|
-
Đất Hà Tiên với Họ Mạc và Họ Lâm
-
NGUYỄN HIẾN LÊ
-
-
ĐẤT HÀ TIÊN
-
Nam Việt là một “tặng phẩm” của sông Cửu Long. Hàng vạn năm trước
là biển, sông Cửu Long chở phù sa xuống, rồi lần lần mà thành đồng
ruộng. Thời tiền chiến, tôi không nhớ rơ là năm một ngàn chín trăm
ba mươi mấy, người ta đào được những đồng tiền vàng La Mă ở Óc Eo (gần
chân núi Ba Thê), vậy th́ khoảng đầu công nguyên, biển vô tới Óc Eo
hoặc cách Óc Eo không bao xa, chỉ vài ba cây số. Hồi đó các núi ở
Hà Tiên, Ba Ḥn, Ḥn Trẹm chắc c̣n nằm ở ngoài biển, không biết từ
thế kỷ thứ mấy, miền ấy mới được bồi xong. Ngày nay ai đi ngang qua
Ba Ḥn, c̣n thấy trên những núi đá vôi ở sát lộ Rạch Giá – Hà Tiên,
có những ngấn nước cao hơn mặt đất khoảng một thước. Vậy th́ vùng
bờ biển ở đó chắc cũng đă dâng lên nữa, ngoài hiện tượng được phù sa
bồi.
-
-
-
-
Dăy núi từ Hà Tiên tới Ḥn Trẹm ấy hiện nay nằm sát hoặc gần bờ biển,
nh́n ra các ḥn ngoài khơi: ḥn Phụ tử, ḥn Heo, ḥn Phú Quốc...và
quay lưng lại một cánh đồng bát ngát (xưa là rừng, nay vẫn là c̣n
đất phèn), xa xa vài chục cây số mới có dăy núi Thất Sơn. Như vậy
Hà Tiên là một miền hẻo lánh ở nơi chân trời góc biển. Trước năm
1930, khi chưa có con đường trải đá Rạch Giá Hà Tiên th́ thị trấn ấy
gần như cô lập với các miền chung quanh: muốn xuống Rạch Giá phải
dùng đường biển, mất nửa ngày, mà muốn vô Châu Đốc th́ phải đi ṿng
lên biên giới, mượn một con đường trên phần đất Cao Miên.
-
Nó đă cô lập mà lại kỳ đặc, không giống một miền nào khác. Thi sĩ
Đông Hồ trong cuốn Văn Học Hà Tiên(1) đă tả nó như sau:
-
“Ở đó (Hà Tiên), kỳ thú thay, như gồm hầu đủ hết. Có một ít hang
sâu động hiểm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đá chơi vơi giữa biển của
Hạ Long. Có một ít núi vôi ở Ninh B́nh, một ít thạch thất sơn môn
của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Có một ít
chùa chiền của Bắc Ninh, lăng tẩm của Thuận Hóa. Có một ít Đồ Sơn,
cửa Tùng, có một ít Nha Trang, Long Hải. Ở đây không có một cảnh
nào to lớn đầy đủ; ở đây chỉ nhỏ nhắn, xinh xinh, mà cảnh nào cũng
có.”
-
Tóm lại, nó là một tiểu vũ trụ biệt lập, rất hợp cho kẻ nào có chí
vẫy vùng, muốn nghênh ngang một cơi.
-
HỌ MẠC
-
Kế đó là họ Mạc ở cuối thế kỷ 17. Cũng như Trần Thượng Xuyên và
Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu không chịu nhận chủ quyền Măn Thanh, bỏ quê
hương mà dắt bộ hạ xuống miền Nam Hải, nhưng Trần và Dương ghé vào
Quảng Nam (1679) qui phục chúa Nguyễn Phúc Tần, được chúa cho vào
chiếm đất Đồng Nai và Mỹ Tho để tự kinh lư lấy mà lập nên một nơi
buôn bán thịnh vượng là Cù Lao Phố(Biên Ḥa); c̣n Mạc th́ tiến xa
hơn, tới địa phận Chân Lạp (cũng gọi là Giản Phố trại) – tức Cao
Miên, tức Campuchia – vào khoảng 1671 (theo Trần Kinh Ḥa trong Hà
Tiên Mạc Thị Thế Hệ Khảo – Hoa Cương học báo) làm chức “ốc nha”, một
chức quan lớn Chân Lạp năm 1700 xin vua Chân Lạp ra khai khẩn miền
Banteay Meas, tức Mang Khảm, mới đầu mở ṣng bạc, sau qui tụ các
người Hoa, Việt, Miên lập ấp, mở hải khẩu, thành lập một tiểu quốc
nhưng thường bị giặc Xiêm quấy nhiễu, nên năm 1708, nhận sự bảo hộ
của chúa Nguyễn Phúc Chu. Mang Khảm từ đó đổi tên là Hà Tiên, thành
một cửa ngơ Chân Lạp mà thuộc về Việt Nam, xuất cảng hầu hết các sản
phẩm Chân Lạp.
