Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Vọng Nguyệt làng Việt cổ trên pḥng tuyến sông Cầu

Vọng Nguyệt là một trong những làng Việt cổ với những di sản văn hoá vật thể, đánh dấu những mốc son thăng trầm của một cộng đồng làng xă trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Như thường lệ, mồng 2 tết hàng năm chúng tôi lại về quê thắp hương tưởng niệm tổ tiên và thăm hỏi họ hàng, làng xóm.

Vong Nguyệt, quê tôi như một dải lụa mềm mại trải dài bên ḍng sông Cầu “nước chảy lơ thơ”, với Ngă Ba Sà gần ngh́n năm qua vẫn âm vang tuyên ngôn bất hủ “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư”, ghi dấu chiến công oanh liệt chống Tống của dân tộc ta do Thái uư Lư Thường Kiệt lănh đạo.

Như thường lệ, mồng 2 tết hàng năm chúng tôi lại về quê thắp hương tưởng niệm tổ tiên và thăm hỏi họ hàng, làng xóm. Tết năm nay trời rét đậm, nhưng t́nh đất, t́nh người đằm thắm nơi làng quê yên ả đă sưởi ấm những người con xa nhà trở về đất mẹ.

Con đường liên xă nối thị trấn Chờ với khu di tích lịch sử, nay đă được trải nhựa, ô tô, xe máy bon bon vào tận đường làng. Điều ấn tượng nhất đối với mỗi người đi làm ăn xa nay trở về quê là sự giàu có đă hiện diện trên trên từng căn nhà. Làng có hơn 800 hộ, vài chục năm trước chỉ có một căn nhà hai tầng lợp ngói mũi, đă là người giàu có nhất làng, ai cũng lấy gương đó để khuyên bảo con cháu làm ăn, th́ nay nhà hai tầng, ba tầng đă mọc lên hàng chục, hàng trăm.

Không đồ sộ, sầm uất như phố làng Đồng Kỵ, nhưng kiến trúc đa dạng, nhiều ngôi nhà mang dáng dấp của những nhà vườn, có pḥng sinh hoạt chung và tiếp khách, pḥng cho ông bà, bố mẹ, pḥng vệ sinh khép kín trong nhà… Trên con đường trục chạy ṿng quanh làng, vài ba chục mét lại có ô tô du lịch đỗ. Đó là những ô tô của các doanh nhân người làng thành đạt ở nơi xa, đưa gia đ́nh về quê ăn tết, một phần là xe tăcxi và xe của công chức, viên chức Nhà nước thuê xe tự lái đưa gia đ́nh về quê, tránh cái rét lịch sử từ mấy chục năm nay.

Vọng Nguyệt là một trong những làng Việt cổ với những di sản văn hoá vật thể, đánh dấu những mốc son thăng trầm của một cộng đồng làng xă trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Chùa Vọng Nguyệt (tên chữ là Khai Nghiêm tự) do Nguyệt Sinh công chúa nhà Lư dựng. Đến thời Lê và Nguyễn chùa Khai Nghiêm được tu sửa lớn, dựng thạch trụ thiên đài vào năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705), đúc chuông đồng lớn vào năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và tạc nhiều pho tượng Phật. Đời Dụ Tông (1341-1369) Hàn lâm học sỹ Trương Hán Siêu soạn văn bia, khắc trên đá, kích thước 1,14 m x 0,79 m x 0,27 m.

Đọc văn bia, ngày nay người đời hiểu rơ hơn về cái nh́n của một nho gia đối với đạo Phật. Mặc dù vậy, sự ra đời và hưng thịnh của Phật giáo đă để lại cho hậu thế những di sản văn hóa đầy giá trị. Đền làng Vọng Nguyệt nằm ở cuối làng, hiện c̣n hai tấm bia đá Bản thần bi kư (bia ghi sự tích của thần) dựng năm Dương Hoà thứ 8 (1642) và 36 đạo sắc phong ở đền, từ năm Dương Đức thứ 2 (1673) đến năm Khải Định thứ 9 (1924), cho biết đền thờ hai vị tướng thời Lư có công lănh đạo đội dân binh làng Vọng Nguyệt chống giặc Tống là công chúa Lư Nguyệt Sinh - con gái vua Lư Thái Tôn và chồng là Pḥ mă Đô úy Chu Đ́nh Dự. Cả hai di tích này được dân làng tự nguyện đóng góp tiền của, công sức tu sửa, tôn tạo khang trang.

