Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH VỊNH QUẢNG NINH - CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH VỊNH HẠ LONG QUẢNG NINH
TRÀ CỔ - QUẢNG NINH

Trà Cổ Quảng Ninh: Nơi khởi đầu của bờ biển nước ta là đảo Trà Cổ. Gọi là đảo vì bốn bề là biển bao bọc. Những lúc thuỷ triều lên, con đường từ Móng Cái về đây bị ngập một khúc, xe cộ do đó phải qua phà. Nhưng khi nước thuỷ triều xuống, khúc đường lại hiện ra và ôtô đi liền một mạch, lúc ấy Trà Cổ lại chỉ là một bán đảo. Đảo Trà Cổ hình dáng như lưỡi liềm, rộng độ 3km, dài khoảng 17km chia ra hai xã: xã Bình Ngọc ở phần phía tây đảo và xã Trà Cổ ở phần phía đông thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Quảng Ninh.
Điều đáng lưu ý là ở cái huyện sát biên giới này gồm mấy chục xã toàn là người dân tộc- đông nhất là người Sàn Dìu, người Hán- bỗng có một khu dân cư toàn người Kinh, tới năm sáu nghìn dân. 


LÀNG GỐM ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH

Đông Triều là thị trấn nổi tiếng của ngành sản xuất sành sứ thủ công tại Bắc Bộ cùng với làng gốm Bát Tràng. Tất cả sản phẩm ở đây đều được làm theo phương pháp thủ công, từ việc lấy đất, nhào nặn, tạo hình, vẽ, tráng men… đều bằng tay theo phương pháp có từ đời xưa truyền lại. Gốm sứ Hải Dương đã được liệt vào một trong những nơi có nền sản xuất sành sứ phát triển bậc nhất trong các triều đại phong kiến cũng như hiện nay. Các hoa văn phong phú tiêu biểu cho một nền văn hoá cách đây 700 năm (đời Trần) cùng men Lam đặc trưng của làng gốm Đông Triều thưở nào. Nếu như gốm Bát Tràng cũng nổi tiếng, nhưng lại chuyên sản xuất gạch và các vật liệu chính trong gia đình thì Đông Triều lại nổi tiếng với các đồ gốm sứ có độ tinh sảo cao như bình hoa, ấm tích, hình thù, tượng… đặc biệt Đông Triều nổi tiếng nhất với bộ Độc Ẩm Trà bằng sứ đỏ.


KHU DU LỊCH BÃI CHÁY - QUẢNG NINH

Khu Du Lịch Bãi Cháy: Khu du lịch thuộc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, do công ty du lịch Hoàng Giang đầu tư xây dựng. Đây là một điểm du lịch nổi tiếng ở Hạ Long. Nơi đây có bãi biển dài hơn 500m, rộng 100m, sớm chiều tấp nập người đến tham quan. Ngoài ra, tại đây còn có nhà hàng, nhà biểu diễn múa rối nước và ca nhạc dân tộc, dịch vụ lướt ván và đi mô tô trên biển.
Tương truyền, xưa kia nơi đây là vùng rừng rậm rạp. Cuối thế kỷ XIII, quân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đã phục kích đoàn thuyền lương hàng trăm chiếc của quân Nguyên - Mông. Cùng với cung tên, giáo mác, quân ta còn khéo léo sử dụng chiến thuật hỏa công. Hàng trăm thuyền độc mộc chất đầy cỏ khô được châm lửa, phóng vào thuyền địch, thuyền địch bốc cháy. Một số thuyền cháy dạt vào bờ, gặp gió Đông Bắc, làm cháy rực vùng rừng rậm ở đây. Từ đó vùng xuất hiện tên Bãi Cháy.

 

KHU DI TÍCH YÊN TỬ - QUẢNG NINH

Khu di tích Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia.
Hệ thống chùa, am tháp ở Yên Tử tập trung trên sườn núi phía đông của ngọn núi. Không kể Chùa Bí Thượng ở chân dốc Đỏ, chùa Cẩm Thực ở Uông Bí, chùa Lân ở thôn Nam Mẫu thì đường lên Yên Tử sẽ qua một hành trình như sau: Chùa Giải Oan – Hoa Yên - Cổng Trời, tiếp đó là chùa Phổ Đà, chùa Bảo Sái và toạ lạc ở điểm cao nhất của dãy Yên Tử là ngôi chùa Đồng.


