Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH BẮC KẠN - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH BẮC KẠN

Bắc Kạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du Bắc Bộ, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên. Với diện tích 4.857km2, địa h́nh tỉnh phần lớn là đồi núi, sông suối dày đặc. Xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ dành cho canh tác nông nghiệp. Thị xă Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km. Khí hậu tỉnh có hai mùa rơ rệt: mùa mưa và mùa khô. Giao thông chủ yếu là đường bộ, quốc lộ 3 từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Bắc Kạn tới Cao Bằng.
Là một trong những tỉnh của nhiều dân tộc cùng sinh sống nên nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái, nhiều lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau tết Nguyên Đán với những tṛ chơi mang đậm bản sắc dân tộc. Bắc Kạn là tỉnh được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu t́nh, tiềm năng du lịch rất lớn, trong đó hồ Ba Bể tập trung nhiều thế mạnh về du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan.


--------------------------------------------------------------------------------

HỒ BA BỂ BẮC KẠN:
Từ thị xă Bắc Kạn bạn vượt 40km qua ba con đèo có cái tên mỹ miều :Vi Hương, Mỹ Phương và Chu Hương đến thị trấn chợ Ră sau đó đổ tiếp con dốc Đồn Lèn sẽ đến rừng Ba Bể. Xuôi theo con đường tráng nhựa, một bên là vách núi, bên kia là những cây đại thụ và rừng tre nứa, Ba Bể hiện ra trong màu xanh ngọc bích của nước hồ mênh mang.Vườn quốc gia rộng hơn 10.000 ha, trong đó hồ Ba Bể là điểm nhấn. Hồ được gọi là Ba Bể v́ có ba nhánh sông lớn hợp lưu lại mà thành. Ba nhánh sông này gọi là Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng (tiếng Tày "Pé" có nghĩa là hồ).Trong ḷng hồ c̣n có vô số các ḥn đảo nhỏ, trên ấy là vô vàng chim muông cùng nhiều loại phong lan ngát hương. Bao quanh hồ là hệ thống rừng nguyên sinh với diện tích 23.340 ha chứa đựng những tài nguyên lớn về đa dạng sinh học. Toàn cảnh Hồ Ba Bể như một bức tranh thuỷ mặc, mặt nước hồ in đậm bong núi, lồng lộng mây trời. Gắn liền với Hồ Ba Bể là nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh độc đáo như: Động Nả Phọng (Trụ sở Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp), Ao Tiên, Thác Đầu Đẳng, Động Puông, Động Tiên, ...
Từ Pé Lèng chảy xuôi chừng 800m, ḍng sông Năng xuyên qua khối núi đá vôi Lũng Nham tạo ra động Puông dài 300m, cao 30m, nhũ đá muôn h́nh vạn trạng, huyền ảo, lung linh. Những đợt bào ṃn hàng triệu năm của con sông thời gian vào dăy núi đá vôi đă tạo nên động Puông kỳ bí. Ḍng sông như uốn ḿnh qua những khúc quanh hẹp trong ḷng hang, luồn dưới những rèm thạch nhũ kỳ lạ. Giữa ḷng thạch động, những giọt sữa của núi cứ tí tách rỏ xuống ḍng sông tạo thành những tiếng vang trong màn đêm mờ ảo khiến du khách chuyển từ trạng thái b́nh yên sang hồi hộp. Cảm giác sợ chỉ tan biến đi khi ánh sáng mặt trời xuất hiện bên kia cửa động.
Cách vị trí hồ Ba Bể khoảng 3km. Thác Đầu Đẳng là nơi ḍng sông Năng tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang. Thác có chiều dài khoảng 2 km (1.25 miles), là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau với độ dốc chừng 500 m (1,500 ft), tạo thành một thác nước ngoạn mục kỳ vĩ, ḥa với phong cảnh rừng nguyên sinh tạo ra một ấn tượng khó quên. Không những vậy, tại đây c̣n xuất hiện loại cá Chiên (có những con nặng trên 10 kg) là loại cá hiếm thấy nhất hiện nay.
