DÂN VĨNH LONG CÓ BIẾT HONG CÀ ?
Vĩnh Long là
từ bất quy tắc trong tiếng Việt. Thanh ngang
không đứng sau dấu ngã.
Tên Vĩnh Long do Vua Gia Long đặt, nghĩa là
Hưng Long Vĩnh Tế (Vĩnh viễn Tế thế).
Ngã Ba Cần
Thơ không nằm ở Cần Thơ mà nằm ở Vĩnh Long,
là hướng Quốc lộ 1A đi Cần Thơ.
Ngã Ba Cần Thơ còn gọi là Ngã Ba Long Châu.
Long Châu là tên gọi xa xưa của 1 ngôi làng,
thuộc huyện Châu Thành, sau nâng lên thành
Thị xã Vĩnh Long. Nên khi Vĩnh Long lên
Thành phố, từng có ý kiến đổi tên Thành phố
thành Long Châu cho nó mới mẻ
Chợ Long
Châu cũng là Chợ Phường 2, Chợ Tân Bình.
Cầu Tân Bình là Cầu Bình Lữ.
Bún Riêu ngon nhứt là Bún Riêu Sở Xây dựng.
Xôi Mặn xếp hàng mua nghe chửi là Xôi 69 bán
vào buổi sáng.
Chiều thì ăn Xôi Gà Ba Lệ.
Ban ngày thì ăn Bánh mì Quang Râu.
Chiều thì ăn Bánh mì Phá lấu Thiềng Đức.
Bánh Mì ban đêm ngon nhứt là Bánh mì Ma.
Bánh Bao Tài Có là Bánh bao ngon nổi tiếng
của Vĩnh Long.
Cháo Gạo lức
rang độc nhát ở xe trước cổng Sở Tài Nguyên
Môi trường.
Cháo Quảng bình dân ngon nhứt là xe bán gần
chỗ ngã ba 30/4 giao với đường Nguyễn Thị
Minh Khai.
Ăn Súp thì thường đến quán gần trường Khuyến
Tật.
Mì Cay đang HOT là 79 ngang Phòng Cháy cũ.
Phở 91 là Phở nổi tiếng nhứt Vĩnh Long.
Phở Tàu Bay thì nổi tiếng với Chè Bưởi bán
vào buổi chiều hơn.
Ăn Chè Thái
phải lên trường Nguyễn Huệ.
Bên hông trường Lưu Văn Liệt là Chè Thạch,
Sâm Bổ Lượng và nhứt là Chè Hột Gà.
Trước cổng trường Lưu Văn Liệt thì nổi tiếng
Sinh tố.
Ăn Tàu Hủ thì vô Công An Hậu Cần.
Nước Mía thì ngay ngã tư Trưng nữ Vương –
Hoàng Thái Hiếu là vô địch.
Những quán café mở cửa sáng đêm tập trung ở
2 Bến xe, và đặc biệt là khu Bến tàu. Là
người trẻ ở Vĩnh Long thì ít nhất phải 1 lần
ra đây ngồi sáng đêm.
Ở Vĩnh Long, Quán nhậu nhiều hơn quán cơm,
Quán Café và Karaoke cũng vậy.
Hủ tiếu Chui
là Hủ Tiếu ăn trong quán nhà rất chật.
“Chui” ở đây bắt nguồn từ ngày trước, khi
quán mới mở lại vào những ngày đầu mới tiếp
thu vào, vì quán bán trong nhà và không mở
rộng cửa để nhiều người biết nên chỉ ai quen
mới vào ăn, rồi từ đó thành tên gọi là
“Chui”, giống như cách gọi vui của mọi người
lúc đó, rồi thành ra “thương hiệu” : “Hủ
tiếu Chui” như bây giờ.
Cua Ông Sụa, cũng có 1 quán hủ tiếu của
người Hoa, chỗ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai
giao với Trưng Nữ Vương. quán bán vào sáng
và chiều.
Cua Ông Quan là ngã tư 3/2 với Lê Văn Tám
chỗ Cầu Lộ thả xuống.
Cầu Lầu ngày xưa thực sự có Lầu, để canh gác
giới nghiêm người đi bộ.
