Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

- Làng rèn Vân Chàng: Làng nằm trong lưu vực sông Minh, bao bọc bởi rú Ngọc và rú Tiên thuộc tổng Minh Lang, huyện Thiên Lộc. Ngày nay thuộc xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Từ bao đời làng rèn Vân Chàng không chỉ có tiếng ở địa phương mà cả trong nước về sản xuất các mặt hàng đồ sắt phục vụ nông nghiệp và đời sống.
 
- Làng rèn Minh Lương: Làng nằm cạnh làng Vân Chàng, nay thuộc xã Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Làng phát đạt nghề rèn nông cụ, hiện nay nghề dươc tiếp tục phát triển và mở rộng .
- Làng mộc Thái Yên: Đầu thế kỷ XX, Thái Yên là một thôn thuộc xã Quang Chiêm.Từ nằm 1976 Thái Yên nằm trong xã Đồng Quang, ngày nay Thái Yên thuộc xã Đức Bình, huyện Đức Thọ. Thợ mộc Thái Yên giỏi nghề kiến trúc nhà cửa, đình chùa với kỷ thuật cao về chạm, trổ, tiện, xoi...Đồng thời rất khéo tay làm đồ gia dụng kiểu mới như: giường, tủ, bàn ghế....Hàng mộc Thái Yên nổi tiếng trong nước, kể cả Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn và cũng ăn khách ở Hồng Kông, Thượng Hải.
- Làng gốm Cẩm Trang: Từ Tam Soa - Linh Cảm ngược sông Ngàn Sâu qua xã Ân Phú đến thác Trành là địa phận Cẩm Trang. Ngày nay Cẩm Trang nằm trong xã Đức Giang, huyện Vũ Quang. Trước đây thợ gốm chủ yếu nung các loại sành nhỏ như: bình, vò, chậu liển, be, hũ, vại....dùng trong gia đình. Ngày nay Cẩm Trang đã nung gạch, ngói được quý khách hàng ưa chuộng. Nhưng do thiếu điều kiện như: giao thông, kỷ thuật mới hiện đại, thị trường....Nên nghề gốm cổ truyền ở Cẩm Trang nay đã mất mà chỉ có nghề nung gạch các loại .
- Làng đóng thuyền Trường Xuân: Làng Trường Xuân là một giải đất đẹp, ven sông La, giáp các làng Thọ Ninh, Thọ Trường, Thịnh Quả ....trước đây. Nay làng Trường Xuân thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, và làng có 170 hộ làm nghề đóng thuyền, xẽ gỗ. Thợ đóng thuyền Trường Xuân đã đóng hàng nghìn thuyền lớn nhỏ phục vụ đánh cá, vận tải trong hai cuộc kháng chiến, đến nay nghề truyền thống này vẩn được duy trì tốt .
- Làng đúc đồng Đức Lâm: Xưa kia làng thuộc tổng Thượng nhi, phủ Thạch Hà, nay là xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà. Đức Lâm là một làng cổ có nghề đúc đồng truyền thống từ xa xưa trên dưới 200 năm. Thợ đúc đồng đã từng đúc các loại: từ nồi, chậu, chảo, bình, mâm đến loa chiêng, kẻng, chuông, đồ trang sức như tiền đồng, thỏi bạc, trâm vàng. Đến nay nghề đúc đồng ở Đức Lâm đã bị mai một.

- Làng Vĩnh Hoà: Làng xưa kia có tên Vĩnh Bảo, xã Phúc Truyền, huyện Thiên Lộc. Nay Vỉnh Hoà xã Mỹ Lộc. Làng có các nghề sau :
- Nghề đúc lưỡi cày: đúc cả lưỡi và diệp .
- Nghề nấu gang.
- Nghề dệt võng.
- Làng Đan - Đan chế: Làng vốn có tên là Đan liên, thuộc tổng Trung, phủ Thạch Hà sau đổi thành Long Đan và nay là xã Thạch Long, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng đan lát các loại đồ dùng gia đình: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, gàu tát nước, rổ, rá...
- Làng nón Tiên Điền: Làng Tiên Điền nay thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Xưa kia làng có nghề làm tơi nón, đã đi vào thơ Nguyễn Du:
"Quê nhà nắng sớm mưa mai
Đã buồn, giở đến (nón) tơi càng buồn".
Nay nghề này ở Tiên Điền đã bị mai một.
- Làng dệt vải Trường Lưu: Đời Lê thuộc xã Lai tổng, Lai thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là xã Trường Lưu, huyện Can Lộc. Từ bao đời, nghề thủ công chính ở Trường Lưu là nghề bông vải, kéo sợi, dệt vải. Sản phẩm phục vụ trong làng, trong tổng bao gồm các loại vải mộc, vải thô may mặc gia đình, có cả tơ lụa cho các cô gái. Làng Trường Lưu đã hình thành phường vải và hát ví phường vải cũng phát triển ở đây. Hiện nay nghề dệt vải ở Trường Lưu đã mai một .
- Làng Văn Tràng: Làng thuộc xóm Bắc Hải xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, ngày nay làng có nghề đúc lưỡi cày, đúc súng đạn .
- Làng thợ bạc Nam Trị: Thuộc hầu hết xã Thạch Trị và một phần xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng nghề chạm vàng, bạc (nghề kim hoàn) làm đồ nữ trang .
- Làng Phù Lưu Thượng: Nay làng thuộc xã Hồng Lộc, huyện Can Lôc. Làng có nghề trồng chè ngon có tiếng được đi vào ca dao, tục ngữ :"Lá dày bé bé, gấp bẻ thì giòn".
- Làng chiếu Trảo Nha: Làng nằm bao ba phía một ngọn đồi nhỏ gọi là Ngạn Sơn, nay thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc. Làng nổi tiếng với nghề dệt chiếu: "Chiếu chợ Nghèn gần xa có tiếng ".
- Làng Ba Xã - Ích Hậu: Nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc. Làng có nghề trồng mía, kéo mật, trồng dưa gang.
- Làng Hữu Bằng: Ngày nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn. Làng có nghề làm điếu cày bằng tre già và hộp thuốc lào bằng vỏ bưởi.
- Làng Đan Du: Làng thuộc xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh. Làng có nghề làm nón là chính. Cách đây 70 năm nghề nón ở Đan Du đã hình thành và chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh.
- Làng nón Phù Việt: Làng thuộc xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà, làng nổi tiếng nghề nón trong tỉnh nên đã đi vào thơ ca: "... Nón Ba Giang óng ả đường làng..."
 
Hiện nay vẫn còn nhiều hộ gia đình làm nón nhưng do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu khó khăn nên nghề nón ở Phù Việt vẫn có phần hạn chế.

- Làng Phú Phong: Làng thuộc xã Phú Phong, huyện Hương Khê. Nghề trồng cau là nghề thịnh hành nhất của làng vì đây là nguồn lợi to lớn, làm giàu cho dân làng.
- Làng Cương Gián: Nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân. Làng vốn nổi tiếng làm nghề nước mắm đã được ghi trong sách ''''Nghi Xuân địa chí". Thời thiệu trị, các làng duyên hải đều có nghề nước mắm, nhưng thịnh nhất là ở Cương Gián, tuy vậy đến nay nước mắm Cương Gián vẫn chưa được phục hồi.
- Làng Nhượng Bạn: Làng thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Làng có nghề làm nước mắm thịnh hành từ xa xưa đến nay, mỗi gia đình ở Cẩm Nhượng đều có từ 5 đến 7 vại nước mắm muối để trong nhà.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18