|
Hà Nội Từ ngày
1-8-2008, cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc
huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hội nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có thêm
1 quận, 1 thị xã và 13 huyện: đó là quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và Ba
Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai,
Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Mê Linh.
Như vậy hiện nay Thành phố Hà Nội có 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện.
Xem bài cụ thể 29 quận, huyện, thị xã
- Quận Tây Hồ
Quận Tây Hồ được thành lập tháng 10 năm 1995 do yêu cầu phát triển
của Thủ đô. Mặt nước hồ chiếm 48% diện tích toàn quận. Nơi đây đã
nổi danh với những làng hoa đào Nhật Tân, làng quất Quảng Bá, làng
cây cảnh Nghi Tàm... và hơn 20 di tích lịch sử được Nhà nước xếp
hạng là thế mạnh của quận. Một dự án xây dựng quận Tây Hồ thành
trung tâm du lịch của Hà Nội đã được trình lên Chính phủ.
Quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân thành lập tháng 1 năm 1997. Địa bàn quận nằm theo
trục đường lớn mang tên danh nhân Nguyễn Trãi. Có nhiều trường đại
học như: Ngoại ngữ, Kiến trúc, Cao đẳng sư phạm nhạc hoạ, An
ninh.v.v..
Quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy mới thành lập tháng 8/1997. Nơi đây là khu dân cư mới
xây dựng, bên cạnh đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Nhiều trường
học viện nghiên cứu đước xây dựng ở quận Cầu Giấy.
Quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai được hình thành với 14 phường trên cơ sở 9 xã thuộc
huyện Thanh Trì (Ðịnh Công, Ðại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh
Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở), khu đô thị và công viên
Yên Sở thuộc Tứ Hiệp nhập vào quận và 5 phường thuộc quận Hai Bà
Trưng (Mai Ðộng, Tương Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai).
Quận Long Biên
Quận Long Biên được thành lập ngày 11/3/2003 trên cơ sở cắt chuyển
10 xã và 3 thị trấn của huyện Gia Lâm để thành lập quận Long Biên
gồm: xã Thượng Thanh, thị trấn Ðức Giang, xã Giang Biên, xã Ngọc
Thụy, xã Việt Hưng, thị trấn Gia Lâm, xã Hội Xá, xã Gia Thuỵ, xã Bồ
Ðề, thị trấn Sài Ðồng, xã Long Biên, xã Thạch Bàn và xã Cự Khối.
Quận Đống Đa
Quận Đống Đa có nhiều khu dân cư lớn mỡi xây dựng trong vòng hai ba
thập kỷ gần đây như: Khu Kim Liên, Trung Tự. Quận Đống Đa còn nhiều
di tích lịch sử như gò Đống Đa, chùa Bộc, chùa Láng..
Quận Ba Đình
Quận Ba Đình là khu vực có nhiều cơ quan Chính phủ, nhiều đại sứ
quán các nước, có quảng trường Ba Đình lịch sử và lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Quận Ba Đình
còn bao gồm nhiều khu phố, đướng xá mới như Giảng Võ, Thành Công,
Thủ Lệ
Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng nhiều công trình mới xây dựng đã và đang hình
thành trên trục đường Giải Phóng (quốc lộ 1). Một làng đại học phía
Nam thành phố đã hình thành bên cạnh Bộ Giáo dục và Đào tạo như các
trường Đại học Bách Khoa, Đại học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân.v.v..
Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm là trung tâm thủ đô, có các cơ quan đầu não của thành
phố, các khu thương mại lớn, có các nghề thủ công truyền thống. Toàn
bộ khu phố cổ trong danh mục bảo tồn di sản nằm trong quận này
Quận Hà Đông
- Là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông
Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt
trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà
Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là
một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà
Nội.
