Nam
Định là một tỉnh phía nam châu thổ sồng Hồng, tiếp giáp với
3 tỉnh, thành phố: Thái Bình ở phía bắc, Ninh Bình ở phía
nam, Hà Nam ở phía tây bắc, vịnh Bắc Bộ ở phía đông. Có bờ
biển dài 72 km, cách thủ đô Hà Nội 90km. Giao thông dến Nam
Định rất thuận tiện: trên tuyến đường sắt bắc nam và quốc lộ
21 nối từ quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố, quốc lộ 10 từ
thị xã Ninh Bình qua Nam Định sang Thái Bình, Hải Phòng,
Quảng Ninh.
Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hóa, nơi phát tích
của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất
trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: khu
di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện,
Phủ Dầy...Nam Định còn là quê hương của các vị võ tướng anh
hùng cùng nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Tế Xương,
Nguyễn Bính.Tỉnh Nam Định còn nổi tiếng là đất học, là quê
hương của những vị trạng nổi tiếng như Lương Thế Vinh,
Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích... cùng với kinh thành Thăng Long,
nơi đây còn được mở trường thi.
--------------------------------------------------------------------------------
THÁP PHỔ MINH NAM ĐỊNH:
Nằm
trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có bề dày
văn hóa truyền thống. Kho tàng văn hóa này bắt nguồn từ đời
sống của cư dân được lưu truyền và phát triển dưới nhiều
hình thức, sinh hoạt đa dạng như loại hình hát chèo, hát văn,
rối nước, hát xẩm..nhiều lễ hội truyền thống, nhiều trò vui
dân gian như bơi thuyền, hầu bóng...
Theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa này
được xây dựng từ thời Lý. Năm 1262 vua Trần Thái Tông cho mở
rộng với qui mô lớn lớn hơn và trong đó có tháp Phổ Minh.
Đây là nơi tu hành, tụng niệm của các quan lại, quý tộc nhà
Trần.
Toàn thể ngôi chùa được bố trí theo kiểu nội công ngoại quốc
và thể hiện rõ dấu ấn hài hòa của ba tôn giáo Nho - Phật -
Lão. Trong chùa có nhà thủy tạ, có hồ sen và nhiều cây cổ
thụ xum suê. Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian
tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian.
Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên
11 gian tạo thành quần thể "Nội Công Ngoại Quốc". Chùa Phổ
Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình
kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời
Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim, tháp Phổ Minh,
đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và
tượng Bà chúa Mạc, v.v...
Tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam,
mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa
các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Dạng kiến
trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần
trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Trọng lượng táp khoảng
700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m2 lại ở vùng chiêm trũng
nhưng vẫn đứng vững suốt bảy thế kỷ qua.Tháp là một trong
những nơi thờ xá-lợi Trần Nhân Tông. Chùa đã được trùng tu
nhiều lần, lần đại tu mới nhất là các năm 1994-1995. Chùa đã
được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia.
--------------------------------------------------------------------------------
CHỢ VIỀNG NAM ĐỊNH:
Các
lễ hội chùa Hương, hội Ðống Ða, hội Cổ Loa, hội Gióng, hội
Lim, hội Phủ Giầy...mỗi lễ hội thường gắn với một địa danh,
với một di tích lịch sử, với danh nhân văn hoá hoặc gắn với
tín ngưỡng và tâm linh con người.Ðặc biệt tỉnh Nam Ðịnh có
một lễ hội rất độc đáo và giàu bản sắc văn hoá.
Ðó là hội chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản - nơi người
xưa đã gọi là "địa linh, nhân kiệt". Thường thì tỉnh nào,
vùng nào cũng có chợ và hội chợ; Có chợ cứ vài tháng, một
tháng hoặc vào tuần rằm, mồng 1 lại họp một lần. Song sự độc
đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên.
Tiếng là "hội chợ" nhưng chợ Viềng không bán mua những sản
phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội
chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây
chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ,
cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà,
cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất
nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày
cái cuốc, đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn
gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác. Ngoài ra
còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo
nhiệt. Ðó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui
vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi
vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng "Trên là trời, dưới là
thịt bò bê". khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà
giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê".
ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người
mua cũng không hề mặc cả - Một nét đẹp đáng yêu chỉ phiên
chợ này mới có. Hình như "sự bán, sự mua" ở đây mang nặng
một ý thức tâm linh nào đó - rằng người ta chỉ cần bán hoặc
mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều
gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ
hả ra về đi lễ chùa cầu may cầu lộc. Chính vì vậy hội chợ
Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ Cầu May.
Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành
nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích, như đình
chùa, đền phủ, lăng tẩm, rất đẹp như lăng Mẫu, đền Vua, chùa
Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông
Khổng... được xây dựng từ thứ kỷ 19 cách đây hàng trăm năm.
Các di tích này được Bộ Văn hóa xếp hạng là "di tích lịch sử
văn hoá". Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh -
một nhân vật văn hoá dân gian vừa giống như có thật, vừa như
truyền thuyết, bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc
phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên... Ðiều
quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã
đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân
trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập
phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ
chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may cầu lộc đầu xuân. người ta
có thể dến dự hội trước sau đi lễ Ðền hoặc đi đền cầu may
rồi mới đi hội chợ...
Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng
năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ
11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm
sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc đông nhất
vẫn là người nội tỉnh sau đến khách các tỉnh Nghệ An, Thanh
Hoá đổ ra. Khác các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,
Thái Bình đổ về đông nườm nượp.
Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng
của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có
gốc gác hoặc quê quán ở tỉnh Nam đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ,
đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Ðại Dương, tần
Sài Gòn lục tỉnh... cũng nhớ ngày về để dự hội.
--------------------------------------------------------------------------------
CỒN LU - CỒN NGẠN NAM ĐỊNH:
Cồn
Lu-Cồn Cạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách
thành phố Nam Ðịnh 60 km về phía đông nam. Với diện tích
7785 ha, đây là rừng sinh thái ven biển tự nhiên khá tiêu
biểu với rất nhiều loại động thực vật quý.
Ðiều đặc biệt khác với các khu rừng ngập mặn ở nước ta là
Cồn Lu-Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của
rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào
tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn
con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng
chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài
chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ
như cò thìa, bồ nông, mòng biển.
Vào những ngày chim về cư trú, nếu bơi thuyền hay đi bộ len
lỏi trong rừng xú, vẹt ta có thể ngắm nhìn rất nhiều loài
chim lạ nhởn nhơ đi lại, kiếm ăn, những cảnh mà chắc chắn
rất nhiều người chỉ được đọc trong sách hoặc xem trên truyền
hình.
Với vị trí đặc biệt trên, năm 1989 UNESCO đã chính thức công
nhận khu Cồn Lu-Cồn Ngạn được tham gia Công ước RAMSAR về
bảo tồn tự nhiên. Bạn có thể đăng ký tour du lịch cuối tuần
2 ngày 1 đêm Hà Nội-Nam Ðịnh-Cồn Lu-Cồn Ngạn-biển Quất Lâm
do Công ty Du lịch và Xuất nhập khẩu Nam Ðịnh địa chỉ 151
Nguyễn Du, TP.Nam Ðịnh. ÐT: 0350.849297. Theo-tour này,
ngoài được tham quan rừng chim, bạn còn được đi tắm biển
Quất Lâm và thăm làng hoa Vị Khê. Giá trọn gói cho đoàn
20-30 người là 225.000đ-275.000đ tùy theo loại khách sạn và
xe ô tô.
--------------------------------------------------------------------------------
DI TÍCH PHỦ DÀY NAM ĐỊNH:
Phủ
Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản là nơi thờ bà chúa Liễu
Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam. Di tích Phủ Dầy là
một quần thể gồm Phủ Tiên Hương thuộc thôn Tiên Hương, Phủ
Vân Cát thuộc thôn vân Cát và lăng bà chúa Liễu. Quần thể di
tích được xây dựng trong một khu vực địa lý có nhiều dấu vết
văn hoá của cư dân Việt xưa và nay. Cách đó không xa có núi
Lê, núi Gôi, với các hang động nơi cư trú của Người tiền sử.
Với những di vật văn hoá thời kỳ đồ đá: Rìu đá, cuốc đá...
là những dấu vết văn hoá, chứng tỏ sự xuất hiện khá sớm của
con người trên mảnh đất này.
Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt Phủ quay
phía Tây Nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và
một sân rộng, có ba toà nhà giàn hàng ngang hai tầng, tách
mái. Đây là Phương Du nơi đón khách tới hành hương, Phương
Du có cấu trúc cân đối, các mảng trạm khắc trên các cấu kiện
rất hài hoà, thanh thoát thể hiện hình rồng, hình phượng
(hai trong bốn con vật tứ linh). Liền đó là hồ bán nguyệt
ghép bằng đá lục lăng, có đường kính dài 26m, hệ thống lan
can bao quanh hồ được xây dựng rất mỹ thuật, hai cầu nước
được trạm khắc hình con rồng, với móng vuốt sắc nhọn tinh
sảo.
Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ.
Cung đệ tứ được tập trung các nghệ thuật trạm khắc tinh vi,
thể hiện các đề tài: hổ phù, lân hí cầu và rồng phượng, vân
ám, các bức cốn, mê nách được trạm khắc theo các chủ đề "ngũ
phúc", "tứ linh", "tứ quí".
--------------------------------------------------------------------------------
LĂNG BÀ CHÚA LIỄU NAM ĐỊNH:
Ngoài
ra những bức cửa võng, những cuốn thư, câu đối, đại từ...
của các tiến sĩ, đốc học bái tiến cũng có ít nhiều giá trị
về sử học, văn học và mỹ thuật, như: "Thiên hạ mẫu nghi"
hoặc "Thiên bản nhất kỳ".
Cung đệ nhị cũng được trang hoàng lộng lẫy. Đây là nơi thờ
"Khải sinh thánh phụ Trần Quý Công", "Khải sinh thánh mẫu
Trần Môn Chính Thất" và Trần Đào Lang (là bố, mẹ và chồng
của Bà Chúa Liễu Hạnh).
Cung đệ nhất (chính cung) có 1 khám thờ, khảm trai, bề thế
và tinh sảo. Bên trong có 5 toà Long cung sơn son thiếp vàng
rực rỡ. Đây là nơi đặt năm pho tượng có giá trị mỹ thuật của
thế kỷ XIX. Đó là tượng "Thánh phụ thánh mẫu" và "Tam toà
thánh mẫu".
Phủ Vân Cát là một công trình kiến trúc qui mô, được xây
dựng trên khu đất rộng ước chừng gần 1 ha, đứng biệt lập,
nhưng cũng thuận lợi về giao thông, do vậy khách hành hương
không thể không đến Phủ Vân. Ngày nay tuy bị hư hỏng nhiều,
nhưng Phủ Vân Cát vẫn còn 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Cung đệ
tứ, mái cong, làm theo lối chồng diêm tám mái, các cấu kiện
như bẩy, kẻ, được gia công trạm khắc long hoá, soi chỉ rất
công phu, con rồng uyển chuyển nhẹ bay trên xà, trên bẩy,
đan xen có những con phượng, vờn múa theo nhiều kiểu dáng,
con "qui" ẩn hiện nơi ao sen, bầy "ly" vui đùa uốn lượn ở
góc xà, đầu bẩy rất sinh động, đây là đề tài "tứ linh" được
thể hiện "ẩn hiện" (hư thực) rất uyển chuyển.
--------------------------------------------------------------------------------
TÒA GIÁM MỤC BÙI CHU NAM ĐỊNH:
Tòa
giám mục Bùi Chu: Xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường. Theo các
tài liệu hiện lưu lại tại Tòa Giám mục Bùi Chu, giáo xứ Bùi
Chu được thành lập năm 1730. Cơ sở vật chất của giáo xứ thủa
ấy còn đơn sơ.
Hiện nay, nằm giữa tòa chính và khu Nhà chung Tòa giám mục
còn một ngôi nhà bốn gian lợp ngói, kiến trúc giống hệt như
ngôi chùa của Phật giáo với kiểu chồng rường, khung bạo, con
sơn, kẻ bẩy truyền thống, chạm khắc hoa lá cách điệu của nét
họa tiết đầu thế kỷ XVIII.
