|
HUẾ và CA DAO Linh Thảo Do sự trao đổi người và đất có tính chất chính trị dưới đời vua Trần Anh Tôn và sự chỉ dẫn của Trạng Tŕnh giúp chúa Nguyễn lánh nạn về phương Nam mà Huế thuộc chủ quyền của người Việt, rồi trở thành kinh đô của triều Nguyễn. Và Huế nổi danh trong lịch sử dân tộc, trong tiếng nói dân gian Việt Nam. Người xưa cho rằng Huế là nơi “sơn bất cao, thủy bất thâm”, theo phong thủy th́ không tốt cho con người sống ở đây. Nhưng hơn ba trăm năm, từ lúc chúa Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở Thuận-Quảng, khi chúa sắp qua đời đă có lời dặn con là chúa Săi: “Đất Thuận, Quảng phía bắc có Hoành sơn và sông Gianh hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi vững bền; núi sẵn vàng, sắt, biển có cá, muối, thật là đất dụng vơ của người anh hùng, nếu biết dạy dân, luyện binh để chống chọi với nhà Trịnh th́ đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời, c̣n nếu thế lực không địch được th́ cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ quên lời dặn của ta.” Th́ chính Trạng Tŕnh đă cho hay trước: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” (Một dải Hoành Sơn dung thân muôn đời). Và ngọn Hải Vân hiểm trở chẳng kém ải Tần ở Trung Quốc: Tam niên tam thướng Hải Vân đài Ba năm vượt ải đă ba lần Dù sao th́ người dân xứ Huế cũng tự hào được sinh trưởng trên vùng đất đế vương trải qua hàng trăm năm. Niềm tự hào với những nhân vật lập nên sự nghiệp hiển hách bằng công cuộc thống nhất sơn hà, nam tiến, khẩn hoang, dinh điền lập ấp, đào sông khơi ng̣i... Niềm mến yêu với nét đẹp và thơ của xứ sở đầy danh lam thắng cảnh mà vua Thiệu Trị đă có nhă hứng sáng tác nên 20 bài thơ gọi là “Nhị Thập Thần Kinh Thắng Cảnh”. Huế c̣n có hoàng cung, lăng tẩm, chùa chiền... Gió đưa cành trúc la đà Chùa Thiên Mụ (hay Linh Mụ) nổi tiếng vừa do cảnh trí u nhă giữa ḷng Cố Đô, vừa có liên quan trong bước đầu khởi nghiệp của nhà Nguyễn. Tương truyền năm Tân Sửu (160, nhân dịp chúa Nguyễn Hoàng đến thăm xă Hà Khê (huyện Hương Trà), thấy giữa cánh đồng nổi lên một g̣ cao như h́nh đầu rồng, phía trước có sông lớn, phía sau có hồ rộng, cảnh trí thật đẹp. Vua hỏi dân địa phương, họ cho biết xưa có người đêm thấy một bà già mặc áo đỏ, quần xanh, ngồi trên đỉnh g̣ bảo rằng: “Sẽ có môt vị chân chúa đến xây chùa ở đây để tụ khí thiêng cho bền long mạch”, nói xong bà biến mất, nhân đó người ta gọi là g̣ Thiên Mụ. Chúa cho nơi nầy có linh khí nên truyền dựng chùa gọi là Thiên Mụ Tự. Chùa Diệu Đế ở vùng Gia Hội là nơi lai văng đông đúc tín đồ Phật giáo được dân gian mô tả: Đông Ba Gia Hội hai cầu Thiên Mụ và Diệu Đế là hai chùa ở kinh thành, được biết đến nhiều. Thật ra chùa chiền ở Huế ngoài vùng kinh thành không kể xiết. Dân gian thường ghi nhận những di tích đáng lưu ư. Ngoài chùa, có các đền miếu như đền thờ Khổng Tử gọi là Văn Thánh, ở