Các quận Huyện Ngoại thành
Khí Hậu Hà Nội
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa
ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung
bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm²với 1641 giờ nắng và
nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6
(29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa
khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung
bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai
mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ
trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời
tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai
thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). Cho nên có thể nói rằng Hà
Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm
cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay.
Nhiệt độ
không khí trung bình các tháng (ºC)
Lượng mưa trung bình các tháng (mm)
Lịch sử Hà Nội
Dải đất nay là Hà Nội có dân
cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm
1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi
gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn
Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa
giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm
quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế,
Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài
Ðức.
Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính
lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở
dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông
Hồng và sông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng
Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại
là Hà Nội.
Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886
họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến
năm 1939 là 12 km2 với
số dân là 30 vạn.
Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đô mới,
truyền thuyết có kể rằng khi vua Lý tới bến sông Cái (một
tên gọi khác của sônh Hồng), thì có con rồng vàng hiện trên sông rồi bay
lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long (Rồng
lên). Câu chuyện "Rồng lên" đó nói lên khí thế vươn mình của thủ đô mới
đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của một quốc
gia đã có mấy nghìn năm dựng nước.
Cũng từ đây Thăng Long ghi nhiều chiến công
hiển hách!
Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không
nhà trống" dồn quân xâm lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi
bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.
Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phen
chao đảo. Thăng Long lại trở thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân
xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng
Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị áp đảo trước khí thế và sức mạnh
của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam, xin
đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước.
Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng
Long là nơi người anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến
công, mà hiển hách nhất là chiến thắng Ðống Ða năm 1789. Với cuộc hành
quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn
quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và trong chiến thắng đó có phần đóng góp
của người dân Thăng Long.
Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm
1802-1945) đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành lỵ sở của tỉnh Hà Nội.
Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật nhất nước, là thành phố đứng đầu cả nước
về sự nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp, về sự phong phú, về
dân số, về lịch thiệp và về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là trái tim
của cả dân tộc.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính
ở Thành Hà Nội, giặc Pháp đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi
Hà Nội liên tiếp đứng lên chống lại ách đô hộ. Ðỉnh cao của phong trào
chính là ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở
đầu cho Tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày
2/9/1945, tại quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên
ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và
Hà Nội là thủ đô của đất nước.
Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam
lần thứ hai. Thế là ngày 19/12/1946 quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên
đánh Pháp mở đầu cho giai đoạn toàn quốc kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày
7/5/1954 chiến thắng Ðiện Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất bại. Năm
tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội được giải phóng và Hà Nội vẫn là trái tim
của đất nước Việt Nam .
Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc
chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân. Ðặc biệt 12 ngày đêm cuối
năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn
nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận "Ðiện Biên Phủ trên không" lừng lẫy,
và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược
Việt Nam.
Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn.
Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất
quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phong cách người
Hà Nội
Tràng An thường được dùng
trong các áng văn chương để chỉ về Hà Nội. Ví Hà Nội như Tràng An, là
muốn nhấn mạnh đến tính chất phồn hoa của một kinh đô, đồng thời cũng là
ca ngợi tính cách thanh lịch của con người ở đây.
"Chẳng thơm cũng thể hoa Nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
Lịch ở đây có nghĩa là trải (từng
trải, trải qua, lịch duyệt, lịch sự hay lịch lãm...). Câu ca dao cổ
khẳng định cái nét của người Hà Nội xưa và ngày nay còn được giữ gìn
trân trọng.
Tính cách thanh lịch của người Hà Nội
thể hiện ở cách ứng xử văn hóa mà cụ thể trong cách nói năng, ăn mặc,
giao tiếp. . .
Tiếng nói Hà Nội trước hết là ở chỗ
phát âm đúng, từ ngữ chuẩn xác, có thể làm mẫu mực cho cả nước. Người Hà
Nội còn biết sử dụng tiếng nói lưu loát, nhã nhặn, lịch sự. ấy là vì
ngoài tiếng nói của địa phương mình, người Hà Nội đã tiếp thu có sàng
lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh túy nhất. Lời
nói của người Hà Nội thường ý nhị, tôn trọng người đối thoại. Họ không
ưa cách nói cộc lốc, thô lỗ.
