Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Hai ‘báu vật’ phủ Lạng Thương (Đ́nh Viễn Sơn)

TPO – Đứng bên Đ́nh Viễn Sơn cổ kính, cây dă hương có mặt trên mảnh đất phủ Lạng Thương xưa ngàn đời nay. Trên thế giới chỉ có hai cây dă hương như vậy, nhưng cây ở châu Phi hiện không c̣n tồn tại.

 


Đ́nh Viễn Sơn (xă Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) là một trong những đ́nh cổ quư giá, được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật ngày 21-1-1989. 

 

 


Đ́nh Viễn Sơn được xây dựng vào thế kỷ XVIII (1752) trên một dải đất đẹp, rộng, thoáng ở đầu xóm Giữa (hay c̣n gọi là thôn Viễn Sơn), quay mặt về hướng Đông - Bắc nh́n sang đồi xóm Ngoẹn và chùa Tiên Lục.

 

Bao quanh phía trước đ́nh là một thung lũng nhỏ bốn mùa xanh tốt; phía trái sau đ́nh là cây dă hương cổ thụ ngàn năm tuổi, phía phải và phía sau đ́nh là khu dân cư xóm Giữa quần tụ xung quanh.

 


Đ́nh Viễn Sơn có kiến trúc kiểu chữ Công, bao gồm: Tiền đường nối với hậu cung bằng một dải ống muống; hai bên có hai dăy với 5 gian tả vu và hữu vu. Kết cấu các v́ kèo theo lối tiền kẻ, hậu bẩy, chồng rường, kê đấu. Xung quanh đ́nh là hệ thống tường vây kiên cố và cổng tam quan vững chắc.

 

 


Toà tiền đường đ́nh Viễn Sơn gồm 5 gian, hai chái, dải ống muống 5 gian và hậu cung 3 gian; kết cấu khung mái kiểu tiền kẻ, hậu bẩy, chồng rường, trụ giá chiêng; kết cấu khung cột hai hàng chân cột gỗ lim lớn; điêu khắc khung mái ở đ́nh Viễn Sơn rất lộng lẫy và đẹp với kiểu "thiếu nữ cưỡi rồng ca múa", "Rồng ổ", "Lân mă chồng rường", "Vũ sĩ đội đ́nh"... và nhiều mảng điêu khắc thông, trúc, cúc, mai ở hậu cung mang tính dân gian đậm nét thể hiện tài khéo léo của các nghệ nhân dân gian xưa.

 

Ngoài giá trị về nghệ thuật, đ́nh Viễn Sơn c̣n lưu giữ được nhiều đồ thờ thời Lê, thời Nguyễn rất quư giá, đó là: ngai thờ, trang phục Thánh, bằng sắc, khám thờ, khung tàn, lọng, giá trống, b́nh hương, bát biểu, hoành phi, câu đối, đại tự, cờ quạt, đao kiếm...

Đ́nh Viễn Sơn thờ nhị vị thánh Cao Sơn - Quư Minh là hai vị tướng có công giúp Vua Hùng thứ 18 dẹp loạn cho đất nước được thái b́nh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Để tưởng nhớ hai vị thánh Cao Sơn - Quư Minh, nhân dân địa phương tổ chức hội vào các ngày mùng 9 tháng Giêng, 20-3 và 20-8 âm lịch.

Vào các ngày này trong năm (nhất là ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch) nhân dân mở hội lớn. Phần lễ là rước kiệu lên đền Thông, phần hội diễn ra nhiều tṛ chơi truyền thống như: cướp cầu cạn, đu, vật, chọi gà, kéo chữ... đáng chú ư nhất ở hội đ́nh Viễn Sơn là tṛ chơi cướp cầu.

 

Lâm Anh

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18