Vườn quốc gia Ba Bể có tới 1.280 loài thực vật thuộc gần 140 họ, trong đó có nhiều loài thực vật quư hiếm được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, có 25 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại với hơn 600 loài thuộc 27 bộ, trong đó, có 66 loài động vật quư hiếm và đặc hữu như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch. Nhiều loài được ghi tên vào Sách đỏ Quốc tế và Việt Nam. Đến với Ba Bể không những độc đáo với khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh sơn thuỷ hữu t́nh hoà quyện với nhịp sống thanh b́nh, đặc sắc của đồng bào dân tộc mà Ba Bể c̣n hấp dẫn bởi nhiều sự tích, huyền thoại mang đậm tính nhân văn và có tính giáo dục sâu sắc. Du khách c̣n được nghỉ dưỡng trong các bản làng, nhà sàn dân tộc trên núi, ven Hồ, dạo chơi bằng thuyền độc mộc, leo núi dă ngoại, thể thao dưới nước, và nghiên cứu khoa học.


--------------------------------------------------------------------------------

ĐỘNG NÀNG TIÊN BẮC KẠN:
Từ thủ đô Hà Nội ngược Quốc lộ 3 chừng 150km rẽ chiều tay phải đi thêm khoảng 50km theo Quốc lộ 3B nữa du khách sẽ tới thị trấn Yến Lạc của huyện vùng cao Na Ŕ tỉnh Bắc Kạn. Thị trấn Yến Lạc nằm gọn trong một thung lũng ḷng chảo xung quanh là núi cao bao bọc. Nơi đây suốt bốn mùa trong năm khí hậu trong lành, mùa hè mát mẻ. Con sông Bắc Giang như một dải lụa hiền ḥa chảy qua giữa thung lũng làm cho thị trấn vùng cao này thêm thơ mộng, hữu t́nh.
Ngoài việc văn cảnh sông nước, núi non và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương, du khách sẽ đi theo con đường mới mở trải nhựa chừng 5 km th́ đến chân núi Phja Trạng. Nơi đây có một hang động đă được Bộ văn hóa- Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1999, gọi là động Nàng Tiên.
Động Nàng Tiên là một hang đá tự nhiên. Động ăn sâu xuống ḷng núi khoảng 60m, cửa động cao 6m, rộng 6m, khẩu độ cao của động từ 30-50m. Từ cửa hang vào trong động du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp do các nhũ đá, cột đá và măng đá tạo nên. Cảnh buồn tiên nữ, cảnh rồng bay, phượng múa bằng các nhũ đá huyền ảo lung linh ánh bạc thật hấp dẫn. Những thửa ruộng bậc thang có ḍng nước mát chảy xung quanh gọi là ruộng tiên, suối tiên trông thật thích mắt. Xung quanh động là những hang ngách nhỏ có chiều dài từ chục mét đến hàng ngh́n mét, có một số đường ngách thông ra sườn núi làm cho động Nàng Tiên huyền bí và thơ mộng.

"Từ lâu lắm rồi có 7 nàng tiên từ trên trời xuống hạ giới để tắm mát văn cảnh ở con suối dưới chân núi Phja Trạng. Do mải ngắm cảnh sơn thủy hữu t́nh, hái hoa bắt bướm nên trời tối lúc nào không biết, các nàng tiên không kịp bay về trời. Lúc đó có một người trần thế đến con suối này ṃ cua bắt ốc dưới ánh trăng. Các cô tiên liền trốn chạy lên b́a rừng ẩn nấp. Thấy vậy trời rủ ḷng thương đă tạo ra động này để các cô tiên trú ngụ qua đêm. Từ đó người trần đă đặt tên cho con suối đó là “Khuổi Hai” có nghĩa là suối trăng và cái động đó là động Nàng Tiên. Hai cái tên địa danh này đă được chuyền lại cho tới ngày nay."

Truyền thuyết 7 nàng tiên giáng trần do người xưa tưởng tượng hư cấu không có thật, nhưng cái động có tên Nàng Tiên là có thật. Để cho ly kỳ và thuyết phục hơn, người dân ở vùng quê Lương Hạ đă kể lại rằng: Khi 7 nàng tiên đang ở trong động, có một ông tổ họ Lư đă vác búa lên rừng t́m cây để làm bắp cày. Lúc đi qua động thấy các Nàng Tiên đang ngồi chơi cờ. Phần v́ ham mê cờ, phần do sự quyến rũ sắc đẹp của các nàng tiên, ông họ Lư lấy cán búa ngồi xem các nàng tiên chơi cờ. Chắc xem đánh cờ th́ ít mà ngắm các cô tiên th́ nhiều nên trời tối mà không biết trở về nhà. Ở nhà mọi người đi t́m suốt ngày này qua tháng khác đều không thấy nên đă làm ma đưa tang. C̣n ông tổ họ Lư sau khi xem hết ván cờ, vác búa ra về th́ cán búa đă bị mối xông. Về đến nhà, thấy rất đông người, hỏi ra mới biết gia đ́nh đă làm ma đưa tang ông vừa tṛn 3 năm, hôm ông về đúng ngày măn tang.