-
Nếu chỉ là một hải khẩu th́ dù tàu ghe tấp nập, cũng chưa có ǵ đặc
biệt. Điều đáng cho ngày nay chúng ta nhắc nhở nhất là tiểu quốc đó
chỉ trong nửa thế kỷ đă thành “một văn hiến quốc” ở giữa một miền
hẻo lánh, y như một đầm sen giữa cánh đồng hoang vậy, khiến ai cũng
phải ngạc nhiên.
-
Công ấy là nhờ Mạc Thiên Tích (2), con của Mạc Cửu. Thiên Tích kế
nghiệp cha, là đô đốc Hà Tiên năm 1735, th́ ngay năm sau, 1736,
thành lập Chiêu Anh các, một tao đàn kiêm một nghĩa thục, có thờ
Khổng Tử. Ông cha Trung Hoa, mẹ Việt (3), rất đa tài: trị nước,
ngoại giao, cầm quân, đặc biệt là có tài văn thơ mà lại rất trọng
tiếng Nôm, chiêu tập được 36 (có sách chép là 32) văn nhân thi sĩ vô
Chiêu Anh các (gọi là tam thập lục kiệt), trong số đó sáu vị là
người Việt c̣n th́ là người Trung Hoa, người Minh Hương, họ từ Thuận,
Quảng vô hoặc từ Gia Định tới, hoặc từ Quảng Đông, Phúc Kiến sang.
Thiên Tích làm nguyên soái.
-
Theo Trịnh Hoài Đức, họ sáng tác được sáu bộ sách gồm ba tập truyện
và ba tập thơ. Ba tập truyện này đă lạc con ba tập thơ th́ có lẽ là:
-
_Tập Hà Tiên Thập Vịnh gồm 320 bài (4), toàn bằng thơ Hán, mỗi bài
do Mạc Thiên Tích chủ xướng, c̣n các bài kia do các vị trong Chiêu
Anh các họa.
-
_Tập Hà Tiên Thập Cảnh Khúc Vịnh bằng thơ Nôm của Mạc Thiên Tích.
-
_Tập Minh Bột Di Ngư Thi Thảo gồm những bài thi, phú chữ Hán cũng
của Thiên Tích.
-
Hai tập truyện trên c̣n truyền được trọn vẹn, tập cuối nay chỉ c̣n
sót được vài bài.
-
Những sáng tác của nhóm Chiêu Anh các nổi tiếng ngay từ thời đó, và
Lê Quí Đôn trong tập Phủ Biên Tạp Lục (1776) đoạn chép về họ Mạc ở
trấn Hà Tiên, khen rằng: “Không thể bảo ở hải ngoại xa xôi không có
văn chương”, rồi trong Kiến Văn Tiểu Lục lại khen: “Văn thơ nhiều
bài hay lắm”. Có giá trị nhất là những bài thơ cả Hán lẫn Nôm của
Mạc Thiên Tích. Ngay những người ngoại quốc cũng nhận Hà Tiên là
đất văn hiến. Các giáo sĩ ḍng Franciscan bảo: “Trong xứ (Hà Tiên)
có miếu thờ Khổng Tử mà từ vương (tức Thiên Tích) đến dân ai cũng
thờ. Có một nhà nghĩa học dạy các thanh niên ưu tú, nghèo không thể
tự túc theo học được. Những người Trung Hoa sang đây mà có khả năng
văn học thời mới được mời đến đó dạy học” (5).
-
C̣n sách Văn Hiến Thông Khảo đời Thanh vào năm 1747 chép rằng “phong
tục (Hà Tiên) trong văn học , thích thi thơ, có cả một hàn lâm viện
nhỏ”(6).
-
Trong khi đó th́ đừng nói chi Gia Định, ngay ở Thuận Hóa cũng chẳng
có một thi đàn nào cả. Sự kiện ấy quả thực chưa hề xảy ra trong
lịch sử văn học. Ta thử tưởng tượng một nhóm người di cư qua một
nước tuy là đồng văn nhưng vẫn là lạ, dựng nghiệp ở một nơi hẻo lánh
nhất, mà chỉ nửa thế kỷ sau, làm cho nơi đó trở thành một đất văn
bậc nhất trong cơi góp công vào văn học xứ đó bằng chữ của ḿnh và
bằng cả thổ ngữ, th́ có lạ không chứ?
-
Tiếc thay nền văn học Hà Tiên bừng lên rực rỡ được 31 năm; đến năm
1771, Hà Tiên bị quân Xiêm đánh chiếm, Thiên Tích phải chạy về Gia
Định. Chiêu Anh các tan ră, sách vở bị thiêu hủy, năm 1778 Thiên
Tích phải trốn tránh Tây Sơn, qua Xiêm, và hai năm sau, 1780 ông
tuẫn tiết ở kinh đô Xiêm; từ đó Hà Tiên cũng cùng với họ Mạc mà suy
tàn.