Người Hà Nội rất sành ăn uống, họ đã
nâng việc nấu nướng, ăn uống lên thành một nghệ thuật, nghệ thuật ẩm
thực. Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến, từ chút gia vị, nước chấm cho
đến cách bầy biện thế nào cho đẹp mắt, gợi cảm mà không phàm tục và khi
ăn cảm thấy thích thú. Chính vì vậy các món quà Hà Nội trở nên nổi tiếng,
chỉ riêng Hà Nội mới có.
Người Hà Nội ăn uống ý tứ, khi ăn
uống thường mời chào nhau, nhường người khác gắp trước, tiếp cho khách
miếng ngon. Những hiện tượng ăn tục, uống phàm, xô bồ ầm ĩ, xa lạ với
phong cách ở đây.
Trong
trang phục, người Hà Nội ưa chuộng sự gọn gàng, tề chỉnh và trang nhã.
Mặc đẹp nhưng kín đáo, không cầu kỳ loè loẹt, không phô trương lố lăng.
Ngày nay trên đường phố Hà Nội ta thấy nhiều cô gái mặc váy và quần áo
theo kiểu châu Âu cũng rât đẹp, hiện đại mà duyên dáng. Ðiều đó chứng tỏ
người Hà nội không bảo thủ, họ biết tiếp thu cách ăn mặc hợp thời trang,
phù hợp cuộc sống sôi động hôm nay, nhưng từ những bộ trang phục ấy cũng
toát lên một sự chọn lựa đầy ý nhị. Còn khi sử dụng mầu sắc rực rỡ, họ
thường biết cách phối hợp chúng để bộc lộ quần áo vẫn giữ được phong
cách nền nã, lịch sự.
Không chỉ thanh lịch trong ngôn ngữ,
ăn mặc, tính chất thanh lịch ấy còn được thể hiện trong cách làm ăn,
cách giao tiếp. Ðó là vì Hà Nội đã có một quá trình lịch sử lâu dài, là
nơi hội tụ nhân tài, vật lực của bốn phương. Hà Nội tiếp thu mọi tài hoa
và chắt lọc, phát triển thành lề thói Hà Nội, câu ngạn ngữ "Khéo tay hay
nghề, đất lề kẻ chợ" là để ca ngợi cung cách làm ăn của Hà Nội.
Ngày
hôm nay, Hà Nội cũng như cả nước đang mở rộng cửa đón bè bạn từ khắp các
nơi trên thế giới đến viếng thăm, làm ăn. Hà Nội đổi mới từng ngày từng
giờ. Nhiều dự án đầu tư, nhiều công trình mới dựng, Hà Nội cùng cả nước
tiến vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng bản sắc Hà Nội từ ngàn xưa
vẫn còn được gìn giữ mãi. Với sức sống dẻo dai, với lòng yêu cái đẹp đã
được hun đúc từ nhiều đời, người Hà Nội hôm nay đang đẩy lùi những gì
không phải là của mình. Từng người, từng gia đình vẫn giữ "nếp nhà" cứ
như thể người hà nội muôn đời thanh lịch.'
Kiến trúc Hà Nội
Nhiều du khách lần đầu đến Hà
Nội đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của thủ đô, một vẻ đẹp tạo nên bởi dáng
vóc nhỏ nhắn, hiền hòa, cổ kính của kiến trúc kết hợp hài hoà với mầu
xanh của cây cối và hồ nước. Kiến trúc của Hà Nội mang đậm dấu ấn của
lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có khắp nơi trên đất Hà Nội. Không
khí thanh tịnh được tạo ra chính bởi kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi
với con người.