Động Nàng Tiên, một di tích thiên nhiên hùng vĩ đă được người xưa dựng lên biết bao truyền thuyết lư thú. Điều đó chứng tỏ động Nàng Tiên đă gắn bó với cuộc sống, đă đi vào tiềm thức và tâm linh của người dân nơi đây.
Động Nàng Tiên cùng với quần thể Phja Trạng, Suối Hai, sông Bắc Giang và nhiều địa danh khác trên quê hương tạo nên một khu du lịch hấp dẫn của Na Ŕ. Sau mỗi ngày làm việc, hay trong những ngày hè oi bức, du khách có thể đến Phja Trạng, vào động Nàng Tiên nghỉ ngơi, thưởng thức không khí trong lành, mát dịu và thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị quê nhà.
Tuy vậy động Nàng Tiên và quần thể du lịch Phja Trạng hiện nay vẫn c̣n hoang sơ. Ngoài con đường trải nhựa đến cửa động ra chưa có ǵ để thu hút khách du lịch. Nếu như được đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ, đưa điện lưới quốc gia đến tận trong hang, bố trí quy hoạch, tôn tạo bảo đảm ǵn giữ cảnh đẹp nguyên khai, gắn các sự tích truyền thuyết với các điểm nhấn đẹp ở trong hang… th́ chắc chắn động Nàng Tiên sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn của huyện Na Ŕ, gắn kết với tua du lịch Ba Bể - các điểm di tích lịch sử, di tích cách mạng và danh lam thắng cảnh của tỉnh, thúc đẩy tiềm năng du lịch Bắc Kạn phát triển nhanh hơn, phong phú hơn.


--------------------------------------------------------------------------------

HANG THẮM LÀNG BẮC KẠN:
Từ trung tâm xă Yên Hân huyện Chợ Mới, men theo con đường nhỏ chừng 2km, du khách sẽ tới thôn Nà Làng. Là một xóm nhỏ chỉ có 32 hộ, Là Nàng có những căn nhà sàn xinh xắn thấp thoáng bên vườn cây, chung quanh là rừng xanh bao bọc. Đứng từ xa, ai cũng nh́n thấy phía chân núi là một cây Cḥ nước đường kính khoảng 3 mét. Ngay gần gốc cây là cửa hang Thắm Làng - một hang động tự nhiên có vẻ đẹp cuốn hút.
Hang Thắm Làng có nhiều cửa thông lên trên đỉnh núi. Để đi qua hang, người ta phải vượt qua một cửa nhỏ chỉ vừa thân người chui lọt. Trong ngày gió thổi đổi chiều từ trong ra hoặc từ ngoài vào tuỳ theo thời tiết, người dân đặt tên là "cửa gió". Bên trong hang có mạch nước ngầm phun chảy thành suối, bốn mùa không hề cạn nước. Chẳng những có hang đá đẹp, trên núi Thắm Làng vẫn c̣n lưu giữ được hệ động, thực vật khá phong phú như: khỉ, sơn dương, gà rừng, chim công... Rừng Thắm Làng c̣n nhiều loại gỗ quư như đinh, sến, táu, đặc biệt c̣n nhiều cây gỗ nghiến lâu năm. Được thiên nhiên ưu ái như vậy, nên từ xưa đă lưu truyền câu nói "Nà Làng gạo trắng nước trong, ai muốn ăn no tắm mát th́ lên Nà Làng". Từ đó, người dân trong vùng bắt đầu biết đến hang Thắm Làng như một cảnh đẹp thiên tạo và thường lui tới hang này để thăm thú.


--------------------------------------------------------------------------------

LÀNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ BẮC KẠN:
Kho tàng truyền thuyết và huyền thoại luôn nhắc nhở mỗi con người Việt Nam về ḍng giống Tiên Rồng của ḿnh. Xưa kia, 18 đời vua Hùng Vương đă cư ngụ trên đất Trung Du và làm căn cứ xuất phát vững chắc để cho sau này các cư dân Việt cổ tiến xuống chiếm lĩnh vùng châu thổ Bắc Bộ, lập nên các làng đồng bằng.
