhạc cụ hơn dàn nhạc của ca trù và ca Huế . Các nhạc cụ sử dụng trong nhạc tài tử thường có đàn tranh, c̣, ḱm, gáo, độc huyền, song lang, và ống tiêu ..v.v.. Khoảng từ năm 1920, đàn guitar phím lơm (hay “lục huyền cầm” hoặc chỉ gọi đơn giản là “ghi-ta”), hạ uy cầm, và violon (hay vĩ cầm) cũng được thêm vào trong ban nhạc [10] .

Khi biểu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến sự kết hợp của các nhạc cụ có âm sắc khác nhau; ít thấy có sự kết hợp giữa các nhạc cụ cùng âm sắc. Thường thấy nhất là song tấu đàn ḱm và đàn tranh - là sự kết hợp giữa tiếng tơ và tiếng sắt - mà giới chuyên môn gọi là sắt cầm hảo hiệp; hoặc tam tấu đàn ḱm-tranh-c̣, ḱm-tranh-độc huyền, tranh-c̣-độc huyền với từ chuyên môn là tam chi liên hoàn pháp [11] . Nếu một ban nhạc có 3 nhạc công và 1 ca sĩ th́ được gọi là ban tứ tuyệt, nếu có 4 nhạc công và 1 ca sĩ th́ gọi là ban ngũ tuyệt.

Một điểm đặc biệt của
nhạc tài tử là lối đàn ngẫu hứng - tương tự lối chơi ngẫu hứng trong nhạc jazz của Mỹ. Ở đây, người nghệ sĩ dựa trên bài bản truyền thống để thêm thắt những nhấn nhá, luyến láy của riêng ḿnh một cách rất tinh tế dựa trên hơi và điệu của những chữ nhạc chính, nhưng đồng thời phải ḥa hợp với những nghệ sĩ cùng diễn khác. Chính v́ thế mà mỗi lần nghe lại cùng bản đàn, khán thính giả luôn luôn thấy mới lạ và hài ḥa. Có lẽ phần ngẫu hứng nhiều nhất trong nhạc tài tử là ở phần rao của người đàn hoặc nói lối của người ca. Người đàn dùng rao - hoặc người ca dùng nói lối - để lên dây đàn và nhất là với mục đích gợi cảm hứng cho bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu, và chuẩn bị h́nh tượng âm nhạc cho người thưởng thức [12] . Ngoài ra, khi tŕnh tấu, các nghệ sĩ cũng có thể dùng tiếng đàn của ḿnh để "đối đáp" hoặc "thách thức" với người đồng diễn. Chính v́ vậy mà nhạc tài tử luôn luôn sinh động và hấp dẫn người nghe.

Đờn ca tài tử có một số lượng bài bản rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử dụng một số bài bản trong nhạc lễ, c̣n có các bài bản từ ca Huế, dân ca miền Trung, miền Nam, và cả một số lượng lớn do các nghệ nhân bậc thầy sáng tác và cải biên. Do đặc tính ngôn ngữ và sinh hoạt riêng của người miền Nam mà nhạc miền Trung đă được phát triển đặc biệt trong nhạc tài tử[13] . Ví dụ bài B́nh Bán của ca Huế được phát triển thành B́nh Bán Vắn trong nhạc tài tử, Lưu Thủy Huế thành Lưu Thủy Đoản, Kim Tiền Huế thành Kim Tiền Bản, Phú Lục Huế thành Phú Lục Chấn, hoặc B́nh Bán Huế thành B́nh Bán Chấn..v.v.. 

Các bài bản phổ biến nhất trong nhạc tài tử là 20 bài bản tổ (c̣n gọi là nhị thập huyền tổ bản) thuộc hai điệu Bắc và điệu Nam [14] . 20 bài bản tổ gồm có 7 bản lễ, 6 bản Bắc, 3 bản Nam và 4 bản Oán. Tương truyền rằng các bài bản này do ông Ba Đợi đúc kết và được xem như là những bài căn bản cho những người bắt đầu bước vào lĩnh vực nhạc tài tử. Một trong những bài bản nổi tiếng trong đờn ca tài tử là bản Dạ Cổ Hoài Lang - nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng - do nhạc sĩ Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu ở Bạc Liêu sáng tác vào năm 1917 [15] . Dạ Cổ Hoài Lang là bài hát được phát triển dựa trên bài Hành Vân của ca Huế. Lời ca của bài hát này được sửa nhiều lần bởi các nghệ sĩ như cô Ba Vàm Lẻo, ông Nguyễn Tử Quang, ông Trịnh Thiên Tư[16] và được nhiều người yêu thích. Về sau, Dạ Cổ Hoài Lang được đổi tên là Vọng Cổ Hoài Lang, rồi được đơn giản hóa thành Vọng Cổ [17] . Từ năm 1945, ông Giáo Thinh tức Nguyễn Văn Thinh, một nhạc sư có uy tín tại Sài G̣n, đă đúc kết và phổ biến một hệ thống mới gọi là 72 bài bản cổ nhạc miền Nam (c̣n gọi là thất thập nhị huyền công). Theo đó, một nghệ nhân được công nhận là bậc thầy nếu biết hết 20 bài bản tổ; và để đạt mức cao siêu hơn, nghệ nhân đó cần biết hết 72 bài bản này[18] .