CÔ TÔ - QUẢNG NINH

Cô Tô Quảng Ninh: Huyện đảo Cô Tô gồm có thị trấn Cô Tô, hai xã Thanh Lân, Đồng Tiến, với ba đảo lớn nhất là Cô Tô, Thanh Lân và đảo Trần. Trong đó, đảo Cô Tô là một trong những quần đảo xa nhất ở phía đông bắc Việt Nam vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.
Để tham quan đảo Cô Tô, bạn có thể đi xe đến Vân Đồn rồi theo tàu khởi hành đi Cô Tô vào lúc sáng sớm. Điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình khám phá Cô Tô là cảng Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn. Đây được coi là cửa ngõ biển quan trọng nối liền các đảo như Quan Lạn, Trà Cổ, Cô Tô với huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh cũng như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.
Cảng Cái Rồng hay còn gọi là cảng Vân Đồn chính là thương


VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH

Vân Đồn: Nếu vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long đã trở thành Di sản thắng cảnh và địa chất của thế giới, lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ trên các đảo đá và một ít làng chài chuyên sống dưới nước, thì ở phía Đông Bắc của Di sản này là vịnh Vân Đồn rộng lớn nằm trong ranh giới bảo vệ quốc gia và cũng có một số đảo nằm trong vùng đệm của khu di sản thế giới.
Vân Đồn hơn đâu hết thực sự là nơi có cả rừng vàng và biển bạc. Từ thời đại đồ đá, con người đã đến đây sinh sống và để lại nhiều chứng tích. Năm 1937 các nhà khảo cổ Pháp đã khai quạt hang đá thôn Hà Giắt (nghĩa là thôn Một theo tiếng Việt) trên đảo Cái Bầu, để lại sưu tập 70 hiện vật đồ đá ghè đẽo, có cả bàn mài


BÁI TỬ LONG - QUẢNG NINH

Bái Tử Long: Khách lữ hành đều biết Bái Tử Long là một trong những vịnh biển đẹp nhất nước ta. Nhưng còn ngoài rìa của vịnh biển trong vắt này? Một tuyến đi biển xa mới được mở, đưa du khách ra tới các hòn đảo lớn nằm tít tận những vị trí xa nhất của Bái Tử Long, đã mang lại tin mừng cho những người yêu biển.
 


HANG LUỒN - QUẢNG NINH

Hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, cách Bãi Cháy 14 km về phía nam. Phía trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời. Nơi đây vách đá dựng đứng, bốn mùa nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương soi. Sát mép nước, một chiếc cổng hình cánh cung mở ra dưới chân đảo, đó là hang Luồn.
Qua chiếc cổng thành xinh xắn, ta gặp một hồ nước tròn phẳng lặng bốn bề cây cối um tùm, vách đá cheo leo, trên đó từng bầy khỉ chạy nhảy tung tăng, những cây si cổ thụ bóng toả lòa xòa, những giò phong lan buông rũ nở hoa thơm ngát và dưới mặt nước trong xanh êm đềm kia là cuộc sống sôi động của các loài sinh vật biển như tôm, cá, cua, mực...


HANG TRỐNG - QUẢNG NINH

Hang Trống: Hang ở khu di sản thế giới Hạ Long, thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách hang Trinh Nữ 500m về phía Tây Bắc, còn có tên là hang Con Trai. Trong hang có một cột đá rất cao, trông như hình ảnh của một chàng trai, đứng nhìn ra khơi, xa xa là hang Trinh Nữ.
Hang Trống có 2 cửa rộng thông nhau theo hướng Đông - Tây qua hai vách núi. Ở cửa hang phía đông từ trần rủ xuống những chùm thạch nhũ trắng bạc. Đứng trong hang, nghe thấy tiếng gió lùa vào các lèn đá, dội trở lại vách hang, tạo ra âm thanh như tiếng trống.
Truyền thuyết kể rằng, hang Trống và hang Trinh Nữ là hiện thân của một mối tình đẹp giữa một đôi trai gái. Chàng trai nghèo quyết


HANG TRINH NỮ - QUẢNG NINH

Hang Trinh Nữ: Hang nằm trên đảo Bồ Hòn, trong vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách Bãi Cháy 15 km về phía Nam. Người Pháp xưa đặt cho hang cái tên La vierge (hang của người con gái).
Đây là một hang đẹp gắn liền với truyền thuyết về một chuyện tình lãng mạn. Ngay giữa lòng hang là bức tượng người con gái bằng đá, nằm xoã mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa đang mỏi mòn chờ mong và tuyệt vọng. Đối diện với hang Trinh Nữ là hang Trống.
Truyền thuyết
Truyền thuyết kể rằng, xưa có một người con gái vạn chài xinh đẹp, nhà nghèo, yêu một chàng trai dân chài nghèo. Hai người rất xứng đôi. Để chuẩn bị cho lễ cưới, chàng trai phải dong thuyền ra