Về mặt kiến trúc, Hà Nội có thể chia thành các khu vực: khu phố cổ, khu
thành cổ, khu phố cũ, các khu mới qui hoạch.
KHU PHỐ CỔ
Theo
các nguồn sử liệu khác nhau thì khu phố cổ của Hà Nội ngày nay là nhân
lõi của kinh đô Thăng Long từ khi mới thành lập, tức là cũng đã có tới
gần ngàn năm tuổi.
Nói
về địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác
cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía đông là đê sông Hồng, cạnh phía
tây là Hàng Cót, Hàng điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông-Hàng
Gai-Cầu Gỗ. Tại khu phố này cho đến khi người Pháp đến, đều chung một
dánh dấp, các phố chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi
của mặt hàng sản xuất kinh doanh tại những nơi đó: Hàng Ðường, Hàng Bạc,
Hàng Bồ,...
Tất cả các ngôi nhà hai bên
đường đều theo kiểu "nhà ống". Nhà như một cái ống, bề ngang hẹp, chiều
dài sâucó khi thông ra một ngõ khác, phố khác. Bố cục cũng tương tự như
sau: gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng. Tiếp đó là khoảng sân lộ
thiên để láy ánh sáng. Trên sân có bể cạn (trong có hòn non bộ, có cá
vàng), quanh sân là cây cảnh, là giàn hoa. Gian nhà trong mới là nơi ăn
ở và nối vào đó là khu phụ. Ða số là nhà một tầng lợp bằng những viên
ngói nhỏ nhắn, với nét đặc trưng là hai bức tường hồi vượt lên khỏi mái,
xây giật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ.
Cũng có một số nhà xây thêm
tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ, nếu có thì rất nhỏ, vì
các triều xưa cấm dân không được nhìn mặt vua từ trên cao xuống, khi vua
ngự giá đi trên đường). Bên cạnh các nhà ống phải kể đến đình chùa, đền
miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những công trình này là nơi thờ của
các làng thôn phường cũ, ngoài ra các công trình đó còn phản ánh gốc gác
của cư dân kinh thành mà một bộ phận đáng kể là từ nhiều nơi khác di cư
về đây làm ăn ...Mặt khác sự tồn tại của các đình miếu này còn là bằng
chứng của tâm linh người Hà Nội cũ; bên cạnh sự hoà đồng với tự nhiên và
cộng đồng xã hội, người Hà Nội còn luôn tìm cách hoà đồng với thế giới
tâm linh, vì cùng với một không gian đô thị vật chất, vẫn tồn tại một
không gian đô thị mang mầu sắc huyền thoại, thiêng liêng, ở đó có thể
giao hoà cùng với quá khứ chứa chất sức mạnh tiềm ẩn.
Khu phố cổ Hà Nội với những
ngôi nhà ống nhỏ nhắn xinh xắn , những con đường ấm áp người đi, những
đề chùa mái cong mềm mại, lại còn cả những không gian, cây xanh mượt mà
và ngọt ngào hương... tất cả đã làm nên một vẻ đẹp mà chỉ Hà Nội mới có.
KHU PHỐ CŨ
Cuối
thế kỷ 19, từ năm 1883, người Pháp chiếm Hà Nội. Năm 1886 đã có một qui
hoạch cho một thành phố Hà Nội mới. Ban đầu tập trung cải tạo khu quanh
Hồ Gươm. Trên sát mái nhà số 3 Hàng Khay, nay vẫn mang dòng chữ 1886là
năm xây dựng. Sau đó là việc lấp hồ ao, lấp cả sông Tô Lịch và rồi phá
toà thành cổ (1894-1896) và toà luỹ đất. Các phố cổ được uốn lại cho
thẳng hàng và thêm các công trình hạ tầng. Tại đây một số nhà cổ được
xây lại kiên cố hơn vẫn theo kiến trúc cổ. Một số được xây theo kiểu "Tây"
một hai hoặc ba tầng, chịu ảnh hưởng của vật liệu xây dựng mới và hình
thức trang trí châu Âu.
