Ông Gốc
Trích từ Bentre.gov.vn
Ông
Gốc tên thật là Vơ Hữu Vai, sinh năm 1815, là một nông dân miền
Trung thuộc phủ Quy Nhơn (B́nh Định), theo những đoàn người di
dân bằng ghe bầu vào Nam dưới triều Tự Đức đến lập nghiệp ở vùng
đất cạn sông Vàm Cỏ Đông (nay thuộc tỉnh Long An). Ông lấy vợ
người địa phương họ Huỳnh, sau đó chuyển sang họ vợ thành Huỳnh
Văn Vai. Năm 1862, khi phong trào chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ
hy sinh, lực lượng kháng chiến dần dần tan ră, địch khủng bố,
bắt bớ nhiều người, ông t́m cách chạy về miệt Bến Tre, Trà Vinh.
Thuở ấy vùng đất An Hóa cũng như các cù lao Minh, cù lao Bảo,
đất đai c̣n hoang vu, nhiều nơi là rừng rậm. Khi ghe ông đi qua
trạm gác do quân Pháp đặt ở Giao Ḥa, ông bị buộc phải trở lại
v́ không có giấy thông hành hợp pháp. Ông căi lại chúng:
- Sông
rạch của người Việt, th́ người Việt có quyền tự do đi lại, sao
các ông lại cấm?
Sau
một hồi căi vă, thấy chúng vẫn kiên quyết không thay đổi ư kiến,
ông đành phải quay thuyền trở lại, vừa bực tức vừa căm giận. Bọn
lính gác nghe ông chửi bèn dùng xuồng rượt theo, bắt ông lại để
hỏi tội. Trên ghe chúng, chỉ có một thằng lính Tây và hai tên mă
tà người Việt. Vốn là tay giỏi vơ nghệ, ông chờ cho ghe chúng
cặp sát ghe ông, bất ngờ ông đạp mạnh một cái, làm chiếc ghe
cḥng chành rồi bị lật úp. Mặc cho tên chủ và hai tên tớ ngoi
ngóp dưới sông, ông dong buồm chạy thẳng về Mỹ Tho. Do giặc báo
tin cho nhau, ông bị bọn chúng đón bắt và giam hơn một năm trời
mới thả ra.
Lần
thứ hai, ông quyết định trở lại vùng đất cù lao để t́m một chỗ
định cư, lập nghiệp. Lần này, ông không đi theo ngă kênh Giao
Ḥa nữa mà chạy thuyền men bờ biển, đến cửa Ba Lai th́ ngược
ḍng lên măi. Đến chiều tối, ông dừng lại cơm nước và nghỉ qua
đêm. Không ngờ đến gần sáng, nước thủy triều xuống, ghe ông bị
một gốc cây đâm thủng và mắc ở đó. Ông nói với bà vợ cùng đi
theo: "Chắc ông bà xui khiến như thế nào đây nên mới có chuyện
này!"
Ông
lên bờ đi quan sát cuộc đất chung quanh, thấy đất tốt, cây cối
xanh tươi, địa thế cũng quang đăng, thuận tiện, nên quyết định
dựng lều ở lại đây để khai phá, sinh sống. Sau một thời gian,
thấy ông làm ăn khấm khá, nhà cửa, vườn tược khang trang, nhiều
người kéo đến chặt cây, khẩn đất và làm ăn ngày một phát đạt,
đông vui.
Trong
những lúc quây quần bên đống lửa hay bên ấm nước chè ban đêm,
câu chuyện về cái gốc cây đâm thủng ghe của người đến lập nghiệp
đầu tiên thường được họ đem ra bàn luận, nhắc đi nhắc lại và
thêu dệt thành một huyền thoại. Lâu ngày thành quen, bà con
trong thôn xóm không c̣n gọi ông là Huỳnh Văn Vai nữa mà bằng
cái tên dân dă "Ông Gốc", như để ghi nhớ một chuyện rủi ro mà
trở thành may mắn, mở đầu cho một cuộc quy dân lập ấp.
Vùng
đất này thuở ấy c̣n nhiều cọp và cá sấu. Ông Gốc vốn là một nông
dân có sức khỏe, biết vơ nghệ, đức tính gan dạ, cho nên trong
thực tế ông trở thành một điểm tựa tinh thần của đồng bào khi
phải đối phó với những bất trắc trong đời sống. Có lần, ông cùng
bà con phát hiện một lối ṃn dẫn sâu vào rừng. Ông lần theo và
bắt gặp một con sấu đang đẻ. Ông đă dùng mác thong đâm chết con
vật. Lối ṃn do cá sấu đi lại, nước chảy lâu ngày thành con
rạch, đồng bào ở đây gọi là rạch Sấu.
Cái
tên "ông Gốc”, “rừng ông Gốc” ra đời trong hoàn cảnh như thế, và
cho đến nay vẫn được truyền tụng như mẫu người thuộc thế hệ khai
cơ lập nghiệp buổi ban đầu ở nơi đất cù lao này. |