Đất Gia Định
với dấu ấn các quan Tổng Trấn
Trần Văn Chi
(Kỳ 2)
Sông Nhà Bè
là chỗ hợp lưu của hai con sông Đồng Nai và sông Sài G̣n. Sông Nhà Bè chảy
chia hai ngă: một ngă SoàiRạp dài 59 km, về Đồng Nai; một ngă Ḷng Tàu dài
56 km chảy vào cảng Sài G̣n, về Gia Định.
Thế mới nói:
“Nhà Bè
nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định Đồng Nai th́ về.”
(Ca dao)
Địa danh
Gia Định từ lúc thành lập đến khi trở thành Gia Định Thành trải qua bao
nhiêu lần đổi thay theo vận nước! Đến nay địa danh Gia Định bị xóa đi rồi,
bởi không c̣n bất cứ đơn vị hành chánh nào dầu lớn hay nhỏ mang tên Gia Định
cả!
Nhưng h́nh
ảnh của những con người làm nên Gia Định không sao phai được trong ḷng
người dân Sài G̣n - Gia Định và cả miền Nam tới nay!
Gia Định trấn với hai
đời Lưu Thủ
Lúc đầu Gia
Định c̣n là dinh trấn được cai trị bởi quan lưu thủ.
1 - Lưu thủ
đầu tiên là Nguyễn Văn Nhơn (1753-1822) người quê tỉnh An Giang, con của
Trấn Quốc Tướng Quân Minh Đức Hầu Nguyễn Quang công thần thời sơ Nguyễn.
Khởi đầu
Nguyễn Văn Nhơn theo Tống Phước Hiệp và Nguyễn Khoa Thuyên giữ chức Đội
Trưởng. Sau theo hổ tướng Dương Công phục vụ trực tiếp Nguyễn Ánh lúc Chúa
c̣n ẩn náu tại Long Xuyên từ năm 1777.
Năm 1782
Nguyễn Văn Nhơn bị Tây Sơn bắt tại Thủ Thiêm, 3 năm sau mới trốn thoát, Nhơn
định vượt biển sang Xiêm t́m Chúa. Dọc đường gặp
được người của Chúa sai về bèn quay lại khởi binh tái chiếm giữ Long Xuyên.
Khi Gia
Long thâu phục lại đất Gia Định, Nhơn được giao chức Lưu Thủ dinh Trấn Biên
(Biên Ḥa), đến năm 1797 được giao về Lưu Thủ Gia Định Kinh lo việc vận
lương và kiêm Bộ Hộ cho đến năm 1804 được gọi về Kinh.
2 - Lưu Thủ
thứ hai là Nguyễn Văn Trương (1740-1810) người quê Quảng Nam, là vơ tướng
có tài thủy chiến, công thần thời sơ Nguyễn.
Khởi đầu
theo giúp Tây Sơn được cho giữ chức Chưởng Cơ coi binh thuyền thủy chiến.
Sau đó Nguyễn Văn Trương đem binh thuyền chạy vào Long Xuyên giúp Nguyễn Ánh
được phong làm Khâm Sai Chưởng Đạo Tiền Phong Trung Quân Thủy Dinh.
Trương lập
công đầu khi cùng tướng Nguyễn Văn Thành đưa binh thuyền từ Cần Giờ ra phá
quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Qui Nhơn) năm 1792, rồi quay về an toàn.
Nguyễn Văn
Trương ba lần đem binh thuyền hộ giá Nguyễn Ánh ra đánh Qui Nhơn vào những
năm 1793, 1799, 1801. Năm 1802 Nguyễn Văn Trương
nhờ phá được thủy quân Tây Sơn ở cửa Nhật Lệ nên liền sau đó Nguyễn Ánh lên
ngôi hoàng đế.
Sau khi Gia
Long lên ngôi, sai Nguyễn Văn Trương đem thủy binh cùng Lê Chất ra đánh lấy
Bắc Hà vào năm 1804. Vừa xong Nguyễn Văn Trương
được cử vào Nam giữ chức Lưu Trấn Gia Định thay thế Lưu Trấn Nguyễn Văn Nhơn
được lệnh gọi về kinh.
Năm 1808
trấn Gia Đinh nâng lên Gia Định Thành, Nguyễn Văn Trương được gọi về kinh.