-
-
HỌ LÂM
-
Trong một trăm rưỡi năm, Hà Tiên thiêm thiếp ngủ yên trên bờ vịnh
Thái Lan, chỉ c̣n là một thị trấn nhỏ ở biên giới không ai nhớ tới.
Tới khoảng 1926-1928 nó mới được nhắc nhở, v́ là quê hương của Đông
Hồ Lâm Tấn Phác, một nhà văn mới cầm bút mà đă nổi tiếng ngay về bài
khóc vợ Linh Phượng (tức Trác Chi lệ kư tập – Trác Chi là tên tự của
ông, Đông Hồ là tên hiệu), và bài phú Đông Hồ, lại sáng lập Trí Đức
học xá, trường đầu tiên trong nước chuyên dạy tiếng Việt.
-
Ngày nay tên Đông Hồ đă quá quen thuộc, phải lùi lại thời đó, trên
bốn chục năm trước, mới thấy ngôi sao Đông Hồ rực rỡ ra sao. Khắp
nước chỉ có mỗi một tạp chí văn học, tờ Nam Phong; ai muốn được coi
là trí thức cũng phải đọc Nam Phong, có thể nói ở Nam Việt làng nào
cũng có người mua dài hạn Nam Phong; mà nhóm Nam Phong hầu hết gồm
các học giả Bắc, chỉ có vài nhà gốc ở Trung. Vậy mà một người Nam,
lại ở Hà Tiên nữa, mới ngoài hai mươi tuổi, chẳng có bằng cấp thành
tích ǵ cả mà chen chân được vào cái “hội” đó th́ quả là phi
thường. Chẳng những chen chân lại c̣n được sắp vào hàng kiện tướng,
viết nhiều và đủ loại, thơ, nghị luận, tùy bút, lịch sử, du kư. Đặc
biệt nhất là giọng văn, y như của một nhà cựu học đất Bắc có pha
chút tân học, bóng bẩy, tô chuốt, du dương, trang trọng, thường dùng
tiếng Bắc, khác hẳn giọng quá tự nhiên và hơi thô của các cây bút
trong Nam thời đó.
-
Sở trường ấy của ông, khoảng mười năm nay một số người chê là sở
đoản. Trong văn chương cũng như trong mọi nghệ thuật khác, thị hiếu
thường thay đổi, có vậy mới tiến hóa, nhưng có người quá khích không
nhận ông là nhà văn miền Nam nữa, trách ông sao không theo trào lưu
văn học miền Nam từ trước tới đầu thế chiến vừa rồi, nghĩa là trào
lưu văn học b́nh dân, giữ màu sắc và ngôn ngữ địa phương, chẳng hạn
như văn Hồ Biểu Chánh.
-
Dĩ nhiên những lời chê đó tới tai ông, nhưng tôi không bao giờ thấy
ông lên tiếng, chỉ mới rồi trong cuốn Văn Học Hà Tiên, ông gián tiếp
trả lời như sau:
-
“Đọc những sách báo quốc ngữ miền Nam xuất bản khoảng từ 1900 đến
1920, chúng ta thấy có một lối viết lỏng lẻo hời hợt, mất hẳn văn
hóa cố hữu, tế nhị, cổ truyền của hai miền Trung, Bắc(...) Măi cho
đến sau thế chiến thứ nhất 1914-1918, nhờ cuộc giao thông tiện lợi,
phong tráo sách báo ở Hà Nội truyền được vào Nam, t́nh trạng bế tắc
này mới thay đổi: Bắt đầu là Nam Phong tạp chí (1917-1934), rồi đến
báo Phong Hóa, Ngày Nay ở Hà Nội (1932-1940), báo Tiếng Dân ở Huế
(1927) (...) Và từ năm 1925 về sau, có những nhà thơ, nhà văn già
từ miền Bắc, miền Trung vào làm báo ở Sài G̣n, như Tản Đà, Ngô Tất
Tố, Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Bùi Thế Mỹ, Thiếu Sơn v.v... Chính
họ là sứ giả văn hóa cho thời kỷ này (...) Từ đó văn học miền Nam
dần dần khởi sắc và cũng từ đó mất dần tính cách đặc thù địa phương
mà ḥa đồng, thống nhất với văn học dân tộc hai miền Trung, Bắc.”
-
Vậy chủ trương của ông thật rơ rệt: phụng sự văn hóa dân tộc chứ
không phải văn học địa phương, để thống nhất ba miền. Sở dĩ ông có
chủ trương ấy – từ hồi nào tôi không rơ, nhưng chắc là sớm lắm – là
nhờ ông sinh ở Hà Tiên trong một gia đ́nh nho học.
