Truyện Trạng Bến Tre
Truyện trạng chiếm một vị
trí nổi bật trong truyện kể ở Bến Tre. Đó là những truyện kể gắn
với một hệ thống truyện do những người nói láo –
"nói láo như thật", "bịa như thật"
như dân gian quen gọi – sáng tạo ra. Vùng Châu B́nh (Giồng Trôm)
có ông Ba Me, vùng Cẩm Sơn (Mỏ Cày) có ông Bảy Lẹ, vùng Đại Điền
(Thạnh Phú) có ông Bàng, vùng Định Thủy (Mỏ Cày) có ông Ó ...
Ông Ó, ông Bàng, ông Bảy Lẹ, ông Ba Me vừa là nhân vật trung tâm
của một hệ thống truyện, vừa là người sáng tạo truyện, Tiêu biểu
nhất trong số này là ông Ó và truyện ông Ó. Cũng như các nhân
vật Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Ba Giai, Tú Xuất, Thủ Thiệm, Ba Phi,
Bộ Lữ... các "tác giả" truyện trạng Bến Tre vừa có nét chung,
vừa mang dấu ấn riêng khó lẫn lộn.
Ở các truyện
trạng của ông Ba Me, ông Bảy Lẹ, ông Bàng, người ta thường thấy
một thủ pháp quen thuộc khá phổ biến là biện pháp phóng đại. Ở
truyện ông Ba Me, cây ḿ có cháng ba lớn đến nỗi người nằm trên
đó không găy; con cá ngát to đến nỗi cái lọp chứa không nổi nó.
Ở truyện ông Bảy Lẹ th́ tay con người cứng như thép, khi gồng
lên, người ta mang búa tạ đập vào mà chẳng hề hấn ǵ. Ở ông Ó,
có một số truyện cũng sử dụng biện pháp ngoa dụ này như truyện
Chó săn, truyện Hàng dừa của bà huyện. Con chó săn bị heo rừng
húc trả lại bể đầu, ông Ó phải lấy dây choại ràng cột lại, nhưng
nó vẫn c̣n đủ sức để đuổi theo cắn con mồi. Con chó mẹ đẻ ra một
bầy chó con. Bầy chó vừa đẻ ra đă lao vào cùng mẹ cắn đứt nhượng
chân của một con heo rừng độc chiếc (truyện Chó săn). Trong khi
ở truyện Hàng dừa của bà huyện, con cọp từ trong rừng ra, ăn
trái dừa bị ông Ó bắt gặp, Ông Ó nắm đuôi con cọp, đá một cú
song phi vào bụng nó, làm cho cọp ỉa văi ra một loạt trái dừa,
nơi ấy về sau mọc lên một hàng dừa thẳng băng như kẻ chỉ.
Nhưng biện pháp
nghệ thuật chính ở truyện Ông Ó là ở chỗ thường tạo ra một "t́nh
huống thử thách" ở cốt truyện. Trong t́nh huống này, nhân vật
phản diện phơi bày cái đáng chê, đáng cười của nó, c̣n ông th́
chứng tỏ sự thông minh, tài ứng phó của ḿnh. "T́nh huống thử
thách" này thường được tạo ở hai dạng. Dạng thứ nhất là một nhân
vật A hay B nào đó (có khi là một đám đông nhiều người) vốn đă
biết tiếng ông, chủ động mời ông nói láo, coi như để thử tài ông
như truyện Bữa nay bể đập Kỳ Hà. Đám hương chức đang ngồi ở
đ́nh, thấy ông Ó đi ngang bèn mời ông: "Này vào đây nói láo nghe
chơi". Như thế là họ đă biết tỏng rằng ông Ó là một "cây" nói
láo, nên mới mời ông. Điều thú vị là, mặc dù họ đă biết trước sẽ
bị lừa, đă hết sức "cảnh giác", nhưng cuối cùng vẫn bị ông lừa.
Cả một đám hương chức đều cắm đầu, cắm cổ chạy theo ông đến đập
Kỳ Hà để bắt cá, nhưng đến nơi họ mới chưng hửng ra là bị ông Ó
gạt. Đó cũng là trường hợp truyện Ông Ó ở Huế.Chính bọn
quan lại ở triều và viên Đông cung đă tạo ra "t́nh huống thử
thách" và họ đă nếm biết được tài nói láo của ông Ó ngay lần gặp
gỡ đầu tiên.
Bằng sự thông
minh và nhanh nhẹn, ông Ó đă lừa được vợ nhỏ anh nhà giàu nọ,
vốn được cưng chiều (truyện Xỏ vợ nhỏ
anh nhà giàu), gạt được bọn quan chức từ chánh tổng
(truyện Bán sách nói láo)
đến quan huyện Cái Quao (truyện Nói láo
có sách), đến cả các quan chức ở trong triều đ́nh
Huế.
Dạng thứ
hai là "t́nh huống thử thách" do chính ông Ó tạo ra, rồi sau đó
đưa các nhân vật vào cuộc đầu trí với ông, để từ đó làm bật ra
chân tướng, tính cách của họ như viên quan huyện hống hách tham
lam (Truyện Tui là dân mần ăn mà),
gă nhà giàu hám lợi (truyện Mượn trâu),
ông hương Cả ham ăn (truyện Ông Cả thèm
thịt trâu)... Bằng tài ứng phó linh hoạt và thông
minh, ông đă lột cái áo hoa mỹ, dối trá của bọn nhà giàu, quan
lại hợm hĩnh, phơi bày cái tầm thường, lố bịch của những nhân
vật. Mỗi truyện ông Ó, nếu tách rời ra, là một mẫu truyện độc
lập, nhưng nếu tập hợp thành một hệ thống truyện, th́ nhân vật
trung tâm chính là ông Ó - người kể chuyện. Nói một cách khác,
ông Ó là tác giả của truyện, vừa là chất keo kết dính các truyện
thành một chuỗi truyện - truyện ông Ó – mang đặc trưng riêng,
không giống các tác giả truyện khác. |