Lần lượt xuất hiện các khu
phố tây, một ở quanh thành cũ và một ở phía nam Hồ Gươm, cạnh đó là khu
nhượng địa đã quy hoạch từ ngày đầu Pháp chiếm đóng. ba khu này quen gọi
là "khu phố cũ".
-
Khu nhượng địa hình chữ
nhật mà hai cạnh dài là đường Bạch Ðằng và phố Lê Thánh Tông-Trần
Thánh Tông, hai cạnh ngang là hai đoạn đầu phố Tràng Tiền và phố
Nguyễn Huy Tự. Ðây nguyên là đồn thuỷ quân của tỉnh Hà Nội cổ, tháng
8/1875 bị buộc phải nhượng hẳn cho quân đội Pháp xây doanh trại,
dinh thự và bệnh viện. Ðây là công trình kiến trúc kiểu "chính
thống", mái lợp đá ngói đen, mặt có hành lang chạy bốn xung quanh,
nhà cuốn hình cung. Dinh thự tổng tham mưu trưởng quân Pháp (nay là
nhà khách của Bộ Quốc phòng) - 1874-1877. Bệnh viện Lanessan (nay là
Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu nghị) được khánh thành năm 1893.
-
Khu thành cũ gồm các phố
Phan Ðình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Ðiện Biên Phủ, Lê Hồng
Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Ðường rộng, dài, vỉa hè cũng rộng với
những hàng cây xanh rợp bóng. Phủ Toàn quyền nay là Phủ Chủ Tịch
được xây dựng trong những năm 1900-1902, bề thế, hài hoà. Các biệt
thự ở đây thường theo kiến trúc miền Bắc nước Pháp, mái dốc, các chi
tiết trang trí ở cửa, ở nóc diêm dúa, tỉ mỉ.
-
Khu Nam Hồ Gươm là một
hình chữ nhật mà hai cạnh dài nay là Tràng Thi - Tràng Tiền và Trần
Hưng Ðạo, hai cạnh ngang là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Khu vực
này được xây dựng đồng thời với khu thành cũ xong vì phải giải toả
nhiều làng xóm nên chậm hơn. Nhà hát lớn xây năm 1902-1911 theo kiểu
Opera ở Paris. Phố Tràng Tiền chủ yếu là của thương nhân người Pháp
và một số người Hoa.Một số công sở có quy mô lớn như Công ty hỏa xa
Vân Nam (nay là trụ sở Tổng công đoàn ở ngã ba Trần Hưng Ðạo-Quán Sứ)
được xây dựng xong năm 1902, trường đại học ở phố Lê Thánh Tông năm
1904, Phủ Thống sứ (nay là khách Chính phủ số 10 Ngô Quyền năm
1919). ở khu này đa số cũng là biệt thự nhưng mái không dốc, nhiều
cửa, theo kiến trúc miền Nam nước Pháp.
Ở cả ba khu trên, tới những năm 20 và 30 xuất hiện các công trình
kiến trúc theo xu hướng kết hợp phong cách á đông một số giá trị
thẩm mỹ cao như Viện bảo tàng Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử)
1928-1932, Sở Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao, 1929-1931), Viện
Pasteur 1930, .... Ðây cũng là một quỹ đô thị rất đặc trưng, quý gía
của Hà Nội:
-
Hệ thống quy hoạch
phố xá, quy mô và tỷ lệ kiến trúc của các công trình ăn nhập với
cơ thể đô thị Hà Nội vốn có.
-
Hầu hết các loại
hình công trình được xây cất ở các đường phố này đều biểu hiện
của những tìm tòi trong kiến trúc, đặc biệt theo hướng thích
nghi của môi trường truyền thống và thiên nhiên của Hà Nội, hầu
hết được thiết kế với sự chín chắn và lựa chọn cao về thẩm mỹ,
dù chúng được làm theo phong cách nào đi nữa.
