Điều
kiện
tự nhiên
Bình
Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam bộ. Ở vào vị trí tiếp
giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, phía bắc và tây bắc giáp
Cam-pu-chia, phía đông giáp các tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, phía
nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía tây giáp Tây
Ninh.Đây
là tỉnh có nhiều rừng. Ở đông bắc có ngọn núi Bà Rá cao 733m và
dãy núi thấp quanh Lộc Ninh, còn lại là rừng bạt ngàn. Rừng rậm
nhưng đất khá bằng phẳng. Phần lớn là đất đỏ nên trồng cây công
nghiệp rất tốt. Bình Phước là nơi có nhiều rừng cao su lớn, vườn
cây cà phê, điều, tiêu...
Tỉnh có hai
con sông chảy từ bắc xuống nam: phía tây là sông Sài Gòn, phân
giới giữa tỉnh Bình Phước và Tây Ninh; giữa tỉnh là Sông Bé, có
các nguồn từ phía bắc, đoạn dưới đi vào đất Biên Hoà, đổ vào
sông Đồng Nai.
Khí hậu: Bình
Phước chia
2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Phía bắc nhiều rừng, nên ẩm thấp hơn phía nam,
lượng mưa trung bình hàng năm 2.110mm.
Tiềm
năng phát triển
kinh tế và
du lịch
Bình
Phước là một trong những nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên và
di tích lịch sử còn ít được biết đến. Đó là các thác Mơ, núi Bà
Rá, thác số 4, đồng cỏ Bàu Lạch. Chính nơi đây trong những năm
kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã nổi lên bao địa danh lịch sử
được chú ý như ban chỉ huy quân sự Miền, nhà giao tế Lộc Ninh,
kho xăng Lộc Hòa, Lộc Quang. Đặc biệt tại xã Phú Riềng (huyện
Phước Long) nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên vùng Đông
Nam Bộ, cũng là nơi diễn ra cuộc nổi dậy của hai anh em Điểu Mol
và Điểu Mól (dân tộc Xtiêng) vào năm 1933.
Dân tộc,
tôn giáo
Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác
nhau. Đồng bào dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người
Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,...Vì thế Bình
Phước có nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Xtiêng.
Tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc: Liên hoan văn hóa các
dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, thường có: lễ hội cầu
mưa của người Xtiêng; lễ bỏ mả; lễ hội đâm trâu; lễ mừng lúa mới
của đồng bào Khmer.
Giao thông
Đường
bộ chính là đường 13, từ thành phố Hồ Chí Minh đi Lái Thiêu -
Thủ Dầu Một - Bến Cát (Bình Dương) rồi Chơn Thành - An Lộc - Lộc
Ninh và rẽ phía tây 15km đến cửa khẩu biên giới Hoa Lư. Đường 14
từ ngã tư Chơn Thành đi thị xã Đồng Xoài, rồi lên tiếp Đắk Nông
- Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum - Đà Nẵng. Thị xã Đồng Xoài cách
thành phố Hồ Chí Minh 128km.