-
Hà Tiên thuộc về miền Tây mà miền Tây chịu ảnh hưởng đậm của lưu dân
Trung Hoa. Sách Văn Hiến Thông Khảo (do Hăng Nguyên trích bài dẫn
trên) chép về sinh hoạt ở Hà Tiên thời Mạc Thiên đến Hà Tiên, để độc
giả thấy rơ hai ông bà đă đền đáp cho nơi chôn nhau cắt rốn được
những ǵ. Phần đó là phần hai ông bà quan tâm tới suốt đời mà cũng
rất quan trọng, nhưng từ trước tới nay ít ai để ư tới.
-
Ở trên tôi đă dẫn một đoạn Đông Hồ tả Hà Tiên, và độc giả đă thấy
ḷng yêu quê hương của ông ra sao, ông cho Hà Tiên gồm đủ các thắng
cảnh trong nước, không khác ǵ một Việt Nam thu nhỏ lại cho thêm
phần xinh xinh mà dễ thưởng ngoạn.
-
Ngay từ khi mới nhập tịch làng văn, Đông Hồ đă giới thiệu quê hương
với độc giả Nam Phong. Năm 1926 ông viết thêm Hà Tiên Mạc Thị Sử
(Nam Phong số 107) theo một bản Nôm của Trần Đ́nh Quang hồi đầu thế
kỷ. Ba năm sau ông can đảm nhận rằng “v́ sở học c̣n kém mà không
t́m được bản chánh gia phả họ Mạc” nên thiên đó “c̣n khiếm khuyết,
sai suyển rất nhiều, không thể để lầm cho người đời sau được”, và
ông viết lại, Nam Phong số 143 (năm 1929) đăng lại. Lần này ông
dùng bản Hán văn Mạc Thị Gia Phả của Vũ Thế Dinh, tự là Thân Vi,
viết năm 1818. Tài liệu này tới nay vẫn được coi là tài liệu chính,
đầy đủ hơn cả, tuy nhiên có nhiều chỗ cần phải xét lại, nhất là về
địa danh, niên đại.
-
Đông Hồ không dịch nguyên văn, chỉ dùng để viết lại, chưa ra chương
tiết, sau khi đă “tham khảo thêm ở các sách Nam sử và ngoại truyện”
tăng bổ những chỗ thiếu sót, cải chính những chỗ sai lầm. Năm 1948
ông sửa chữa, cho in lại trong cuốn Danh Nhân Nước Nhà của Đào Văn
Hội. Sau khi lên Sài G̣n rồi, ông kiếm thêm được nhiều tài liệu
khác trong các bộ sử Việt, như bộ Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên,
cuốn Un Chinois des mers du Sud, le fondateur de Hà Tiên, Journal
asiatique 1952 của Gaspardone, bản dịch và chú thích rất kỹ lưỡng
cuốn Mạc Thị Gia Phả đă kể trên, của Trần Kinh Ḥa, Văn Hóa Á Châu
số 7 tháng 10 năm 1958, ông thấy cần sửa lại lần nữa tập Hà Tiên Mạc
Thị Sử nhưng chưa kịp làm th́ đă qui tiên. Ông thực là kiên nhẫn và
thận trọng. Mặc dầu chưa sửa lại, tập đó hiện nay vẫn c̣n tạm dùng
được.
-
Năm 1927, nhân dịp đi chấm thi ở Phú Quốc, ông được thăm gần hết
cảnh đẹp và di tích trên đảo, về viết một thiên du kư rất đầy đủ,
đăng trong Nam Phong số 124 (1927), nhan đề là Thăm Đảo Phú Quốc.
Ông nhận xét, ghi chép tỉ mỉ, mà văn du kư của ông tươi đẹp, nên
ngày nay đọc lại c̣n thấy thú.
-
Trong khoảng mấy năm sau, ông cho đăng trên Nam Phong nhiều thơ văn
tả cảnh Hà Tiên như Bơi Thuyền chơi Đông Hồ, Đông Hồ cảnh sớm, Lên
chơi núi Đại Tô Châu, Chơi Tô Châu, Cảnh trăng trên Đông Hồ... đáng
để ư hơn cả là bài kư Chơi Châu Nham (Nam Phong số 154, năm 1930).
Núi Châu Nham tức núi Đá Dựng cách chợ Hà Tiên sáu bảy cây số, cảnh
hoang tịch mà đẹp hơn Thạch động. Và bài Phú Đông Hồ rất nổi
tiếng. Non hai chục năm sau, hai ông bà cho ra chung một tập nhan
đề là Hà Tiên Thập Cảnh và Đường vào Hà Tiên (Bốn Phương 1969). Tập
này mỏng, nhỏ chỉ bằng bàn tay, giúp độc giả biết rơ về mười thắng
cảnh Hà Tiên. Về mỗi cảnh, Đông Hồ dẫn một bài thơ Nôm, thất ngôn
đường luật của Mạc Thiên Tích rồi giảng giải, tả cảnh, kể tích xưa
cho ta hiểu rơ thêm. Cuối tập có mươi trang tả bốn năm con đường
đưa vào Hà Tiên. Tác phẩm có ích cho khách du lịch.