gần vùng Kim Long: Văn Thánh trồng thông Vơ Thánh trồng bàng Xă Tắc ở vùng Thành Nội Huế, nơi có nhiều đền miếu nhỏ. Đất Thần Kinh trai thanh gái lịch Non xanh nước biếc điện ngọc đền rồng Tháp bảy tầng ở chùa Thiên Mụ, Thánh miếu là Văn Thánh, Vơ thánh, chùa Ông ở cạnh chùa Diệu Đế, thờ Quan Công, vị anh hùng thời Tam Quốc. Tam Ṭa ở vùng Thành Nội, gần hoàng cung, nơi xưa có treo trống trước cửa Tam quan để người dân có điều oan ức th́ đến đánh ba hồi trống là có người ra tiếp nhận đơn kêu oan để tŕnh vua xét. Thời Pháp thuộc, Tam ṭa trở thành Nhà Hội thương, nơi gặp gỡ giữa quan chức triều đ́nh Huế và giới cầm quyền Pháp để bàn việc nước. Hoàng cung triều Nguyễn nay c̣n tồn tại là di tích lịch sử có tầm vóc quốc tế, thu hút nhiều du khách. Hoàng cung được xây dựng trên một khu vực rộng lớn, được bao quanh ở ṿng ngoài bằng thành lũy kiên cố gọi là kinh thành. Hoàng cung thường gọi là Đại Nội gồm nhiều ṭa lâu đài, điện các, cũng có thành bao bọc ở ṿng trong gọi là Tử Cấm thành. Kinh thành có nhiều cửa ra vào, người ta biết đến nhiều là hai cửa Thượng Tứ và Đông Ba, thông trực tiếp ra phố Huế. Trên kinh thành có kỳ đài (cột cờ) đối diện với Ngọ môn, cửa chính vào Đại Nội. Đối diện với kỳ đài, ở ngoài kinh thành là Phu Văn Lâu vẫn được dân gian ghi nhớ: Ngọ môn năm cửa chín lầu Và Phu Văn Lâu lại sống trong ḷng dân với câu ca dao hoài niệm Duy Tân, vị vua yêu nước: Chiều chiều ông Ngự ra câu Trước bến Văn Lâu Những câu: “Trước bến Văn Lâu... chạnh ḷng nước non”, tác giả là cụ Ưng B́nh, nhưng từ lâu được phổ biến rộng trong dân chúng, nên được xem như là ca dao. Ngọ môn là một công tŕnh kiến trúc quy mô đặc biệt: Ngọ Môn năm cửa chín lầu Trong Đại Nội có các điện lớn để vua họp triều đ́nh, làm việc với nội các, hoặc tiếp kiến các sứ thần, như điện Thái Ḥa, điện Cần Chánh. Các điện nầy có thiết trí ngai vàng, trang hoàng lộng lẫy:
Nói đến Kinh thành Huế th́ nhớ đến các nhân vật lớn như vua Thành Thái, vị vua có tinh thần chống Pháp, mà cũng là con người đa t́nh: Kim Long có gái mỹ miều Bởi v́ người ta kể chuyện có lần vua đi vi hành trong dân gian gặp một cô lái đ̣ duyên dáng ở vùng Kim Long, hỏi han tṛ chuyện rồi thấy tâm đầu ư hợp và tuyển vào cung. Một nhân vật phong lưu đất Thần Kinh cũng được người đời mến mộ qua câu hát: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Theo tác giả Trần Thanh Mại th́ hai câu nầy do Tương An Quận Vương làm ra để nhớ Hồng Bảo, em vua Tự Đức, bị vua trị tội mưu phản, bắt giam vào ngục. Theo một tác giả khác (Tùng Lâm) th́ ông hoàng Văn Lăng Công (Hồng Dật), tức là vua Hiệp Ḥa về sau, ưa thú phong lưu, thường dạo hồ sen, vai mang đăy gấm (đựng thuốc điếu), vắt khăn điều. Công chúa Đồng Xuân mê dáng điệu ông hoàng, nên có câu hát trên. Cố đô Huế c̣n được biết tiếng với cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba: Chợ Đông Ba đem ra ngoài dại Cầu Trường Tiền xưa là cầu gỗ, gọi là cầu Thành Thái. Trận băo năm Giáp Th́n (1904) rất lớn làm sập cầu, nên người Pháp cho làm lại cầu đúc, gọi là cầu Clémenceau, nhưng dân gian vẫn c̣n gọi là cầu Trường Tiền, v́ cầu ở gần vị trí sở đúc tiền ngày xưa. Chợ Đông Ba cũng bị tàn phá v́ trận băo đó nên phải đem ra ngoài dại, tức là đông chợ giữa trời. Đời sống dân chúng Huế sinh động theo công việc mua bán từ ngày đến đêm, ở trên cạn cũng như ở bến nước, mà trên sông Hương th́ là sinh hoạt phong lưu của kẻ dạ du: Bến chợ Đông Ba tiếng gà eo óc Bến đ̣ Thọ Lộc ở giữa thôn Vỹ và chợ Cống, bên hữu ngạn sông Hương. Khách lăng tử th́ t́m thú vui trên sông Hương, người dân chất phác, hồn hậu chỉ biết thổ lộ t́nh cảm kín đáo của ḿnh qua mấy lời tâm sự: Giả đ̣ buôn hẹ bán hành Trên sông Hương, chèo con đ̣ dọc đi lại bán buôn ở chợ Đông Ba, những đôi nam nữ ở thôn dă thường gặp nhau rồi chia tay ở một ngă ba sông, gây nên t́nh lưu luyến vấn vương: Gặp nhau ở ngă ba Śnh hay nỗi tuyệt vọng: Thuyền về Đại Lược duyên ngược Kim Long Cuộc t́nh sông nước ở đất Thần Kinh cũng để lại một chuyện t́nh buồn: Trăm năm dù lỗi hẹn ḥ Huế là xứ sở thanh b́nh của thơ và mộng. Nhưng cũng có lúc dậy lên những biến động. Như loạn Chày Vôi ở Khiêm Lăng, dưới triều vua Tự Đức: Vạn Niên là Vạn Niên nào Việc thao túng triều đ́nh của hai ông Tường, Thuyết: Nước Nam có bốn anh hùng Thời cuộc rối ren dưới triều vua Hàm Nghi và Đồng Khánh: Gẫm xem thế sự thêm rầu Hay vua chúa cũng bị thất điên bát đảo Một nhà sinh đặng ba vua (Vua c̣n: Đồng Khánh, vua mất: Kiến Phúc, vua thua: Hàm Nghi). Riêng về thổ ngơi, Huế - Thừa Thiên là nơi nổi tiếng về các sản vật địa phương: Quít giấy Hương Cần oOo Huế tuy là một thành phố nhỏ hẹp nhưng là nơi có nhiều ưu điểm về giá trị văn hóa. Ủy ban Văn hóa Liên Hiệp Quốc đă đưa Huế vào danh sách các di tích được bảo vệ cho tài sản văn hóa chung của nhân loại. Về mặt truyền thống, Huế có nhiều công tŕnh kiến trúc cổ như Đại Nội, lăng tẩm, điện đài, chùa chiền... Cũng như con người Huế từng biểu lộ phong độ của kẻ sĩ đối với cuộc hưng vong của đất nước, nếp sống thanh lịch, t́nh cảm đôn hậu. Người phụ nữ Huế từng tỏ ra có nhiều đức tính tốt về nữ công gia chánh, chăm sóc gia đ́nh, phẩm hạnh mực thước, đoan trang. Dù Huế chỉ có một thời vàng son với nếp sống cung đ́nh, ảnh hưởng ra ngoài dân gian, nhưng vang bóng vẫn c̣n măi không chỉ trong ḷng người Huế, mà c̣n ở trong ḷng người Việt khắp nơi. Bởi v́ ở bất cứ không gian nào, trong hoặc ngoài nước Việt, khi phương danh Huế được nhắc đến là người ta h́nh dung được miền cố đô thơ mộng, có cảnh đẹp người xinh, nhất là có những người con gái thuộc ḍng họ hoàng gia, mang những cái tên hoa mỹ và dài dặc rất điển h́nh của xứ Huế. ?
|
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|