Thuyền Đức
là Thuyền Đúc – xưởng Đúc Thuyền hay xưởng
Thuỷ Sư, nay là khu đất giữa Cầu Thuyền Đức
với Cầu Lầu.
Chợ Cua không bán Con Cua mà vì nằm ngay 1
cái Cua hiểm.
Sân Bay Vĩnh Long giờ chỉ còn đường băng, là
1 khúc của đường Võ Văn Kiệt.
Cầu Cần Thơ nằm ở Thị xã Bình Minh nhưng
ngắm Hoàng Hôn đẹp hơn.
Cầu Mỹ Thuận thì ngắm Bình Minh đẹp hơn.
Xa Lộ Tình yêu là Quốc lộ 57.
Đường Ông Phủ không phải là Âm Phủ, ngày xưa
Quan Tuần Phủ từng ở đây!
Ngã Ba Chiều
Tím được gọi như vậy vì ngày xưa có quán cà
phê cùng tên ở gần đó.
Ngã tư Đồng Quê (Vòng xoay Bệnh viện) tương
tự nhưng ngày xưa là 1 Nhà hàng lớn.
Cua Thầy Thìn là vì có ông Thầy Thìn chuyên
chữa trị bằng Đông Y.
Vườn Còng (Khu Karaoke) được gọi như vậy vì
ngày xưa ở đây có nhiều cây Còng.
Cầu Tàu (bờ kè Phường 1) được gọi như vậy vì
trước 1975 Tàu Chiến Mỹ từng neo đậu ở đây,
và thực sự có Cầu tàu, đường ống Hút nước là
còn lại 1 trong số đó.
Trường THPT
Vĩnh Long được gọi là trường Bán Công vì
trước đây là hệ Bán Công.
Chợ Gấu được gọi như vậy vì nằm ngay sau
chuồng nuôi 2 con Gấu. Chuồng nay thành khu
pha chế của quán café Hoa Viên, khuông viên
quán ngày xưa là Công viên Cửu Long.
Cầu Công Xi tên đầy đủ là Công Xi Heo, tập
trung nhiều lò mổ heo trước đây.
Cầu Kinh Cụt
bắt qua con Kinh chảy vào sẽ cụt lối.
Có 2 Xóm Chùa ở phường 1 là Chùa Cao Đài và
Chùa Tịnh Độ, 2 Chùa này đều không thuần
Phật Giáo.
Gọi là đường Lò Rèn vì ngày xưa gần Cầu Lầu
có xưởng đúc rèn quân trang.
Chợ Vĩnh Long còn được gọi là Chợ Lớn, để
phân biệt với tất cả các chợ nhỏ hơn còn
lại.
Sân vận động và Cảng của Vĩnh Long đều đặt
tên là Vĩnh Thái, vì Vĩnh Long và Thái Bình
là 2 Tỉnh kết nghĩa.
Chợ Nổi duy
nhất của Vĩnh Long nằm ở Trà Ôn.
Đài PT – TH Vĩnh Long là niềm tự hào lớn
nhất của quê nhà.
Miếu Công Thần còn gọi là Đình Khao, vì ngày
xưa là nơi Khao (chiêu đãi) những người có
công lao với đất nước.
Chùa Ông và Chùa Bà không phải là Chùa mà là
Miếu thờ, của người Hoa.
Miếu (hay
Miễu) Quốc Công ngày xưa thờ Tống Quốc Công
(Tống Phước Hiệp), do thời kỳ đầu, cùng với
Phan Thanh Giản ông bị những người cực đoan
ghép cùng với Nguyễn Ánh là những người cầu
vinh bán nước nên bị phê phán. Tống Quốc
Công được người dân giấu đem Sắc tứ về Thờ ở
Đình Tân Giai, Miễu bị đập xây thành Nhà Văn
hoá thành phố. Trường Tống Phước Hiệp cũng
vì vậy bị đổi tên.
Quảng trường ngày xưa là Khu Bệnh Nhi, Bệnh
viện Tâm thần, Nhà xác và trường Nguyễn
Trường Tộ cũ.