Miền châu thổ Bắc Bộ nguyên nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái B́nh bồi đắp mà thành, song cho đến nay, người ta vẫn quyen gọi nó là đồng bằng sông Hồng, và gọi nền văn minh khu vực này là văn minh sông Hồng. Những cứ liệu sử học và khảo cổ học cho thấy, sau đợt biển tiến toàn tân cách ngày nay chừng 3000 năm, lần theo ḍng chảy của các ḍng sông, tổ tiên người Việt từ những vùng trước núi đă tràn xuống đồng bằng. Những ưu điểm của một vùng đất màu mỡ nhờ phù sa bồi đắp đă giữ chân được những người đi khai phá. Họ ở lại, lớp nọ nối lớp kia, bám trụ trên mảnh đất đồng bằng, trần ḿnh trong cái khắc nghiệt của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa để làm ăn, sinh con, đẻ cái và mở mang làng xóm.
Những khó khăn trong quá tŕnh chinh phục đồng bằng đă được đưa vào truyền thuyết, huyền thoại như việc đắp đê, ngăn lũ trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng trong truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Ngày nay, ở nhiều làng ven sông Hồng và sông Đuống vẫn c̣n những khu đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung như ngôi đền Đa Hoà ven sông Hồng thuộc đất Hưng Yên. Câu chuyện về mối t́nh của chàng trai đánh cá nghèo với nàng công chúa con vua Hùng không chỉ là biểu trưng cho ḷng hiếu thảo, cho t́nh yêu đôi lứa, mà c̣n là biểu tượng cho chí hướng phát triển của cả cộng đồng nhằm mở mang khai phá vùng đồng bằng lầy trũng thành những cánh đồng tốt tươi, trù phú.
Nghiên cứu về vùng châu thổ Bắc Bộ, cho đến đầu thế kỷ 20, các nhà dân tộc học và địa lư học đă coi đây là một ô trũng rộng lớn, được hợp thành bởi nhiều ô trũng lớn nhỏ. Mỗi ô trũng gồm nhiều bậc với thế đất, thế nước và chế độ thổ nhưỡng khác nhau, đ̣i hỏi cư dân các làng phải có thế ứng xử thích hợp, linh hoạt. V́ thế mà h́nh thành ở phía trên miệng trũng những làng đồng mùa, có ruộng ở thế cao. Dưới rốn trũng là những làng đồng chiêm, chỉ cày cấy được sau mùa mưa khi nước đă rút hết khỏi các đồng trũng.
Giữa miệng và rốn trũng là những làng nép dưới chân các dải đồi hoặc các triền đất thấp, cư dân sống dựa chủ yếu vào một vụ mầu, diện tích cấy lúa hạn hẹp. Ngoài ra c̣n có những làng ven sông với các băi bồi rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng các loại rau mầu như: ngô, khoai, đậu, đỗ... Hệ thống làng dày đặc được phân bố trên khắp vùng tam giác châu thổ, từ đỉnh Việt Tŕ chạy dọc theo hai cạnh xuống tận ven biển Hải Pḥng - Quảng Yên, Ninh B́nh - Nam Định. Trong vô số các làng ấy, có không ít làng mang tên Nôm là từ Kẻ đi kèm với một tên nôm khác như Kẻ Noi, Kẻ Chèm, Kẻ Vẽ, Kẻ Mỗ, Kẻ Ngà... vốn là những làng cổ, ra đời trong quá tŕnh khai phá vùng đồng bằng của các cư dân người Việt và tồn tại bền vững cho đến ngày nay. Đối với những cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, một trong những khó khăn lớn nhất chính là nạn lụt lội vào mùa mưa băo.