-
Trong mấy chục năm đó, Đông Hồ vẫn tiếp tục khảo cứu thêm về Hà
Tiên, thu thập tất cả những sách báo Việt, Hán, Pháp viết về Hà Tiên
được trên mười tập... Tôi đă thấy ông ghi chú kỹ lưỡng từng tài
liệu một, gom lại thành một bó lớn, một phần được dùng trong cuốn
Văn Học Hà Tiên (Quỳnh Lâm – 1970). Cuốn này dày trên ba trăm trang
khổ lớn, có nhiều h́nh ảnh, gồm những bài giảng của ông ở Đại học
Văn Khoa Saigon. Ta nhận thấy công tŕnh khảo cứu công phu, cách
tŕnh bày sáng sủa – giọng ông ở đây là giọng một giáo sư kiêm một
nghệ sĩ. Ông rất thận trọng trong phần chú giải, nhất là trong
những bài dịch thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích. Ông dịch sát mà giữ
đúng cả thể lẫn vần trong nguyên tác, như bài Lộc Trĩ Thôn Cư nguyên
tác là thất ngôn Đường luật, dùng các vần tinh, thinh, thanh, linh,
đ́nh th́ ông cũng dịch ra thất ngôn Đường luật và dùng những vần
ḿnh, tranh, xanh, thanh, thinh.
-
Ông đă tŕnh bày cặn kẽ chẳng riêng mười bài thơ Nôm, mà trọn tập
ngâm khúc Nôm và mười bài thơ Hán của Mạc Thiên Tích về mười cảnh Hà
Tiên. Về phần giới thiệu nhóm Chiêu Anh các, tiểu sử Mạc Thiên
Tích, tài liệu cũng dồi dào, sau này khó có ai viết hơn ông được.
-
Đó là công Đông Hồ đối với Hà Tiên. Tích:
-
“Nhà cửa không khác Trung Quốc, từ nhà Vương (Mạc Thiên Tích) tất cả
đều làm bằng gạch lợp nhói. Trong cách ăn mặc, họ bắt chước triều
đại trước (nhà Minh). Vương bới tóc lưới, đội khăn hay mũ bằng
nhiều, ḿnh mặc áo thêu rồng, đai bằng sưng, mang hia. Ngày thường
họ dùng đủ màu (...) Gặp th́ họ chắp tay chào nhau”.
-
Tới gần đây, nghĩa là sau hơn hai thế kỷ, Hà Tiên c̣n giữ được ít
nhiều màu sắc Trung Ḥa từ phong tục, cách ăn ở tới ngôn ngữ, giao
tế; c̣n miền Đông, từ Vĩnh Long trở ra Biên Ḥa, Bà Rịa, chịu ảnh
hưởng của những lớp nam tiến cuồn cuộn từ miền Trung vô; hạng người
tiền đạo này tháo vát, phóng khoáng, tự tạo một nếp sống mới, có
tinh thần b́nh dân, tự nhiên, nên ưa thích văn học b́nh dân hơn.
-
Tổ tiên của Đông Hồ gốc gác ở Phúc Kiến (Hoa Nam) có lẽ cùng qua
Việt Nam với họ Mạc (Mạc Cửu có dùng một quan kư lục họ Lâm), đời
đời theo Nho học, và cụ Hữu Lân, bá phụ của Đông Hồ là một nhà nho
nổi tiếng văn hay chữ tốt. Thiếu thời, Đông Hồ được cụ dạy dỗ, đào
tạo trong nền cổ học, gần như không ra khỏi Hà Tiên, không được đọc
ǵ khác ngoài văn Hán và Nôm. V́ vậy tâm hồn ông gần với tâm hồn
các nhà nho Bắc, Trung hơn các người Nam đồng thời với ông ở miền
đông, chẳng hạn Hồ Biểu Chánh. V́ vậy mà hai mươi hai tuổi ông làm
được bài phú Đông Hồ, khiến các nhà Nho phải phục. V́ vậy mà ông
được nhận ngay và phái Nam Phong và suốt đời có nếp sống của nhà
Nho, có thiện cảm với các nhà văn Bắc, Trung. Lần lần tinh thần ông
hơi thay đổi, mới hơn nhiều nhà Nho trong nhóm Nam Phong, mà ráng
ḥa với trào lưu mới, nhưng cốt cách, bút pháp th́ hồi ba mươi tuổi
đă định rồi. Nhờ vậy, ông là nhà văn, nhà thơ đầu tiên trong Nam
bắc cầu Nam Bắc, mở đường cho sự “thống nhất văn hóa dân tộc” như
ông nói.