-
Các đường phố xây
dựng vào thòi này góp phần lớn trong việc tạo lập ra bản sắc
kiến trúc đô thị của Hà Nội, một thành phố hài hoà, xinh đẹp,
xanh tươi; một thành phố mang nhiều tính nhân văn.
KHU THÀNH CỔ
Nằm
ở khoảng giữa của Hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm là khu thành cổ Hà Nội. Thành
Hà Nội cổ được xây dựng từ thế kỷ 11, đã nhiều lần bị phá huỷ, xây lại
rồi bị tàn phá. Lần tàn phá cuối cùng là khi quân Pháp tấn công Hà Nội
vào cuối thế kỷ 19. Toàn bộ tường thành và các cung điện cổ đã bị phá
huỷ chỉ còn lại một vài di tích. Trên phố Phan Ðình Phùng hiện nay còn
cửa Bắc của thành xây bằng đá tảng và gạch xây rất kiên cố. Trên bờ
tường còn dấu vết của đạn đại bác khi Pháp tấn công.
Cột cờ thành Hà Nội xây năm
1812 hiện nằm trên đường Ðiện Biên Phủ, cao 40m gồm ba nền thềm rộng và
tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ đài.
Trong thành cổ chỉ còn dấu tích của các nền cung điện.
ở phía nam thành cổ Hà Nội, còn lưu lại một phần kiến trúc của trường
đại học đầu tiên ở Việt Nam: Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cũng được khởi dựng
vào đầu thế kỷ 11 dưới thời nhà Lý. Khuê Văn Các là một cổng đẹp và độc
đáo về kiến trúc. Người Hà Nội thường lấy hình ảnh của Chùa Một Cột,
Tháp Rùa, Khuê Văn Các, Cột cờ làm biểu tượng của thành phố thủ đô ngàn
năm văn hiến.
KIẾN TRÚC HÀ NỘI NAY
Từ
mười năm trở lại đây, thành phố được mở ra với các đường Giải phóng,
Nguyễn Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà. Khu biệt thự ven Hồ Tây ...
với khối nhà lớn cao tầng của các cơ quan xen kẽ với nhà của tư nhân mọc
lên nhanh chóng nhưng thiếu qui hoạch kiến trúc tổng thể. Hà Nội đang
trong thời kỳ bùng nổ về xây dựng, bộ mặt kiến trúc thay đổi hàng ngày.
Sau khi hoàn thành mấy chục khối nhà cao tầng này sẽ làm thay đổi hình
ảnh của Hà Nội. Trong tương lai gần, Hà Nội sẽ mở rộng với nhiều dự án
lớn như các khu Nam cầu Thăng Long, Bắc cầu Thăng Long. Du lịch Hồ Tây...
với sự hợp tác và đầu tư của nước ngoài.
Tuy nhiên việc giải quyết
các vấn đề của kiến trúc hạ tầng, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn
vẻ đạp kiến trúc quý giá vốn có của Hà Nội đang là nhiệm vụ rất quan
trọng và vô cùng khó khăn.
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN
NGƯỠNG
Một
trong những thể loại di sản kiến trúc có giá trị của đô thị Hà Nội là
các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng. Công trình chủ yếu được
làm bằng gỗ, đá hay gạch. Kiến trúc có mái ngói với mái cong ở bốn góc
hoặc mái ngói dốc thẳng với hai đầu hồi chắn bởi tường xây có các trụ
biểu trang trí là đặc trưng cho hình thức thể loại kiến trúc này.
Một
trong những thể loại di sản kiến trúc có giá trị của đô thị Hà Nội là
các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng. Công trình chủ yếu được
làm bằng gỗ, đá hay gạch. Kiến trúc có mái ngói với mái cong ở bốn góc
hoặc mái ngói dốc thẳng với hai đầu hồi chắn bởi tường xây có các trụ
biểu trang trí là đặc trưng cho hình thức thể loại kiến trúc này.