NÚI BÀI THƠ - QUẢNG NINH

Núi Bài Thơ: Cụm di tích núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, được Bộ văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử và danh thắng (số 1140 QĐ/BT ngày 31-08-1992) bổ sung cho thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Thời xa xưa, nó có tên núi Truyền Đăng, trên đỉnh núi cao 106m là một vọng gác biển Bắc, lính gác thấy động tĩnh gì ở phía Bắc sẽ đốt lửa báo tin về kinh thành Thăng Long. Tháng 2, mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9 (1468) vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đi duyệt binh trên sông Bạch Đằng, nhân thể ra thăm Vịnh Hạ Long, thấy núi đẹp quá, nhà vua sai mài đá khắc lên bài thơ Vịnh cảnh núi. Đi thuyền trên Vịnh, cách bờ chừng 300m đã có thể nhìn thấy bài thơ trên vách núi nằm trong khung hình vuông, mỗi chiều 1,5m.


ĐỘNG THIÊN CUNG - QUẢNG NINH

Động Thiên Cung: Động ở phía Tây Nam Vịnh Hạ Long, cách đất liền 2,3 km, trên đảo Đầu Gỗ. Được phát hiện vào năm 1995 do một ngư dân phát hiện. Động Thiên Cung có hình chữ nhật cao trên 20 m, rông khoảng 25 m và dài trên 120m, đường vào động rất nhỏ nhưng vào bên trong thì rất rộng và thoáng đãng. Hiện nay động được thắp sáng bằng hệ thống ánh sáng tuyệt đẹp. Công trình chiếu sáng này được liên doanh với Trung Quốc trị gái 3 tỷ đồng. Nhìn phái trên trần của động, có những thạch nhũ như hình Ngọc Hoàng, Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu với trân trắng như mây. Trên vách, những cô tiên nữ xinh xắn lộng lẫy xiêm y đang ca múa. Có thể nói rằng, du khách đang lạc vào chốn bồng lai, đang tham dự, chiêm ngưỡng một buồi yến tiệc cực kỳ lộng lẫy và sang trọng tại cung điện nhà trời.


LÀNG CHÀI CỬA VẠN - QUẢNG NINH

Làng Chài Cửa Vạn: Những năm gần đây làng chài Cửa Vạn (TP Hạ Long) nổi lên là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đến đây, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian êm ả, thanh bình, quyến rũ đến kỳ lạ, được tận mắt ngắm cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, tìm hiểu đời sống văn hoá của ngư dân mà còn được những thôn nữ làng chài trực tiếp hướng dẫn tham quan, chỉ dẫn cách chèo thuyền, giăng lưới, thả câu bắt tôm cá...
Làng chài Cửa Vạn có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Võng, cùng với các hòn đảo, trở thành một bộ phận cấu thành Vịnh Hạ Long, nay thuộc địa phận phường Hùng Thắng (TP Hạ Long).

 

CHỢ MÓNG CÁI - QUẢNG NINH

Chợ Móng Cái: Thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 178km, cách Hà Nội 350km, ở vị trí đầu phía Đông Bắc Việt Nam, Thị xã Móng Cái nằm bên bờ sông Ka Long xinh đẹp, có cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, giáp với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.
Thị xã Móng Cái là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động trao đổi thương mại kinh tế, giao lưu văn hoá giữa hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây và hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Trước đây thị xã Móng Cái đã từng là tỉnh lỵ của Hải Ninh cũ. Sau chiến sự biên giới tháng 02/1979, thị xã Móng Cái bị tàn phá nặng nề, nhiều cơ sở kinh tế, văn hoá bị phá huỷ, đặc biệt là khu phố cổ nằm dọc theo bờ sông Ka Long không còn nữa. Từ năm


ĐỀN VÀ LĂNG MỘ NHÀ TRẦN - QUẢNG NINH

Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trên một khu đất rộng có bán kính 20km để thờ "Bát Vị Hoàng Đế" thời Trần. Đây là một trong những công trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử nước ta và được Bộ Văn Hoá thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử (số 313 VH/QĐ ngày 28-04-1962).
Km 74 rẽ vào qua 2 con dốc, con dốc thứ 1 ngưới ta gọi là dốc mụ chị và dốc mụ em, sau đó sẽ đi vào vòng một con dốc gấp khúc gọi là Hồng Hải, sau khi qua dốc, phía bên tay phải chúng ta sẽ gặp chùa Lân.


CẢNG CÁI LÂN - QUẢNG NINH

Cảng Cái Lân: Nằm trên bờ vịnh Hạ Long thơ mộng, nơi có một độ sâu khá lý tưởng, song cảng Quảng Ning suốt 21 năm qua vẫn là một cảng không cầu bến, mọi công việc sản xuất của cảng phần lớn chỉ thực hiện bằng phương án chuyển tải. Có được một bến cảng với những điều kiện thiết yếu của nó như cầu tàu, kho tàng, thiết bị bốc xếp thông thường là một ước mơ của mỗi người công nhân cảng Quảng Ninh. Ngày 20/6/1995, ước mơ đó một phần trở thành hiện thực với công trình bến I-10.000 tấn của cảng Cái Lân (Quảng Ninh)- bến đầu tiên của cảng lớn nước sâu được xây dựng trên vịnh Cái Lân, cận kề với di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận: Vịnh Hạ Long.