Tại đây ông mất năm 1810, thọ 70 tuổi, được tặng
Thái Bảo Quận Công, đến Minh Mạng truy phong Đoan Hùng Quận Công.
Nguyễn Văn
Nhơn c̣n là người được Gia Long cử làm Tổng Trấn Gia Định đầu tiên khi Gia
Đinh cải danh là Gia Định Thành.
Gia Định
Thành với các đời Tổng Trấn
1 - Tổng
Trấn đầu tiên: (thời gian 1808-1810) là Kinh Môn Quận Công Nguyễn Văn Nhơn
có Trịnh Hoài Đức là Hiệp Tổng Trấn. Chức Tổng Trấn thay mặt nhà Vua ở
phương Nam như chức vụ Đại Biểu Chánh Phủ sau này.
Tổng Trấn
Gia Định lúc ấy coi ngũ trấn Phiên An, Biên Ḥa, Định Tường, Vĩnh Long, Hà
Tiên, kiêm nhiệm trấn B́nh Thuận. (Tiền quân Nguyễn Văn Thành được cử sung
chức Tổng Trấn đầu tiên Bắc Thành vào năm 1802).
Nguyễn Văn
Nhơn mất năm 1822, thọ 69 tuổi, được truy tặng Tráng Vơ Tướng Quân, Đô Thống
Phủ Chưởng Phủ Sự, Tước Kinh Môn Quận Công.
Hiệp Tổng
Trấn với Nguyễn Văn Nhơn là Trịnh Hoài Đức (1705-1825). Trịnh Hoài Đức là
học tṛ của Vơ Trường Toản, đậu khoa thi đầu tiên năm 1788 khi Nguyễn Ánh
khắc phục Gia Định và được cử giảng dạy Hoàng Tử Cảnh. Trịnh Hoài Đức từng
giữ Thượng Thơ Bộ Hộ, Bộ Binh, Phó Tổng Tài Quốc Sử Quán. Công tŕnh của ông
để lại có Gia Định Thông Chí là bộ địa chí về Gia Định xưa rất có giá trị
được biên soạn năm 1820. Trịnh Hoài Đức có lúc làm Quyền Tổng Trấn Gia Định.
Trịnh Hoài
Đức mất năm 1825, thọ 61 tuổi, mộ phần chôn tại làng B́nh Phước Biên Ḥa.
Ông được truy tặng hàm Thiếu Phó Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, được thờ tại
Miếu Trung Hưng Công Thần.
2 - Tổng
Trấn thứ nh́: (thời gian 1810-1812), là Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu. Năm
1810, khi Nguyễn Văn Nhơn được triệu về kinh, Trương Tấn Bửu lúc đó đang giữ
chức Tổng Trấn Bắc Thành được quyền lănh chức Tổng Trấn Gia Định Thành thay
Nguyễn Văn Nhơn cho đến năm 1812, khi Lê Văn Duyệt được cử làm Tổng Trấn th́
Nguyễn Văn Nhơn là phó cho Lê Văn Duyệt.
Trương Tấn
Bửu ( 1752-1827) người quê Kiến Ḥa, công thần hai triều Gia Long và Minh
Mạng. Ông theo Nguyễn Ánh từ 1787, từng giữ chức Tiền Quân Phó Tướng, Trung
Quân Phó Tướng, hai lần cùng Chúa ra đánh thắng Tây Sơn ở Qui Nhơn rồi Phú
Yên, lănh cai quản đạo binh thú tại Bắc Thành.
Trương Tấn
Bừu từng là Tổng Trấn Bắc Thành (thay Nguyễn Văn Thành về kinh), lănh Trung
Quân thay Nguyễn Văn Thành bị giải chức, làm Đốc Xuất lo đào kinh Vĩnh Tế
thay Lê Văn Duyệt nghỉ bệnh, làm quyền Tổng Trấn Gia Định khi Lê Văn Duyệt
bị triệu về kinh.
Ông mất năm
1827, thọ 76 tuổi, được thờ ở Miếu Trung Hưng Công Thần, mộ chôn ở xă Phú
Nhuận Gia Định.
3 - Tổng
Trấn thứ ba: (hai lần, thời gian 1813-1816 và 1819-1823) là Duyệt Quận Công
Lê Văn Duyệt, có Phó Trấn là Huỳnh Công Lư (sau Huỳnh Công Lư bị Lê Văn
Duyệt xử trảm, Trương Tấn Bửu làm Phó Tổng Trấn (1819-1823).