-
Đó là mục đích thứ nhất trong đời sống. Mục đích thứ nh́ là nối lại
sự nghiệp văn học của Mạc Thiên Tích đă bị gián đoạn trong một thế
kỷ rưỡi. Một thanh niên sanh trong một gia đ́nh có truyền thống văn
học, tại một nơi danh thắng đă có thời nổi tiếng là “Văn hiến quốc”,
từ hồi nhỏ, mắt đă được thấy làn nước Đông Hồ, ngọn núi Tô Châu,
chân được dạo những chốn c̣n lưu lại di tích tiên nhân như Kim Dự,
B́nh San, Tiêu Tự, Giang Thành, tai được nghe những chuyện hồi thịnh
thời Mạc Thiên Tích cùng những nhà văn Hán, Nôm của nhóm Chiêu Anh
các, một thanh niên được gặp những hoàn cảnh may mắn đó mà lại anh
tuấn, mới mười bốn mười lăm tuổi đă được khen là thơ có khẩu khí,
rồi hai mươi tuổi danh vang ra tới đất Bắc, nhờ một bài có giọng
lăng mạn như từ Trẩm Á (bài Linh Phượng) và một bài cổ kính mà hoa
mỹ như văn Lục Triều (bài phú Đông Hồ); một thanh niên như vậy nhất
định là yêu quê hương tha thiết, tự hào về nó nữa và hoài băo cái
chí làm vẻ vang cho quê hương, nếu không nối nghiệp được tiền nhân
th́ ít nhất cũng làm cho người trong nước nhớ rằng “nơi hải ngoại xa
xôi này không phải không có văn chương” (lời Đông Hồ).
-
Ông nhũn nhặn, kín đáo, không thổ lộ tâm sự, chí hướng với bạn,
nhưng trong một lúc xúc động mạnh, viết thư cho tôi đă thú rằng “làm
con, tôi đă để cho bác tôi nỗi khổ tâm v́ tôi nghĩ rằng tôi “quá”
thông minh”. Như vậy ông đă tự tin lắm, nhận được giá trị của ḿnh
ngay từ thiếu thời và tôi đoán trúng ông có lúc muốn lập nên một sự
nghiệp về văn học như Mạc Thiên Tích, điều đó chắc không xa sự
thực.
-
Thời đại ông không phải là thời Mạc Thiên Tích, Hà Tiên không c̣n là
một tiểu quốc mà chỉ là một thị trấn nhỏ, mà địa vị một giáo viên sơ
học dưới thời Pháp thuộc lại càng không thể so sánh được với địa vị
một vị hầu dưới triều chúa Nguyễn(Thiên Tích được phong là Tông Đức
hầu); cho nên sự nghiệp của ông khác hẳn Thiên Tích. Không thể lập
được một Chiêu Anh các nữa th́ ông ráng dựng Trí Đức học xá, cũng là
một nghĩa thục như nghĩa thục của Chiêu Anh các, chưa có đủ tư cách
kết nạp các anh tài trong nước để thành lập một tao đàn th́ ông đào
tạo lấy một số môn sinh cho giỏi Việt ngữ, hiểu được thơ văn, nhất
là thơ văn cổ, rồi ông lại khuếch trương thêm, mở lớp hàm thụ đầu
tiên dạy Việt văn, và ảnh hưởng của ông lan khắp lục tỉnh, nhiều
người yêu văn chương ở Hà Tiên, Biên Ḥa, Tây Ninh...nghe tiếng gọi
“hồn Đại Việt” của ông mà cùng với ông trau dồi “giọng Hàn Thuyên”.
-
Không có Đại Thành Điện, Khuê Văn Lâu... như Tông Đức Hầu, th́ ông
có Vạn Quyển thư lâu, Vương Giả hương đ́nh, Quỳnh Lâm thư thất...
tuy chẳng lộng lẫy, nhưng sách quí, tranh quí và nét bút của cố nhân
và của chính ông th́ chất, treo đầy tường; mà hương lan, hương huệ
thường tỏa ra ngào ngạt mỗi khi có bạn văn tới; ai cũng phải nhận
rằng về phương diện đó ông đúng là bậc “vương giả” trong giới tao
nhân Việt Nam. Cho nên năm 1961, khi viên thư kư Hàn Lâm Viện Ấn
Độ, K.F. Kripalani, qua Saigon để t́m những kỷ niệm về thi hào
Tagore th́ nhà Văn Hóa bối rối, không biết tiếp vị khách quí ấy ở
đâu cho trang nhă, có vẻ “văn hóa” một chút, phải xin mượn Yễm Yễm
thư trang vậy.
-
Những hoạt động cùng phong cách đó của họ Lâm có thể chỉ là ngẫu
nhiên ám hợp với những hoạt động cùng phong cách họ Mạc, nghĩa là
xuất phát từ phần tiềm thức, nhưng dù vậy chăng nữa, tôi nghĩ cũng
cần ghi lại cho văn học sử.