Sông Hồng mang đến cái lợi bồi đắp phù sa cho đồng bằng, song cũng là mối lo cho người dân v́ thường gây ra lụt lớn. Để chống chọi với thiên nhiên, những người nông dân Bắc Bộ đă sáng tạo, bồi đắp nên một hệ thống đê điều ngày một hoàn chỉnh và ngày nay có chiều dài lên tới khoảng 1700 km. Theo sử sách th́ đê ở Bắc Bộ có từ xưa vào đời Đường khoảng năm 867 - 875, Cao Biền đă đắp đê quanh thành Đại La dài 2125 trượng để ngăn nước sông. Sau này các đời vua Lư, vua Trần, vua Lê rồi nhà Nguyễn đều rất quan tâm đến việc đắp đê và coi sóc đê bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự no đói, thái b́nh trong thiên hạ và liên quan mật thiết đến việc giữ yên kinh thành. Chính v́ vậy, không có ǵ ngạc nhiên khi đánh giá về vùng đồng bằng Bắc Bộ người ta cho rằng nền nông nghiệp lúa nước cùng với hệ thống đê điều là những đặc trưng không thể thiếu của vùng đồng bằng này, và nó sẽ c̣n tiếp tục ảnh hưởng, tiếp tục chi phối đến đời sống kinh tế văn hoá của các cư dân châu thổ.
Trong kư ức của những người dân Việt xa quê, làng mạc đồng bằng là cây đa, giếng nước, sân đ́nh, đồng lúa ph́ nhiêu, ḍng sông bao bọc quanh làng gắn liền với thời thơ ấu. Song nếu nh́n nhận đầy đủ về nơi cư trú của các cư dân Việt của làng tại miền đồng bằng, có thể nói nó không chỉ quy định các hoạt động kinh tế mà c̣n in đậm dấu vết trong bố trí làng xóm. Ví như các làng đồng mùa thường có tính chất mật tập hơn hẳn các làng đồng chiêm và làng ven sông. Do thế đất cao nên nhà cửa ở đây thường làm trên nền đất thấp, trong khi đó th́ ở các làng đồng chiêm và ven sông, nhà lại được làm trên những doi đất cao để tránh ngập lụt, cảnh quan thoáng đăng hơn nhiều.
Có ư kiến cho rằng, thời kỳ đầu của quá tŕnh khai phá đồng bằng Bắc Bộ, các cư dân Việt cổ đă sống trong những ngôi nhà sàn, sau mới chuyển sang ở nhà đất. Điều này cũng tương đối phù hợp với một thực tế đă được chứng minh. Đó là tiến tŕnh di cư của người Việt từ các vùng g̣ đồi xuống các miền đồng bằng cách đây hàng ngh́n năm trước. Ngày nay, trong điều kiện mới, nhà ở cũng như cảnh quan chung của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đă có nhiều thay đổi theo xu hướng hiện đại. Điều này đă làm nảy sinh những tâm lư trái ngược nhau trong xă hội. Người ở thành phố th́ tiếc những cảnh quan xưa cũ của làng quê, c̣n người ở làng quê th́ ao ước có được sự đổi mới khang trang nơi phố thị. Rơ ràng đă đến lúc, việc lưu giữ những giá trị truyền thống ở mỗi làng quê cần được nh́n nhận trong lối sống, phong tục tập quán, trong gia đ́nh, ḍng họ chứ không chỉ đơn thuần qua dáng vẻ bề ngoài.
Người xưa có câu: "Nhất cận thị, nhị cận giang" để nói về lợi thế của những nơi chốn gần với các khu đô thị và cận kề với các ḍng sông, thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán, giao thông đi lại. Đối với những cư dân đồng bằng Bắc Bộ quanh năm đầu tắt mặt tối, luôn phải chịu cảnh: "Cấy cắn răng, gặt há mồm" mà vẫn không đủ ăn, th́ việc làm thêm kinh tế phụ và chạy chợ là lẽ đương nhiên. Ban ngày làm việc đồng áng, tối tranh thủ xếp hàng để 1-2 giờ sáng đem đi bán. Ấy là chuyện thường thấy ở những làng ven Hà Nội. Vẫn những sản phẩm quen thuộc của đồng quê như quả bí, mớ rau, bắp ngô, cân khoai, nải chuối, giờ đây được người nông dân đem ra chợ. Người có điều kiện th́ chở ra Hà Nội bán, người không có điều kiện th́ bán lại luôn ở chợ quê.
Ngoại trừ một số người buôn bán chuyên nghiệp, có lều quán ở chợ hoặc chuyên đưa hàng ra thành phố bán, c̣n lại đa số người nông dân chạy chợ trong cái cảnh "đ̣n gánh đè vai, lấy công làm lăi" mỗi lúc nông nhàn. Bất chấp khó khăn, vất vả, với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, họ hy vọng có thể kiếm được chút ít để trang trải thêm cho cuộc sống gia đ́nh. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá mở rộng, có làng ở đồng bằng Bắc Bộ đă chuyển thành làng buôn do phần lớn dân làng lấy việc buôn bán làm nghiệp chính và nguồn sống chủ yếu của họ do kinh tế thương nghiệp mang lại, tiêu biểu như làng Phù Lưu ở Bắc Ninh. Tuy nhiên làng buôn vẫn chưa vượt ra khỏi cấu trúc truyền thống của làng Việt.
