Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
Ngôi chùa gần 400 tuổi ở Đồng Nai

QĐND - Nép mình phía sau Văn miếu Trấn Biên - “Quốc tử giám” của Nam Bộ, chùa Bửu Phong thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tọa lạc trên vách núi, ở độ cao chừng 40m. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ tồn tại giữa lòng Nam Bộ.

Là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai, chùa Bửu Phong có lượng phật tử khá đông. Họ đến đây không chỉ để bái Phật cầu may mà còn để chiêm ngưỡng cảnh quan sơn thủy hữu tình và những họa tiết, câu đối chạm khắc điêu luyện trên từng bức tường, cột gỗ trong chùạ Nhìn tổng thể bên ngoài nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa ngọn núi Bửu Phong với những hồ nước tự nhiên, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ, cùng với những tảng đá lộ thiên kỳ thú tạo nên vẻ thơ mộng cũng rất thâm nghiêm, tĩnh mịch. Trước cổng chùa Bửu Phong có đôi câu đối: “Bửu thạch long đầu, cổ cảnh linh qui tại/ Phong sơn hổ cứ, vạn đại chiếu phùng tồn”. (Dịch nghĩa là: “Đá quý rồng chầu, cảnh xưa rùa linh thường hiển hiện/ Đỉnh non cọp ngự, muôn đời phượng múa hãy còn đây).

Chùa Bửu Phong


Vị trí: Chùa Bửu Phong nằm trên ngọn núi Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai.

Đặc điểm: Chùa Bửu Phong là ngôi cổ tự rêu phong cổ kính, có những pho tượng với những nét điêu khắc đặc biệt Á Ðông.
Bửu Long là ngọn núi thấp, qua 99 bậc đá là lên tới chùa.
Chùa được xây dựng vào năm 1679, theo hình chữ "tam" gồm chính điện, giảng đường, nhà thờ tổ, ngoài ra còn có nhiều phòng Ni phái và nhà dưỡng tăng. Trong chùa có những pho tượng mang nét đặc biệt Á Đông và nhiều cổ vật như cặp nai vàng đời Nguyễn, đầu "phường cổ"(Nhà Phật), tượng Phật nằm, tháp Bửu Phong rêu phong cổ kính và Xá Lợi - một báu vật nhà Phật. Xung quanh chùa có Long Đầu Thạch (còn gọi là Hàm Rồng, Hầm Hổ) và đài Tam Thế Phật, đã từng là hầm bí mật nuôi dấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong chiến tranh.
Lúc đầu chùa chỉ là thảo am nhỏ sau do Thiền sư Pháp Thông xây cất tôn nghiêm. Chùa được trùng tu mở rộng vào năm 1829 và các năm gần đây.

Chùa đã được công nhận Di Tích Lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia


Posted Image

Posted Image


Bửu Phong là ngôi cổ tự do Hòa thượng Bửu Phong khai sơn vào thế kỷ 17.Lúc đầu chùa chỉ là thảo am nhỏ sau do Thiền sư Pháp Thông xây cất tôn nghiêm. Chùa được trùng tu mở rộng vào năm 1829 và các năm gần đây.

Khách thập phương thường đến thăm chùa, bởi đây là ngôi cổ tự rêu phong cổ kính có những pho tượng với những nét điêu khắc đặc biệt Á Ðông.

Từ chân núi, du khách có thể đi bộ từ bậc tam cấp lên chùa hoặc nếu đi xe máy thì có đường đi thẳng lên.
Chùa nằm giữa 1 rừng cây, có nhiều cây cổ thụ to. Bên trái chùa có đá Long Đầu cao sừng sững, bên phải chùa la liệt đá thiền sàn.


Posted Image

 

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

 

Posted Image



Nhìn từ núi Bửu Phong (phía xa xa là hồ Bửu Long)

 

Posted Image



Bậc thang lên chùa

Posted Image

 

Posted Image

Nguồn: Mytour

Ngôi Chùa gần 400 tuổi ở TP Biên Hoà

QĐND - Nép mình phía sau Văn miếu Trấn Biên - “Quốc tử giám” của Nam Bộ, chùa Bửu Phong thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tọa lạc trên vách núi, ở độ cao chừng 40m. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ tồn tại giữa lòng Nam Bộ.