Quảng trường Vĩnh Long đóng cửa chỉ 3 tiếng
1 ngày, đó là từ 23h hôm trước đến 2h hôm
sau, trên thực tế không ai đuổi bạn cả.
Ngã Ba Bác
Hồ Tập tạ là đoạn Lê Lợi cắt Tô Thị Huỳnh vì
ở đây có tấm bảng cổ động tập thể dục thể
thao là Bác Hồ đang tập tạ.
Thành phố Vĩnh Long tuy nhỏ, ít đường, còn
nhiều Danh nhân chưa dùng đặt tên đường
nhưng có 1 người được đặt tên cho 2 con
đường, đó là Lê Lợi, cũng là Lê Thái Tổ.
Đường Ngô Quyền còn được gọi là Hẻm Võ Đan
vì ở đây là làng nghề Đương Giỏ.
Công viên
Tượng Đài có duy nhất 1 tượng, khác với Công
viên Cây xanh có rất nhiều cây.
Công viên Cây xanh Thành phố Vĩnh Long trước
đây là Nghĩa địa, hay Đất Thánh Tây vì trước
1954 là nghĩa địa của người đạo Thiên Chúa
được Pháp thời đó bảo hộ. Nên Công viên này
hay được gọi là Đất Thánh Tây hay Đất Khánh
Tây.
Nghĩa Địa Triều (Tiều) Châu và Nghĩa Địa
Quảng Đông là đất mộ của người Hoa – Người
đến từ Triều Châu và Quảng Đông đều nằm ở
Vĩnh Long, khác với Nghĩa địa Vĩnh Long phải
nằm ở Vĩnh Long.
Cầu Vồng
không phải là Cầu 7 sắc mà là cầu đi đường
vòng, tránh đi qua nội ô.
Cầu Bà Điều ngày nay đã bị lấp, có tên như
vậy vì ngày xưa có Bà già chuyên quấn khăn
màu Đỏ Hột Điều.
Xóm Đáy là nơi có nhiều Ngư dân làm
nghề Đóng đáy hàng khơi.
Chỉ có Xóm Bún và Xóm Chày còn tồn tại trên
hành chính
Xóm Đập đã
bị xoá xổ để xây Công viên sông Tiền
Công viên sông Tiền hướng về sông Tiền nhưng
nằm bên nhánh sông Cổ Chiên.
Cổ Chiên là tên người Óoc Eo gọi con sông,
tức là Cổ con Lịch (nhỏ hơn con Lương) vì
nhánh sông bị teo 1 khúc như cổ của nó.
Cầu Bạch Đằng hay bị gọi là Cầu Mỹ Thuận
Mini vì nó giống quá giống nhưng được làm
bằng thép.
Thành phố Vĩnh Long không có phường 6 và
phường 7 vì năm thành lập có lũ lụt thất mùa
nên kỵ không đặt phường 6 và 7, tỉnh Cửu
Long khi đó đặt đủ cho Trà Vinh.
Trung tâm
Hoạt động Thanh thiếu niên luôn được gọi
theo tên trước đây là Cung Thiếu Nhi. Vĩnh
Long không có Cung Thiếu Nhi.
Trung tâm Văn hoá Tỉnh luôn được gọi là Hội
Chợ hoặc Triển Lãm vì ngày xưa ở đây thường
xuyên tổ chức Hội chợ Triển lãm.
Cầu Ông Me nằm trên Quốc lộ 53 nhưng Cầu Ông
Me lớn lại nằm ở Quốc lộ 1A, cách đó chừng
20km.
Tương tự,
Cầu Cái Sơn Bé nằm trên Tỉnh lộ đường phường
5 – Thanh Đức nhưng Cầu Cái Sơn Lớn nằm trên
Quốc lộ 1A đường đi Cần Thơ.
Gọi là Bà Lan vì ngày xưa ở đó có Bà tên Lan
giàu lắm.
Gọi là Ba Càng vì ngày xưa khu vực này bị Mỹ
oanh tạc bằng Bom Ba Càng.
Tịnh Xá Ngọc Viên là Ngôi Tịnh Xá đầu tiên
của Việt Nam, khi Tổ sư Minh Đăng Quang
thiết lập phái Khất sĩ đã ở đây.