Ngày mồng 1, mồng 2 Tết, các cụ bà th́ khăn áo chỉnh tề lên chùa lễ Phật, nhà nào cũng thịt con gà trống đẹp nhất, sửa lễ đền, tưởng nhớ công lao của tiền nhân đă có công dẹp giặc, giữ nước và cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hoà, làng xóm yên vui, thịnh vượng. Chuẩn bị cho ngày lễ đền đầu năm, từ 2, 3 tháng trước đă chọn con gà trống thiến to, khoẻ đẹp mă, nuôi nhốt trong chuồng, trước mỗi bữa ăn đều sới bát cơm nóng, trộn với cám, viên thành từng viên bằng quả trám, bón từng miếng cho gà. Nhà nào nuôi được con gà trống thiến to, mỡ màng đem lễ đền th́ măn nguyện lắm v́ hy vọng ở một năm mới gặp nhiều may mắn. Đây là nét đẹp văn hoá không biết có từ đời nào và đă thành tiềm thức trong kư ức mỗi người làng Vọng.

Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Cúc (tôi gọi bằng mợ), năm nay 91 tuổi. Trời rét, mợ ngồi trên giường, chăn đắp kín nửa người, khuôn mặt hồng hào, ngời lên vẻ viên măn. Mợ hồ hởi nói với chúng tôi: “Tết này rét, mợ không đi lại được nhiều, mọi sinh hoạt đều ở trong nhà, nhưng mợ vẫn khoẻ, nhờ Đảng, Chính phủ, các em nó cũng ăn nên làm ra, mợ vui lắm. Năm nào mợ cũng được xă, thôn thăm nom chu đáo, anh chị về thăm mợ thế này thật quư hoá!” Đang tṛ chuyện trong nhà người bác họ, chuông điện thoại réo vang, nhấc ống nghe trả lời xong, bác hồ hởi: “Đấy là điện của cháu Hằng làm ở khu công nghiệp Nam Thăng Long, tết chưa về được, cháu điện về chúc tết gia đ́nh. Mắc điện thoại tiện lắm chú ạ ! Làng ḿnh, hơn nửa số hộ có điện thoại cố định rồi, không ít thanh niên đă có cả điện thoại di động. Hầu như không nhà nào là không có ít nhất một xe máy. Bây giờ đi thăm đồng cũng đi xe máy.

Đời sống dân làng khá lên nhiều, nhưng cũng có nhiều cái lo !”.
T́m hiểu kỹ về “cái lo” mà bác tâm sự mới biết không phải riêng bác mà nhiều người dân trong làng đều lo về môi trường bị ô nhiễm do nước thải nghề tằm tơ không được xử lư, và do gia súc thả rông, rồi nạn cờ bạc, số đề, cá cược…đang hoành hành.
Trong ngày mồng 2 tết, các tṛ đỏ đen ngang nhiên diễn ra n_ trên sân đ́nh, hai bên đầu đ́nh, trên chợ Trai, có gia đ́nh anh em từ nhau, vợ chồng mâu thuẫn cũng v́ nạn cờ bạc. Trong câu chuyện đầu xuân, ai nấy đều mừng về kinh tế phát triển, đời sống khá giả hơn, nhưng cũng mong muốn chính quyền cùng với dân làng chung sức, chung ḷng, làm vơi đi những mối lo không đáng có, để Vọng Nguyệt thực sự xứng đáng với truyền thống văn hoá của một làng Việt cổ.

HỒNG MINH

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18