-
Tôi không rơ môn sinh của Đông Hồ tại Trí Đức học xá và trong các
lớp hàm thụ, trước sau được bao nhiêu người; một số có khiếu văn
chương, nhưng rồi chẳng viết lách ǵ cả và ruốt cuộc chỉ c̣n một
ḿnh nữ sĩ Mộng Tuyết, sau thành bạn văn và bạn trăm năm của ông, là
không phụ công lao của ông. Bà viết ít hơn ông, nhưng văn thơ đều
có giọng như ông, cũng trang trọng, du dương, tô chuốt, có phần đa
cảm hơn và nhiều khi miêu tả cảnh vật, như một khóm cây, một con
ong, một cành hoa... nhận xét có phần sắc bén hơn ông. Ai đọc văn
thơ của bà cũng nhận thấy ngay rằng bà chịu ảnh hưởng của ông rất
đậm, mà văn thơ của hai ông bà có một địa vị riêng, phái Hà Tiên.
-
Phái này chỉ c̣n vài ba nhà nữa ( như Trúc Hà, có họ hàng với Đông
Hồ, cũng quê ở Hà Tiên, hơi có tiếng tăm, mất trước 1945, và ông
Trọng Toàn), nhưng sự nghiệp không kém ǵ phái Chiêu Anh các.
-
Không kể rất nhiều bài dài ngắn đăng rải rác trên các tạp chí, hiện
nay chưa in thành sách, Đông Hồ đă lưu lại cho chúng ta mười lăm tác
phẩm, trong số đó có sáu bảy tập thơ.
-
Nữ sĩ Mộng Tuyết cũng đă đăng lác đác ít bài thơ, hồi kư, đă xuất
bản một lịch sử tiểu thuyết: Nàng Ái Cơ Trong Chậu Úp, một tập tùy
bút Dưới Mái Trăng Non và một tập văn cảo Hà Tiên Tạp Thuyết. Bà
vẫn c̣n sáng tác và chắc c̣n cống hiến cho quốc dân được vài tập
nữa.
-
Đă có người nhận định về phần mà người ta gọi là “văn chương thuần
túy”, tức thơ, tùy bút... trong sự nghiệp của Đông Hồ; ở đây tôi chỉ
xin giới thiệu những trứ tác của hai ông bà liên quan. Sự đóng góp
của Mộng Tuyết cũng rất đặc biệt. Bà chỉ mới có một tập truyện Nàng
Ái Cơ Trong Chậu Up (Bốn phương – 1961) và vài bài ngắn, chép hồi kư
về Hà Tiên trong tập Dưới Mái Trăng Non (Mặc Lâm – 1969) nhưng nội
cuốn Ái Cơ cũng đáng được chú ư rồi.
-
Mộng Tuyết bổ túc công việc của Đông Hồ. Đông Hồ cho ta biết lịch
sử của Hà Tiên, đời sống và sự nghiệp các nhân vật Hà Tiên, Mộng
Tuyết cho ta thở cái không khí cổ của Hà Tiên, sống với các nhân vật
Hà Tiên.
-
Truyện có thực c̣n lưu lại di tích, tức chùa Phù Dung ở Hà Tiên mà
Đại Nam Nhất Thống Chí chắp đúng, là chùa Phù Cừ, người sau không
hiểu nghĩa đổi là Phù Dung. Nhân vật chính, D́ Tự, một ái cơ của
Mạc Thiến Tích, đă đẹp lại hay chữ, khiến bà chính thất họ Nguyễn
ghen tuông mà lập mưu hăm hại, nhốt vào một cái chậu úp cho ngộp mà
chết, may được Thiên Tích ngẫu nhiên cứu sống, rồi chán chường thế
sự bà xin phép chồng đi tu. Thiên Tích cất cho bà ngôi chùa Phù Cừ
đó để bà lánh đời.
-
Truyện chỉ có như vậy, tác giả đă tưởng tượng thêm để viết thành một
lịch sử tiểu thuyết dài non hai trăm trang làm sống lại một thịnh
thời ở Hà Tiên với những hội hoa đăng, hội thơ, cảnh duyệt binh,
cảnh Tết Đoan Ngọ... Tuy là tưởng tượng nhưng vẫn dựa vào sử, theo
sát tài liệu lịch sử, giữ đúng niên đại trong sử. Tác giả đă khảo
cứu công phu, dựng truyện chặt chẽ mà văn th́ đẽo gọt, đối với một
tiểu thuyết, có lẽ đẽo gọt quá theo quan niệm hiện thời. Từ đầu thế
kỷ đến nay, ít cuốn trong loại đó có thể so sánh được: tiểu thuyết
của Lan Khai chỉ là chuyện t́nh mượn tên “lịch sử”, c̣n tiểu thuyết
của Nguyễn Triệu Luật ngoài cuốn Bốn con yêu và ba ông đồ chỉ là
lịch sử kư sự tiểu thuyết, th́ chỉ có Nàng Ái Cơ Trong Chậu Úp.