ĐẢO TUẦN CHÂU - QUẢNG NINH

Đảo Tuần Châu cách hang Ðầu Gỗ khoảng 3 km về phía tây. Ðảo có tên như vậy là do việc ghép hai chữ "Linh Tuần" và "Tri Châu" mà thành. Ðảo có trồng nhiều rau xanh, là nguồn cung cấp rau xanh cho thành phố. Đảo có diện tích 220 ha. Phía đông và nam đảo có hai bãi tắm cát trắng và mịn, bốn mùa nước trong xanh hàng năm thu hút rất nhiều du khách tới thăm.
Đảo Tuần Châu còn có nhiều điểm di chỉ khảo cổ học thuộc nền Văn hóa Hạ Long thời hậu kỳ đồ đá mới, cách ngày nay 3.000 - 5.000 năm với rất nhiều công cụ bằng đá đã tìm thấy ở đây như bàn mài, bàn kè, rìu đá, mảnh tước, đồ gốm...


ĐẢO TI TỐP - QUẢNG NINH

Đảo Ti Tốp cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 8 km về phía đông nam. Đảo Ti Tốp có bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm. Cát ở đây bốn mùa được nước thủy triều rửa sạch trắng tinh. Trong bản đồ của Pháp vẽ về Hạ Long cuối thế kỷ XIX, đảo Ti Tốp có tên là hòn Cát Nàng, hòn đảo nhỏ xinh đẹp ấy tựa lưng vào vịnh Cửa Lục.
Ngày 22/11/1962 hòn đảo nhỏ này được đón Hồ Chủ Tịch cùng nhà du hành vũ trụ, anh hùng lao động Liên Xô, anh hùng lao động Việt Nam Giéc Man Ti Tốp lên thăm và nghỉ tại đây. Để ghi dấu kỷ niệm chuyến đi đó, Hồ Chủ Tịch đã đặt tên cho đảo là đảo Ti Tốp. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch tắm biển hấp dẫn. Các dịch vụ thuê áo tắm, phao bơi, nước ngọt luôn sẵn sàng phục vụ du khách.


VỊNH HẠ LONG VÀ LỊCH SỬ - QUẢNG NINH

Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3, trận thuỷ chiến quyết định đã diễn ra ở Vân Đồn do Trấn Khánh Dư chỉ huy. Thuỷ binh quân Nguyên xâm nhập nước ta qua cảng Vân Đồn do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thống lĩnh. Ngoài ra còn có thuyền lương nặng nề của Trương Văn Hổ theo sau. Sau khi thắng được một số trận, Ô Mã kiêu ngạo tiến lên, nhanh chóng vào sâu trong sông Bạch Đằng, không thèm để ý thuyền lương phía sau, cảng Vân Đồn đã được Hưng Đạo Vương giao cho Trần Khánh Dư trấn giữ, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến tới, Trần Khánh Dư không chặn giữ được, để Ô Mã Nhi thoát đi. Thương Hoàng nghe tin, sai quan Trung sứ đến xiềng Trần Khánh Dư đốc thúc quân lính tập kích thuyền giặc. Mọi người cố sức đánh vì họ hiểu rằng chỉ có chiến thắng mới cứu được người tướng của họ khỏi tội với triều đình.

 

BẠCH ĐẰNG GIANG - QUẢNG NINH

Bạch Đằng Giang: Dân tộc Việt Nam ta, trải qua thế hệ chống xâm lăng, đã tạo cho mình một truyền thống chiến đấu bền bỉ và kiên cường. Và trải qua những năm dài chiến đấu đó, biết bao tên đất nước đã thành tên chiến thắng: sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt, Ải Chi Lăng của Lê Lợi, Đống Đa, Rạch Gầm Xoài Mút của Nguyễn Huệ… đó là những trận có tính chất quyết định như Điện Biên Phủ. Nhưng không ở một vùng đất nước nào lại xảy ra những “Điện Biên Phủ” liên tiếp, tại một nơi, như trên sông Bạch Đằng. Lịch sử còn ghi, tại đây tổ tiên ta đã ba lần lập nên những chiến công hiển hách và cũng bằng cách đóng cọc ngăn sông: trận Ngô Quyền chống quân Nam Hán năm 938, trận Lê Hoàn chống quân

 

VỊNH HẠ LONG - QUẢNG NINH

Vịnh Hạ Long: Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' - 20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Ðảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam


Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18