Là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai, chùa Bửu Phong có lượng phật tử khá đông. Họ đến đây không chỉ để bái Phật cầu may mà còn để chiêm ngưỡng cảnh quan sơn thủy hữu tình và những họa tiết, câu đối chạm khắc điêu luyện trên từng bức tường, cột gỗ trong chùạ Nhìn tổng thể bên ngoài nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa ngọn núi Bửu Phong với những hồ nước tự nhiên, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ, cùng với những tảng đá lộ thiên kỳ thú tạo nên vẻ thơ mộng cũng rất thâm nghiêm, tĩnh mịch. Trước cổng chùa Bửu Phong có đôi câu đối: “Bửu thạch long đầu, cổ cảnh linh qui tại/ Phong sơn hổ cứ, vạn đại chiếu phùng tồn”. (Dịch nghĩa là: “Đá quý rồng chầu, cảnh xưa rùa linh thường hiển hiện/ Đỉnh non cọp ngự, muôn đời phượng múa hãy còn đây).

 

Mặt tiền chùa Bửu Phong

 

Đôi câu đối nhắc đủ “tứ linh” (long, ly, quy, phượng), đồng thời nói đến thế đắc địa, tả hữu chùa có long đầu thạch, phía trước chùa có núi Châu Thới, phía sau chùa có cù lao Rùạ Trong sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” đã viết: “Bửu Phong ở phía nam huyện Phước Chánh, phía tây nhìn xuống dòng sông lớn, làm hậu vệ cho núi Long Ẩn. Trên có chùa Bửu Phong, khói mây man mác, cây cối um tùm, là thắng cảnh thứ nhất trong tỉnh hạt”.

Bên trong chùa được bài trí theo lối kiến trúc Bắc Bộ, bao gồm: Chính điện, giảng đường và hậu tổ thông nhau; ngoài ra còn có nhiều phòng ni phái và nhà dưỡng tăng. Nền được lát gạch tàu, gạch bông; bộ khung vì kèo làm bằng gỗ quý. Những bức tường xung quanh được xây dựng bằng gạch thẻ, mái lợp ngói âm dương. Mặt tiền chùa Bửu Phong được trang trí tinh xảo, công phu bằng các bức phù điêu, ghép từ các mảnh sành mang tính nghệ thuật caọ Những họa tiết đắp nổi trên tường hết sức đa dạng, có cả tứ linh, tứ quý, ông Nhật, bà Nguyệt, rồng chầu mặt trời, mây dây cách điệu… thể hiện cho ước mơ quyền uy, sức mạnh và sự an nhàn, thịnh vượng. Trên những cột trụ chính giữa mặt tiền có khắc các câu đối nói lên ý nghĩa tên chùa: “Bửu nhạc dịu dàng như Tứu Lĩnh/ Phong sơn đẹp đẽ tựa Kỳ Viên”. Điều đó tạo cho mặt tiền chùa vừa rực rỡ trang nghiêm, vừa uy nghi cổ kính.

Chính điện chia làm ba gian thoáng rộng, trên hai hàng cột đắp rồng ẩn mây sơn son thếp vàng uy nghiêm. Gian chính giữa thờ Tam thế Phật, tả hữu thờ thập điện Minh Vương. Các tượng được tạc rất sống động. Ở giảng đường và nơi thờ Tổ có các tấm liễn, hoành phi, bao lam được chạm khắc công phu, thể hiện nhiều đề tài phong phú được bố trí hài hòạ Trong chùa hiện còn lưu giữ xá lợi Phật quý giá.

Với những nét độc đáo về mặt kiến trúc cùng hệ thống cơ sở tín ngưỡng trong khu danh thắng Bửu Long, chùa Bửu Phong được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1990 và là một trong những điểm đến tâm linh thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến chiêm bái, tham quan.

Bài và ảnh: HOÀNG THÀNH

 

Post ngày: 12/08/18 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18