Tòa Giám mục Bùi Chu được xây dựng vào năm 1885, trên diện
tích khoảng gần 10 ha, nằm men theo hồ nước nhỏ, ở giữa có
hòn non bộ nối liền bờ bằng chiếc cầu bê tông, trước mặt là
chính tòa dài 70m, rộng 18m, cao 15m với tháp chuông đăng
đối cao 28,7m. Chính tòa xây dựng kiểu chứ đinh, mái được
chịu lực bằng hai hàng cột lim, mỗi hàng 10 cột , đường kính
cột khoảng 0,8m. Hai hàng cột được đặt trên 20 viên đá tảng
trang trí hoa lá cách điệu đẹp mắt. Kế đó sát gần cồng vào
Nhà chung là một ngôi nhà bốn gian lợp ngói ta, kiến trúc
tương tự như những ngôi chùa của thế kỷ XVIII với mái cong,
xà bẩy, con sơn chạm khắc hoa lá. Khu Tiền tế được lát gạch
cỡ lớn 40x40cm. Hiện nay, ngôi nhà này là dấu tích đầu tiên
của các giáo sĩ đến hành đạo và làm lễ từ khoảng đầu thế kỷ
XVIII.
Tiếp đó, qua cổng nhà thờ là khu Nhà chung bao gồm hàng chục
ngôi nhà theo nhiều kiểu kiến trúc khác nhau tạo nên một
quần thể liên hoàn như khu Nhà nguyện, nơi ở của các giám
mục, linh mục, tu sĩ, nơi làm việc…, khu lưu trữ các tài
liệu của giáo hội, khu hành lễ và đào tạo tu sĩ. Tiếp đến
phía Bắc của Tòa Giám mục là nhà Dục Anh nơi chuyên nuôi trẻ
mồ côi, tàn tật và những người già cả neo đơn không nơi
nương tựa. Kế phía tây bên phải là khu vực của dòng tu “Mến
thánh giá”. Giáp với khuôn viên Tòa Giám mục và chủng viện
là công trình phục vụ cho sinh hoạt, là nghĩa trang Công
giáo và hệ thống tường, cổng ra vào hết sức quy mô.
Tuy vậy, quy mô của Tòa Giám mục không chỉ bó hẹp trong phạm
vi đó mà cùng với bảy nhà thờ khác trong xã nha Trung Lễ,
Liên Thủy, Liên Thượng, Hạ Linh…tạo nên một hệ thống hoàn
chỉnh phục vụ cho Tòa Giám mục Bùi Chu.
--------------------------------------------------------------------------------
VƯỜN CHIM LỚN NHẤT Ở VIỆT NAM - NAM
ĐỊNH:
Khu
bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy (cách Nam Ðịnh-60km)-điểm
Ramsar duy nhất của VN, có tầm quan trọng quốc tế là một bãi
bồi rộng lớn nằm ở phía nam của sông Hồng với tổng diện tích
đăng ký tham gia công ước Ramsar là 12.000ha, trong đó ngoài
diện tích đầm lầy còn có hơn 3.000ha rừng ngập mặn.
Ðây là hệ sinh thái cửa sông ven biển rất quan trọng cả về
mặt sinh thái (nơi sinh sống của nhiều loài quan trọng là
bãi sinh sản của các loài thủy sinh...) và kinh tế xã hội
(chắn bão, chắn sóng, cung cấp nguồn lợi thủy hải sản biển
và ven bờ...). Xuân Thủy được các nhà điểu học quốc tế thừa
nhận là "sân ga của các dòng chim di trú quốc tế" với hơn
200 loài, trong đó gần 100 loài chim di cư và hơn 50 loài
chim nước. Tại khu vực này, các nhà khoa học đã xác nhận có
đến chín loài chim được ghi trong sách đỏ quốc tế gồm: bồ
nông (hai loài), cò thìa (hai loài), mòng bể đầu đen mỏ
ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm
và choắt chân màng lớn.
Cuối tháng bảy vừa qua, một nhóm những người làm công tác
bảo tồn thiên nhiên đến tham quan vùng đất lý thú này. Không
lâu sau khi đặt chân vào Xuân Thủy, trước mắt chúng tôi là
đàn tám con cò lạo Ấn Ðộ màu sắc sặc sỡ đang tìm mồi giữa
bãi lầy, trông từ xa như một bức tranh đẹp minh họa trong
sách giáo khoa sinh vật. Ði tiếp một quãng dọc theo triền
sông dẫn vào vùng lõi của khu bảo tồn, trong tầm mắt chúng
tôi là nhiều loài chim khác như chim le hôi, cò lụa, cò lụa
lùn, cò bợ, choắt chân hống, choắt nhỏ, bìm bịp lớn, bìm bịp
nhỏ, bồng tranh, sả đầu nâu, bách thanh đuôi dài...