Tiếc thay, tác phẩm được ít người hoan nghênh có lẽ chỉ v́ xuất hiện
không đúng lúc.
-
Tuy là của Mộng Tuyết nhưng công của Đông Hồ cũng đáng kể, không
phải trong việc đề tựa và tŕnh bày (có mấy bức tranh của ông) mà cả
trong việc thu thập tài liệu, xây dựng cốt truyện nữa.
-
Vậy ông đă trở ơn quê hương một cách xứng đáng. Hiện nay chúng ta
biết được chút ǵ về Hà Tiên hầu hết là nhờ ông cả. Thật cũng lạ!
Hai họ Mạc và họ Lâm đều gốc gác ở Hoa Nam: Mạc ở Quang Đông, Lâm ở
Phúc Kiến, cùng qua Nam Việt một thời, cùng yêu ngay quê hương thứ
hai của ḿnh, rồi coi quê hương đó là quê hương thứ nhất, cùng tận
tâm phục vụ cho tiếng mẹ đẻ. Họ Mạc đến đời thứ bảy chỉ c̣n hai
người con gái, c̣n họ Lâm đến đời thứ tám cũng chỉ có hai người con
gái (Đông Hồ là người con trai duy nhất đời thứ bảy, sanh hai con
trai, đều không nuôi được).
-
Hiện nay ngoài nữ sĩ Mộng Tuyết ra, c̣n có nhà văn, nhà thơ nào gốc
gác Hà Tiên nữa không? Và bao giờ Hà Tiên mới lại có được một họ
làm rạng danh Hà Tiên như họ Lâm? Nếu có th́ thời đại đă thay đổi,
Hà Tiên sẽ không con là nơi hẻo lánh nữa, văn học Việt Nam đă thống
nhất th́ sự nghiệp của người sau tất khác của người trước. Và chúng
ta có thể nói rằng lịch sử văn học Hà Tiên sẽ vĩnh viễn gắn liền với
hai họ Mạc, Lâm. Họ Mạc làm cho Hà Tiên thành một “văn hiến quốc”,
họ Mạc mở đường, họ Lâm nối nghiệp; người sau sẽ chuyển qua một
hướng khác chứ không tiếp tục nữa.
-
-
1. Quỳnh Lâm xuất bản – 1970.
-
2. Chính tên là Tông, tự là Thiên Tứ. Chữ Tứ này bộ bối, có nghĩa
là cho; sau chúa Nguyễn Phúc Chu (1725-1738) tứ danh cho, mới đổi bộ
bối ra bộ kim, thành chữ tích cũng có nghĩa là cho.
-
3. Theo Đông Hồ (Văn học Hà Tiên – tr. 142), “căn cứ trên mộ bia
dựng ở núi B́nh San (Hà Tiên), hiện hăy c̣n, khi Thiên Tích lập
thạch cho mẹ, đề thái phu nhân là họ Nguyễn, th́ chúng ta có thể
quyết được mẹ Thiên Tích là người Việt. Bởi người Tàu ít có người
họ Nguyễn”.
-
Theo Gia Đinh Thành Thông Chí (quyển II), ông Hăn Nguyên dẫn trong
bài “Hà Tiên, ch́a khóa nam tiến của dân tộc Việt xuống đồng bằng
sông Cửu Long”, tập san Sử Địa số 19-20, năm 1970 tr. 165 th́ mẹ Mạc
Thiên Tích là người Việt, tên Bùi Thị Lẫm, gốc ở Đồng Môn, thuộc
Biên Ḥa. Cũng trong bài ấy, ông Hăn Nguyên c̣n dẫn lời của Pierre
Poivré, cũng nhận Thiên Tích là người lai. Chúng ta có thể tin lời
trên mộ bia hơn lời trong Thông Chí. Dù theo thuyết nào th́ mẹ
Thiên Tích cũng là người Việt, cho nên Thiên Tích mới giỏi thơ Nôm
được.
-
Lịch sử Hà Tiên c̣n nhiều nghi vấn: như năm sinh của Mạc Cửu và Mạc
Thiên Tích, mỗi thuyết một khác.
-
4. Có 320 bài th́ ta có thể đoán rằng Chiêu Anh các gồm 32 thi sĩ
thôi (mỗi nhà 1 làm 10 bài) kể cả Thiên Tích. Con số 36 cũng như
con số 12, 72... không đáng tin.
-
5. Hăn Nguyên – Bài đă dẫn. Tập san Sử Địa 19-20 tr. 270.
-
6. Theo gaspardone – Hăn Nguyên trong bài kể trên. Hàn Lâm viện đó
là Chiêu Anh các.
Nguồn: saigontimesusa |