Kiến trúc Thiên chúa giáo ở
Hà Nội chủ yếu kiến trúc tôn giáo phương Tây.
Các chùa chiền:
Trước khi Hà nội là một
trung tâm chính trị (từ thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, với triều đại nhà
Tiền Lý) thì Hà Nội đã là một trung tâm phật giáo với các thiên phái
danh tiếng. Song phải đến thế kỷ 11, với sự xuất hiện của kinh đô Thăng
Long, và triều Lý lấy Phật giáo làm quốc giáo thì chùa chiền, thiền viện,
sư tăng ở Thăng Long - Hà Nội phát triển chưa từng thấy. Rất nhiều chùa
được xây cất ở Thang Long như chùa Hưng Thiện, chùa Vạn Tuế, chùa Thiền
Quang, chùa Thiên Ðức và hàng chục ngôi chùa khác được xây vào đời vua
Lý Thái Tổ trên đất Thăng Long. Chùa chiền là nơi tôn nghiêm và linh
thiêng, là nơi gửi nhờ lòng tin của toàn thể cộng đồng. Một số ngôi chùa
nổi tiếng trong lịch sử Thăng Long-Hà Nội:
- Chùa Bà Ðá
- Chùa kim Liên
- Chùa Láng
- Chùa Một Cột
- Chùa Quán Sứ
- Ðền Quan Thánh
- Chùa Trấn Quốc
Chùa: Chùa
là nơi thờ Phật. Bố cục mặt bằng và kết cấu của chùa ở Việt Nam tương tự
như đối với đình và đền. Chùa được đặt ở nơi yên tĩnh, có cảnh quan đẹp,
nhiều cây cốiBố cục mặt bằng của chùa bao gồm một nếp nhà 5 hay 7 gian,
sân và tam quan, đôi khi trên tam quan có gác chuông. Chùa có thể được
bố cục như đình với mặt bằng chữ Ðinh (J), chữ Công (I) hoặc chữ Nhị
(=). Phía trong chùa gồm 3 không gian chính: là tiền đường, hậu đường,
chính điện. Phía sau chùa có điện thờ các nhà sư đã mất và các gian ở
của các sư đang trụ trì.
Ðền: Ngày
nay, trong tiếng Việt đền là nơi thờ thần đạo Lão được gọi là Quán. Một
trong các ngôi đền nổi tiếng nhất là đền Quán Thánh nằm bên hồ Trúc Bạch.
Ðạo Lão đã kết hợp với một số tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc như tục
thờ cúng tổ tiên, thờ thiên nhiên... và đôi khi kết hợp với cả Phật giáo
và Khổng giáo.
Ðền thờ đạo Khổng gọi là Văn Miếu, văn tử hay văn chỉ, tuỳ theo vị trí
của chúng ở thành phố hay ở làng. Ví dụ điển hình nhất của thể loại công
trình thờ đạo Khổng là Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hình dáng kiến trúc và
cách sắp xếp của đền cũng tương tự như đình và chùa, song đền thường nhỏ
hơn.
Các hình thức
trang trí trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng cổ truyền:
Những hình thức trang trí thường được thấy trên đỉnh mái, ở các đầu hồi,
mũi rầm, kết cấu mái, bình phong và các vách ngăn bên trong (chạm khắc
gỗ). Chủ dề trang trí rất phong phú như chữ Hán, các đồ vật có tính
tượng trưng, cây cối, động vật, trang trí hình học. Trong các chi tiết
trang trí này có 4 con vật có sức mạnh siêu nhiên: long, ly, quy, phượng.
Ở cổng vào và ở các nơi
trang trọng và ngoài các đình, đền, chùa, ta thấy các tấm hoành phi và
câu đối được viết bằng chữ Hán nôm để biểu đạt một tư tưởng, một lý
tưởng, một phương châm hay một ngạn ngữ.
Nguồn: vietnamtourism |