Về phong tục tập quán của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, có thể thấy tập quán ăn uống có quan hệ rất mật thiết với sinh thái môi trường, đặc biệt là nguồn lương thực và thực phẩm. Nước ta từ xưa do vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy và nghề chài lưới cho nên hai thứ đồ ăn chủ yếu của ta là gạo và cá. Gạo tẻ dùng để nấu cơm là món ăn chính hàng ngày, ngoài ra c̣n xay thành bột để làm bún và các loại bánh tẻ. Gạo nếp th́ dùng để nấu xôi, đóng oản, làm các thứ bánh chưng, bánh tét, bánh dày hoặc xay ra bột để làm nhiều thứ bánh mặn ngọt khác nhau. ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ ngày nay vẫn c̣n lưu truyền câu chuyện hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày cho vua cha, ngụ ư nhắc nhở con người cần phải quư trọng những sản phẩm được làm ra từ chính bàn tay và công sức lao động của ḿnh. Giờ đây, mỗi khi có dịp đi chợ quê là lúc ta có thể thưởng thức các loại bánh đặc sản của từng vùng. Sản phẩm bánh từ trong gia đ́nh đă ra đến chợ và trở thành một mặt hàng đặc trưng không thể thiếu ở các chợ quê. Song chỉ có một số loại bánh trở thành hàng hoá thực sự, được đem đi bán ở nhiều nơi, c̣n đa số vẫn là những món ăn được làm trong gia đ́nh hoặc phục vụ một cộng đồng làng nho nhỏ, mang đậm nét văn hoá ẩm thực địa phương.
Làng Phụng Công thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên có một loại bánh tẻ rất ngon được làm từ bột gạo tám thơm. Theo người dân ở đây th́ bánh muốn ngon phải được làm bằng đúng gạo tám thơm của vùng Hải Hậu, Nam Định. Và nếu muốn có màu xanh đẹp mắt cộng với mùi thơm hấp dẫn th́ phải được gói bằng lá dong ta trồng ở vườn. Chính v́ vậy mà ở đây, người ta c̣n dùng lá dong vườn nhà gói bánh chưng loại nhỏ đem đi bán ở khắp nơi, rất được ưa chuộng. Thực ra xưa kia, bánh tẻ làng Phụng Công được làm bằng thứ gạo ngon ngay ở trong vùng hoặc trong đồng ruộng gia đ́nh. Sau này, khi việc trao đổi buôn bán giữa vùng này với vùng khác trở nên thuận lợi, người ta mới chuyển sang dùng các loại gạo ngon của các vùng khác. C̣n các thứ nguyên liệu như lá dong, nhân bánh vẫn được lấy ngay trong làng, trong gia đ́nh. Điều này cũng phản ánh tính tự cấp tự túc và việc khai thác sản phẩm tự nhiên của kinh tế gia đ́nh khá rơ nét ở nông thôn Bắc Bộ khi kinh tế hàng hoá chưa phát triển mạnh.
Xưa nay, dù ở trong Nam hay ngoài Bắc th́ công việc làm bánh trái nói riêng và việc nội trợ nói chung đều do người phụ nữ đảm nhận. Họ có trách nhiệm dạy dỗ con cái và truyền dạy những kinh nghiệm bản thân cho đến khi con cái trưởng thành. So sánh các loại bánh của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ có thể thấy một điểm tương đồng: đó là hầu hết đều được làm từ sản phẩm lúa gạo của đồng ruộng. Từ nguyên liệu chính ấy, tuỳ theo đồ gia giảm và khẩu vị ở từng vùng mà người ta chế biến ra nhiều loại bánh khác nhau. Có một số loại bánh không chỉ là món ăn thông thường mà c̣n là đồ thờ cúng như bánh chưng, bánh dày ở miền Bắc hay bánh tét, bánh ít ở miền Nam. Ngày nay, ở các đô thị và thành phố, cách ăn uống đă chịu ít nhiều ảnh hưởng của phương Tây.