Lê Văn
Duyệt là người hai lần làm Tổng Trấn, cũng là người giữ chức Tổng Trấn lâu
nhứt. Cuộc đời và sự đóng góp của ông là điều gây nhiều tranh căi (Xin xem
kỳ tới: Lê Văn Duyệt, hai lần Tổng Trấn Gia Định).
4 - Tổng
Trấn thứ tư: (thời gian 1816-1819) là Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức,
lúc này Tổng Trấn Lê Văn Duyệt được lệnh về kinh bàn lập Hoàng Thái Tử.
Nguyễn
Huỳnh Đức (1748-1819) tên thật là Huỳnh Tường Đức, sanh ở huyện Kiến Hưng,
Trấn Định nay thuộc làng Khánh Hậu tỉnh Long An.
Ḍng vơ
tướng, 30 tuổi theo nghĩa quân Đông Sơn của Đỗ Thành Nhơn, pḥ cứu Nguyễn
Ánh trong cơn nguy hiểm nên được Chúa ban cho họ Nguyễn, từ đó mang tên
Nguyễn Huỳnh Đức.
Năm 1783 bị
Tây Sơn bắt, Nguyễn Huệ đưa ông theo ra Bắc đánh dẹp quân Trịnh, phong chức
Phó Tướng, giao giữ đất Nghệ An. Ông trốn về Nam, qua Xiêm, rồi về Gia Định
t́m Nguyễn Ánh. Ông đảm nhận các chức Khâm Sai Chưởng Cơ, Khâm Sai Chưởng
Quản Hữu Quân Dinh B́nh Tây Phó Tướng Quân. Có công giải vây Đông Cung Cảnh
ở Thành Diên Khánh, nhiều lần theo Nguyễn Ánh đi đánh Qui Nhơn...
Sau khi lên
ngôi Gia Long phong Nguyễn Huỳnh Đức tước Quận Công, được giữ chức Tiền
Quân, rồi Tổng Trấn Bắc Thành thay Nguyễn Văn Thành.
Được thăng
làm Khâm Sai Chưởng Tiền Quân (1812) đến 1816 được cử làm Tổng Trấn Gia Định
thay Lê Văn Duyệt được lệnh về kinh.
Ông mất
ngày 9 Tháng Chín 1819, hưởng thọ 72 tuổi, được truy tặng tước Kiến Xương
Quận Công, được thờ ở Miếu Trung Hưng Công Thần, tùng tự tại Thái Miếu, được
truy cấp 100 mẫu ruộng tại Hương Trà, Thừa Thiên để phụng thờ. Mộ và lăng
tại làng Khánh Hậu Tân An, được dân chúng nhiều lần trùng tu.
Gia Định
xưa được hiểu là Lục Tỉnh, vùng đất mới ở Phương Nam. Nguyễn Hữu Kiểng, theo
cách gọi của người Gia Định, Thoại Ngọc Hầu, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn
Nhơn, Nguyễn Văn Trương, Trịnh Hoài Đức,v.v... cùng các Tổng Trấn Gia Định
thuở ấy là những người góp phần rất lớn trong việc mở mang và giữ vững vùng
đất phía Nam của tổ quốc.
Họ không
chỉ là khai quốc công thần của nhà Nguyễn, cũng không chỉ là nhơn vật lịch
sử như bao nhơn vật lịch sử ngày xưa, mà là những người sống lăn lộn với
dân, cùng dân đi khai mở đất phương Nam.
Họ thực sự
được dân thương mến coi như “cha mẹ” lúc sanh tiền, nên khi quá văng được
dân thờ phượng đến nay là vậy.
tranvanchi@earthlink.net
Xin t́m đọc
- Hương Vị
Ngày Xưa, Văn Hóa Ẩm Thực Lục Tỉnh, 12 MK
- T́nh
Nghĩa Giáo Khoa Thư, 50 năm đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư, 15MK
Của nhà văn
Trần Văn Chi vừa được tái bản.
Sách có bán
tại các nhà sách, hoặc liên lạc với tác giả:
Email :
tranvanchi@earthlink.net
Địa chỉ:
Trần Văn Chi 1911 W. 148 th St., Gardena CA 90249, USA.