Ông Nguyễn Xuân Cách, giám đốc khu bảo tồn, cho biết cứ vào
đầu mùa đông mỗi năm, trên đường di cư từ phương bắc xuống
phương nam, nhiều loài chân dừng chân ở đây để tích lũy năng
lượng cho hành trình còn lại của mình, một số loài khác chọn
nơi đây là điểm lý tưởng để dừng chân trú qua mùa đông. Vào
những ngày tháng mười, mười một du khách đến với Xuân Thủy
có thể tận mắt chứng kiến từng đàn chim di trú, chim nước có
khi đến hơn 40.000 cá thể, bay rợp cả một khoảng trời. Xuân
Thủy là một vườn chim tự nhiên, phong phú các loài vì thế
hằng năm thu hút 30-40 đoàn nghiên cứu đến từ các nước
Canada, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Anh, Hàn Quốc... Ông Cách cho biết
thêm: hiện nay ban quản lý khu bảo tồn đang cố gắng hoàn
thiện các dịch vụ để phục vụ du khách đến tham quan khu bảo
tồn như xây dựng các chòi xem phim trang bị các ống nhòm xa,
thuyền đưa du khách tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa
sông Hồng... trên cơ sở để người dân địa phương cùng quản lý
và thực hiện các dịch vụ du lịch sinh thái.
Khó khăn lớn nhất để bảo tồn các loài chim nước và chim di
cư ở Xuân Thủy là chất thải nông nghiệp, ô nhiễm của các ao
hồ nuôi tôm cách đó không xa, và tệ hại hơn vẫn còn những
người dân đặt bẫy chim để bán kiếm sống.
--------------------------------------------------------------------------------
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY NAM ĐỊNH:
Với
diện tích 14.500 ha, trong đó hơn 7.100 ha là vùng lõi và
hơn 7.300 ha là vùng đệm, nằm trên địa bàn 5 xã (Giao Thiện,
Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải), thuộc huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định; vườn quốc gia Xuân Thủy là khu dự trữ
thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo.
Vùng đất cửa sông Hồng này mỗi năm lấn ra biển từ 120m đến
150m do phù sa bồi đắp. Đây là khu vườn đầu tiên của nước ta
tham gia Công ước quốc tế Ramsar (Công ước bảo tồn những
vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là
nơi cư trú của những loài chim nước - Ramsar - I-ran,
1971...Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy, nơi đây có
khoảng 101 loài thực vật, thuộc 85 chi, 34 họ. Với 25 loài
thích nghi với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất lầy
thụt đã cấu thành hơn 300ha rừng ngập mặn, góp phần cố định
phù sa tạo nên các cồn, bãi mới, làm vườn ươm cho các loài
động, thực vật thủy sinh; đóng vai trò cân bằng sinh thái
của khu vực và bảo vệ đê biển trong mùa mưa lũ.
Xuân Thủy được chọn làm trạm dừng chân của hàng ngàn con
chim di trú với nhiều loại giống loài trên đường tìm về
phương nam khi mùa đông về cuối tháng 11 và khi chúng quay
lại phương nam cuối tháng 2 đầu tháng 3 hàng năm.
Rừng sú, vẹt còn là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, mèo
biển, cáo biển, rái cá... Dưới nước là các loại cá, tôm,
cua, rắn...là nguồn thức ăn phong phú cho các loài chim. Vào
mùa hoa sú, vẹt hương thơm tỏa ngào ngạt là dịp hội tụ cho
các loài ong mật.
Đến Xuân Thủy du khách sẽ được hòa vào không gian bao la của
đất trời, mây nước, hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn
giang sơn của những đàn cò, bồ nông, ngỗng đang cần mẫn tìm
mồi hay nhởn nhơ bay lượn; hay những nét văn hoá mang đậm
dấu ấn của nền văn minh lúa nước, đã gắn kết con người với
con người và con người với thiên nhiên. Cùng với việc khai
thác thân thiện nguồn tài nguyên và tập trung phát triển
loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, hy vọng vườn
quốc gia Xuân Thuỷ sẽ là một địa điểm hấp dẫn đối với du
khách trong và ngoài nước.