Song cũng chính v́ lẽ đó mà nhiều người muốn t́m về những món ăn quen thuộc, cổ truyền của người Việt, t́m về với những hương vị mộc mạc của làng quê. Và điều đó giải thích tại sao một số hàng bánh gia truyền ở các vùng ven Hà Nội trước đây tưởng như chỉ chuyên bán cho những người dân quê lam lũ th́ giờ đây lúc nào cũng tấp nập khách hàng từ thành phố đặt mua. Bánh tẻ Phụng Công của Hưng Yên không biết từ khi nào đă trở thành món quà quê đầy ư nghĩa của người dân Văn Giang, Hưng Yên mỗi khi lên thành phố. Có thể nói, nét văn hoá ẩm thực của các cư dân đồng bằng Bắc Bộ đă chứng minh rơ: họ là cư dân của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
Những ảnh hưởng của nền văn minh đó c̣n được thể hiện rơ qua thực tế cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp, qua phong tục tập quán và các sinh hoạt văn hoá dân gian. V́ vậy mà một số làng đồng bằng Bắc Bộ có tục thờ lúa, rước lúa hoặc các sản phẩm của ruộng vườn. Về vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng, có thể nói mỗi làng đồng bằng Bắc Bộ đều có một hệ thống các công tŕnh kiến trúc tôn giáo gồm đ́nh, đền, miếu để thờ thần, chùa để thờ Phật, văn chỉ để thờ người sáng lập ra đạo Nho và khuyến khích, tôn vinh sự học hành thành đạt. Ngoài ra c̣n có nhà thờ - thờ ông tổ các ḍng họ, thờ người có công trong việc đem nghề thủ công cho dân làng...
Do đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 2, thứ 3 và có thời kỳ phát triển mạnh nên việc dựng chùa ở các làng quê Bắc Bộ khá phổ biến. Có nhiều ngôi chùa c̣n giữ được những pho tượng cổ như tượng Phật Bà ngh́n mắt ngh́n tay ở chùa Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên. Nh́n chung, chùa có mặt ở hầu khắp các làng đồng bằng Bắc Bộ. Song nếu như so với đ́nh ở làng nào cũng có th́ chùa thờ Phật do không phải là việc công của làng nên không nhất thiết phải có. Chùa có khi do dân làng xây dựng ở một chỗ phong cảnh đẹp, tĩnh mịch rồi giao cho một thầy chùa trông giữ, lại cũng có khi do một cá nhân thiết lập rồi chiêu mộ tăng ni đến ở.
Chùa Dâu trên đất Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay là ngôi chùa Phật cổ nhất nước ta. Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ mà tiêu biểu là Khâu Đà La đă có mặt ở vùng đất Dâu để truyền bá đạo Phật, biến nơi đây thành một trung tâm lớn nhất, lâu đời nhất của đạo Phật thời cổ đại trên đất Việt và cả vùng lân bang. Sách Thiền uyển tập anh xưa chép rơ: Khi ở Hoa Nam, Phật giáo c̣n chưa thịnh th́ ở Luy Lâu đă xây dựng được hơn 20 bảo tháp, độ được 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh. Ngôi chùa Dâu được dựng nên cùng với các ngôi chùa khác ở trong miền, làm thành hệ thống chùa cổ Tứ pháp nổi tiếng khắp xa gần, mà đứng đầu là Pháp Vân, rồi đến Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Tương truyền Phật Pháp Vân được thờ ở chùa Dâu, trước khi hoá thân thành Phật vốn là nữ thần Mây, đă cùng với Mưa, Sấm, Chớp hợp thành Tứ pháp: Vân, Vũ, Lôi, Điện - tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên được sùng bái của người Việt cổ tại nơi đây. Trải qua thời gian với bao biến cố của lịch sử, ngày nay chùa Dâu vẫn c̣n đó, không chỉ là một di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mà c̣n là một trung tâm tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Bắc Ninh và dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với chùa, có thể xem đ́nh là một trong hai kiến trúc đặc trưng của làng đồng bằng Bắc Bộ xưa và đ́nh là một kiến trúc mang tính tộc người Việt. Xưa kia, người Việt đi đến đâu thường mang bát hương đ́nh đi theo. Đến nơi mới, họ sẽ lập đ́nh, đặt bát hương quê nhà vào để tiếp tục thờ cúng. Trong những cuộc chuyển cư gần, họ có thể dỡ cả đ́nh mang theo đến nơi định cư mới để dựng lại.
