|
Chùa Báo ThiênBáo Thiên Tự, tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự, từng là một ngôi chùa cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất Việt Nam[1]. Chùa tọa lạc tại thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, (xưa gọi là phường Báo Thiên), gần hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm), bên ngoài thành Thăng Long. Khu vực này ngày nay là phố Nhà Chung, nơi có Nhà thờ Lớn Hà Nội, Ṭa khâm sứ cũ, cùng nhiều trụ sở Công giáo khác. Lịch sửVua Lư Thánh Tông (1054-1072) đă cho xây dựng chùa vào năm Long Thụy Thái B́nh thứ 4 (1057), và cho đúc một quả đại hồng chung nặng 1 vạn 2 ngàn cân ta (tức 7.260 kg) đặt trong chùa. Báo Thiên Tháp có chóp làm bằng đồng, được xây dựng một năm sau khi chùa được xây xong. Suốt hai triều Lư-Trần gần 400 năm, chùa Báo Thiên là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt. Năm 1427, trong thời thuộc Minh, khi quân Minh bị vây trong thành Đông Quan (tức Hà Nội ngày nay) cố thủ để chờ quân tiếp viện, đă đến chùa, tốc chóp tháp đồng, nấu chảy đại hồng chung và tất cả những ǵ bằng đồng để làm vũ khí chống lại nghĩa quân Lam Sơn[1]. Cùng với chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên được coi là An Nam tứ đại khí (4 bảo vật của nước Nam). Có tài liệu cho rằng Tháp Báo Thiên bị phá vào thời thuộc Minh để chế súng; hai trong số An Nam tứ đại khí khác là chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh được xác định do tướng Minh là Vương Thông phá để lấy đồng đúc vũ khí[2]. An Nam tứ đại khí chỉ c̣n lại tượng chùa Quỳnh Lâm. Thời nhà Lê, nền tháp bị phá đă được tôn cao bằng một đàn tràng ở gần nơi bây giờ là Nhà thờ Lớn Hà Nội. Trong chùa Lư Quốc Sư ngày nay vẫn c̣n lưu giữ bản gấm thêu sắc tứ từ đời Cảnh Hưng (tức vua Lê Hiển Tông 1740-1786) nói về sự kiện này.[1] Cho tới thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên luôn được trùng tu bảo tồn, là nơi cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà… Gần cuối thế kỷ XIX, chúa Báo Thiên bị một trận hoả hoạn lớn xảy ra, và các nhà sư tu hành di dời sang nơi khác, bỏ lại chùa Bảo Thiên trở nên hoang phế. Năm 1873, Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, giao toàn bộ ngôi chùa tháp này cho Giám mục Paul-Francois Puginier làm nơi ở và làm việc tạm thời khi giám mục về Hà Nội trực tiếp làm thông ngôn và cố vấn cho Garnier. Lúc đó, giám mục Puginier dựng mấy ngôi nhà gỗ trong vườn chùa để ở và làm việc cho gần Garrnier đóng quân tại Trường Thi gần đó, c̣n Ṭa Giám mục (khi đó gọi là Ṭa Giám mục Tây Đàng ngoài) th́ vẫn đóng ở Kẻ Sở (nay là vùng ngă tư Sở).[1] Năm 1882, Henry Riviere đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Năm 1883, theo yêu cầu của Công sứ Bonnal, kinh lược Bắc Kỳ là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đă giao khu chùa này cho Giám mục Puginier phá đi để kiến tạo Nhà thờ chính toà Hà Nội.[3][1] Tháp Báo ThiênTháp Báo Thiên c̣n gọi là Đại Thắng Tư Thiên Tháp, được xây năm 1057 ở chùa Sùng Khánh, trong phạm vi chùa Báo Thiên, nay là khu đất mé đông hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháp này cao đến 10 trượng, có tất cả 12 tầng. Tầng trên cùng bằng đồng, những tầng dưới bằng đá và gạch. Tháp được xếp vào một trong An Nam tứ đại khí, bốn vật báu của đất nước, mà ba (kiến trúc điêu khắc) quư giá khác là chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh và chuông Quy Điền. Tháp Báo Thiên đă được hai danh sĩ Phạm Đ́nh Hổ, Nguyễn Án viết như sau trong sách Tang Thương Ngẫu Lục:
Tháp được xây bằng những ḥn gạch hoa khắc những chữ Lư gia đệ tam đế, Long thụy Thái B́nh [1054-1058], tứ niên tạo tức là "Đúc trong năm thứ tư niên hiệu Long thụy Thái B́nh đời vua thứ ba triều nhà Lư". Khu (đất) chùa Báo Thiên trong đó có nền tháp Báo Thiên, cuối năm 1883, theo yêu cầu của công sứ Bonan, kinh lược Bắc Kỳ là Nguyễn Hữu Độ đă giao cho Giám mục Puginier phá đi để xây dựng Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Phạm Sư Mạnh (thế kỷ 14), người Hải Dương, tiến sĩ đời vua Trần Minh Tông [1314-1329], đă làm bài thơ như sau về Tháp Báo Thiên:
Di tích c̣n lạiDi tích c̣n lại của chùa Sùng Chính Báo Thiên (Chùa báo Thiên) là ngôi giếng đá cổ. Giếng đá này nằm trong ngơ của một nhà dân ở phố Nhà Chung, thuộc phần đất nhà thờ cho giáo dân cư trú. Năm 2002 giếng đá đă bị người dân cho đổ đất, cát lấp đầy. Việc này được phát hiện và báo chí đưa tin. Báo Thanh Niên (số 288, ra ngày 14-10-2004) cho đăng bài: “Cần bảo vệ một giếng đá cổ “, và báo nguyệt san Giác Ngộ, (số 104, tháng 11-2004) cho đăng bài: “Giếng cổ chùa Báo Thiên”... Sau khi báo đưa tin các vị thẩm quyền của nhà thờ chính toà Hà Nội đă cho khai quật giếng cổ ấy lên, di chuyển vào đặt trước hang đá bên trong khuôn viên nhà thờ. |
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|