Nhạc tài tử được phát triển mạnh ở miền Nam một phần là nhờ có khá nhiều ḷ dạy được mở ra ở khắp lục tỉnh và Sài G̣n. Đầu tiên, chỉ có những gia đ́nh khá giả mới đủ tiền mời thầy ở các tỉnh khác về nhà để dạy. Vào những năm của thập kỷ 40 và 50, các ḷ dạy mới bắt đầu phổ biến, nhất là tại Sài G̣n, do các nghệ sĩ từ tỉnh lên phụ trách. Những ḷ nổi tiếng thời bấy giờ như các ḷ của nghệ sĩ Chín Phàng (từ Long An), Hai Đậu (từ Tiểu Cần, Trà Vinh), Năm Ḷng và Năm Được (từ Cần Giuộc). Các ḷ lớn nhất, nhiều uy tín, và đào tạo nhiều danh ca danh cầm nhất có thể kể đến là ḷ Văn Giỏi và Tấn Đạt [19] . Các nghệ nhân nổi tiếng như Sáu Thới, Năm Xem, Ba Đồng, Út Lăng, Tư Huyện, Tư Tụi, Sáu Thoàn, Văn Vĩ, Mười Đờn, Năm Vinh, Ba Trung, Sáu Xiếu và Nguyễn Văn Thinh cũng có nhiều đóng góp cho việc phát triển nàỵ

Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương các tỉnh và huyện ở miền Nam đă cố gắng khôi phục lại các lớp dạy đờn ca tài tử cũng như tổ chức các liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh hoặc liên tỉnh. Ở hải ngoại cũng đă và đang có nhiều cố gắng khôi phục lại thể loại nhạc thính pḥng này của Việt Nam; nhưng hầu hết vẫn c̣n rời rạc và thiếu sự bảo trợ về mặt tổ chức cũng như tài chánh v.v..

Do chịu ảnh hưởng của sự du nhập nhạc Tây phương, các phương tiện thông tin hiện đại và một số nhận thức sai lạc của người dân về đờn ca tài tử nên thể loại nhạc thính pḥng đặc sắc của Việt Nam này đang mất dần tính chính thống. Nhiều nơi đă thay đổi không gian thính pḥng của đờn ca tài tử để diễn viên ḥa nhạc và ḥa ca trong không gian sân khấu - nơi mà người nghe và người diễn bị tách biệt. Nhiều chương tŕnh nặng phần tŕnh diễn, chú trọng nhiều đến phần ca hơn là ḥa đàn. Thậm chí người ca hoặc người đàn c̣n học thuộc ḷng các bài bản kư âm theo phương Tây một cách chi tiết; và do đó làm mất đi tính ứng tác, tính ngẫu hứng đặc trưng của nghệ thuật đờn ca tài tử truyền thống.

Mặc dù về mặt thang âm điệu thức giữa âm nhạc cải lương [20] và âm nhạc của đờn ca tài tử không có ranh giới rơ rệt [21] , nhưng với cùng một làn điệu, cùng một bản đàn, lối ca và ḥa tấu nhạc tài tử có một số khác biệt với lối ca và ḥa tấu nhạc trên sân khấu cải lương. Do không bị hạn chế vào việc diễn xuất và kịch bản sân khấu, người nghệ sĩ của nhạc tài tử có nhiều thuận lợi hơn trong việc ứng tác và chơi ngẫu hứng.

Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nhạc đờn ca tài tử trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, ngày nay đă có khá nhiều nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học ở trong và ngoài nước đang t́m cách sưu tầm và hệ thống hóa các bài bản của nhạc tài tử, nghiên cứu thang âm điệu thức, phương pháp kư âm ..v.v.. Một số nhạc sĩ cũng đang t́m cách sáng tác thêm các bài bản mới để góp phần vào số lượng bài bản đang thịnh hành hiện nay. 
 


 

[1]Lloyd, Norman. 1968. The Golden Encyclopedia of Music. New York: Golden Press.

[2]Nguyễn Thuyết Phong. 1998, Vietnam. Garland Encyclopedia, Volume 4.

[3]Ibid.

[4]Ibid.

[5]Kiều Tấn. 2002. "Hệ thống bài bản nhạc tài tử Nam bộ". "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh" - Nhà xuất bản Trẻ.

[6]Ibid

[7]Thế Bảo. 2002. "Ḷng bản - Yếu tố mô h́nh trong âm nhạc truyền thống Việt Nam". Thông báo khoa học số 6. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Âm nhạc.

[8]Lê Thị Dung. 2002. "Vài nét về nghệ thuật đờn ca tài tử ở thành phố Hồ Chí Minh". "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh"- Nhà xuất bản Trẻ.

[9]Nguyễn Thị Mỹ Liêm. 2001. "Đôi điều suy nghĩ về cuộc liên hoan đờn ca tài tử Nam bộ năm 2001". Thông báo khoa học số 5. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Âm nhạc.

[10]Nguyễn Thuyết Phong. 1998. Vietnam. Garland Encyclopedia, Volume 4.

[11]Ibid.

[12]Nguyễn Thị Mỹ Liêm. 2001."Đôi điều suy nghĩ về cuộc liên hoan đờn ca tài tử Nam bộ năm 2001". Thông báo khoa học số 5. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Âm nhạc .

[13]Đắc Nhẫn. 1987. "T́m hiểu âm nhạc cải lương" - Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh.

[14]Kiều Tấn cho rằng hệ thống bài bản nhạc tài tử có thể chia thành hai hệ thống Bắc và Nam. Hệ thống bản Bắc gồm các điệu thức Bắc và Xuân; hệ thống bản Nam gồm các điệu thức Ai và Oán (Kiều Tấn: xem chú thích 5).

[15]Trần Văn Khê và Nguyễn Thuyết Phong. 2001. "Việt Nam". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, ed. S. Sadie and J. Tyrrell. London: Macmillan.

Theo tài liệu "T́m hiểu nghệ thuật cầm ca Việt Nam" (Nhà xuất bản Đồng Tháp - 1996) tác giả Toan Ánh có trích dẫn bài viết của ông Nguyễn Tử Quang ("Thử t́m xuất xứ bài Vọng cổ") đăng trong Bách Khoa số 63 xuất bản ngày 15-8-1959 th́ bài Dạ Cổ Hoài Lang được viết vào năm 1920 và tác giả là nhà sư Nguyệt Chiếu ở Bạc Liêu.

Theo tài liệu "Bản gốc Dạ Cổ Hoài Lang và các dị bản" in trong sách "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh" - Nhà xuất bản Trẻ - tác giả Trần Phước Thuận có ghi rơ rằng bài Dạ Cổ Hoài Lang được công bố vào đêm rằm tháng Tám âm lịch năm Mậu Ngọ (1918) tại Bạc Liêu.

[16]Trần Phước Thuận. 2002. "Bản gốc Dạ Cổ Hoài Lang và các dị bản"."Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh" - Nhà xuất bản Trẻ. 

[17]Toan Ánh. 1996. "T́m hiểu nghệ thuật cầm ca Việt Nam" (Nhà xuất bản Đồng Tháp - 1996).

[18]Kiều Tấn. 2002. "Hệ thống bài bản nhạc tài tử Nam bộ". "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh" - Nhà xuất bản Trẻ.

[19]Lê Thị Dung. 2002.  "Vài nét về nghệ thuật đờn ca tài tử ở thành phố Hồ Chí Minh". "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh"- Nhà xuất bản Trẻ

[20]Cải lương là một thể loại sân khấu truyền thống Việt Nam được phát triển từ sân khấu hát bội và nhạc tài tử.

[21]Kiều Tấn. 1993. "T́m hiểu điệu thức trong âm nhạc tài tử Nam bộ". "Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống một số dân tộc miền Nam Việt Nam".  Viện Văn Hóa Nghệ Thuật tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hoàng Việt Khanh

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18