Điều này cho thấy đ́nh có sự gắn bó máu thịt với người Việt. Đ́nh được xem là ngôi nhà chung của làng, vừa là nơi thờ thần, vừa là nơi tụ hội của dân. Đối với các cư dân trong làng, Thần Thành Hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô h́nh khiến cho làng xóm thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ. Giống như gia đ́nh đối với tổ tiên, làng đối với các vị Thành Hoàng, gặp những ngày huư và những ngày thuần tiết trong năm th́ phải cúng cấp. Mỗi năm hoặc năm ba năm một lần, người ta làm lễ nhập tịch hoặc tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày sinh hay ngày kỵ của thần. Lễ hội thường được làm to, có những chi tiết quan trọng và cả những cuộc vui chơi cho dân làng như hát chèo, đánh cờ, chọi gà, chọi trâu...
Trong ngày lễ hội, có một chi tiết đặc biệt là người ta diễn tṛ để nhắc lại sự nghiệp hoặc công lao của vị Thành Hoàng làng đối với làng. Ví như trong lễ hội của người dân làng La Cả, xă Dương Hội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, người ta sẽ tổ chức tṛ đánh hổ để nhắc lại và ghi nhớ công lao đánh đuổi bảo vệ làng của vị Thành Hoàng từ thủa làng c̣n là một miền rừng rú hoang vu. Trong lễ hội rước Thành Hoàng làng từ quán thờ về đ́nh làng, người dân làng La Cả c̣n có một phong tục đẹp, đó là lễ cúng tiến của xóm khi kiệu rước Thành Hoàng đi qua. Theo thông lệ, mỗi một xóm sẽ đặt ra một mâm lễ chờ đến khi kiệu Đức Thành Hoàng đi qua th́ làm lễ cúng tiến. Thông thường, lễ này được tổ chức từ khoảng 5 giờ chiều và đến khoảng 10 giờ đêm mới kết thúc và nó phản ánh niềm tin cùng tấm ḷng biết ơn của những người dân dành cho vị Thành Hoàng làng. Họ luôn hy vọng rằng, những lễ vật mà họ dâng lên Thành Hoàng sẽ biểu đạt được tấm ḷng của họ và nhờ đó, may mắn và hạnh phúc sẽ đến với gia đ́nh, ḍng tộc ḿnh.
Cùng với tấm ḷng biết ơn, những người có công khai phá, mở mang làng xóm, người Việt c̣n luôn trân trọng tài năng của những bậc hiền tài, những học giả của đất nước. Về những tên tuổi của các bậc tài danh trên đất Văn Giang, Hưng Yên ngày nay có thể kể đến Chu Mạnh Trinh, một nhà thơ được nhiều người biết đến hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 hay Dương Quảng Hàm, vị giáo sư có công lao lớn đối với sự nghiệp giáo dục của dân tộc. Song đó cũng chỉ là vài ví dụ cụ thể tại một vùng đất nhỏ, c̣n trên khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi nổi tiếng khắp cả nước về truyền thống hiếu học và khoa cử th́ c̣n có vô số những vị tiến sĩ, những trạng nguyên, bảng nhăn, thám hoa nổi tiếng trong lịch sử. Và có nhiều làng ở đồng bằng Bắc Bộ đă trở thành làng khoa bảng.
Làng đồng bằng Bắc Bộ với những ưu thế hơn hẳn các làng trung du, làng miền núi, là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài để cho sau những Chu Mạnh Trinh, Dương Quảng Hàm c̣n có những tên tuổi lừng danh khác làm rạng danh cho vùng đất châu thổ, rạng danh cho ḍng giống con cháu Lạc Hồng của người Việt - tộc người làm chủ đồng bằng. Những công tŕnh kiến trúc, tôn giáo, những luỹ tre, đường làng, ngơ xóm với đồng lúa, cây đa, bến nước, con đ̣. Những phong tục tập quán đánh dấu những bước trưởng thành của chu tŕnh đời người, hay những làn điệu dân ca, điệu ví, câu ḥ mộc mạc mà da diết, trữ t́nh, cùng kho tàng truyện kể, tục ngữ, ca dao, kho tài liệu Hán Nôm trên văn bia, gia phả, hương ước, bản khắc gỗ... tất cả đă tạo nên hồn cốt văn hoá làng đồng bằng, là bầu sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ người nông dân Việt vùng châu thổ

 


Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18