Mang Thít là huyện duy nhất có Thị trấn
Huyện lỵ không cùng tên, là Cái Nhum. Trước
đây Huyện Bình Minh có thị trấn là Cái Vồn
nhưng bây giờ đã thành 1 phường của Thị xã.
Những từ
mang tên Cái đều có liên quan đến những con
sông sẽ thông ra Sông Cái – Mèkóng – Sông
Cửu Long: Sông Tiền và Sông Hậu.
Trà Ôn là Thị trấn duy nhất ở Vĩnh Long phân
Khu thay vì gọi là Khóm cho cấp dưới của cấp
ngang xã ở đô thị.
Cổng thành Vĩnh Long (Vĩnh Thanh Trấn) từng
bị đập nát và xây nên Miếu (Miễu) 7 Bà nhưng
sau bị dời và dựng lại Cổng thành, nhưng
tượng 2 con Voi vẫn còn nguyên
Nếu không
tính chế độ và cách gọi khác nhau, Vĩnh Long
từng có tới 3 Thủ tướng: Trần Văn Hương –
Phạm Hùng – Võ Văn Kiệt.
Bờ kè được xây chống sạc lở, chống nước tràn
và dành cho người đi bộ nhưng hầu hết dùng
để bắt bàn bán café.
Minh Linh được xem là Khu Đô thị Ma vì bỏ
hoang nhiều năm và phần lớn diện tích không
có người ở.
Ban Chỉ huy
Quân sự Tỉnh Vĩnh Long cũng như các tỉnh
khác trong khu vực đều thuộc Quân khu 9
nhưng luôn bị gọi là Quân khu 9. Quân Khu 9
thực sự ở Cần Thơ.
Hầu hết Tên các trường học ở Vĩnh Long cũng
được đặt cho tên đường.
Đường Nguyễn Việt Hồng chỉ có duy nhất 1 căn
nhà.
Trường Vĩnh
Liên là trường Song ngữ và cũng là trường
tiếng Hoa (hệ Phúc Kiến) đầu tiên ở Vĩnh
Long.
Ở Vĩnh Long, đa phần các Phường đều ngăn
cách nhau bởi sông, rạch.
Hầu hết các con đường khi qua cầu đều đổi
tên, ngoại trừ: Phạm Hùng, Đinh Tiên Hoàng,
2 Tháng 9.
Đường 2/9 đi
qua phường 3 được đánh dấu tới trường Ngô
Quyền nhưng không 1 ngôi nhà nào ở phường 3
mang địa chỉ nhà trên đường này cả.
Khu Xã Hội là đường Hẻm lớn bắt nguồn từ đầu
Trưng Nữ Vương.
Đường Lý Thường Kiệt gọi là đường Bánh, vì
vào Tết Trung Thu, đầu đường là nơi tập
trung nhiều Hiệu Bánh gia truyền nướng bánh
thơm lừng.
Vĩnh Long có 2 Chợ Đêm, hầu hết bán Trang
phục may sẵn và hàng dệt may khác.
Bình Minh
quá nổi tiếng với Bưởi 5 Roi,Bắp Bình Minh
cũng rất ngon, nhưng đem qua sông không biết
vì sao vị ngon lại dở.
Bình Tân là huyện mới, ít người biết đến
nhưng các loại Khoai ở đây thì nổi tiếng
khắp thế giới.
Tam Bình thì có Cam Sành.
Trà Ôn quá đẹp trong chuyện tình mùa Chôm
Chôm.
Vũng Liêm có
Cù Lao Dài (Thanh Bình – Quới Thiện) trồng
Sầu Riêng, Măng Cụt. Nơi này cũng là quê
hương Đệ Nhất Phu Nhân Châu Thị Vĩnh Tế vợ
Quốc Công Đại Thần Thoại Ngọc Hầu.
Long Hồ cũng có Cù Lao, là An Bình, nổi
tiếng với Nhãn.
Trái Mận An
Phước của Mang Thít không nổi tiếng cho lắm,
nhưng Mang Thít là Vương Quốc Gạch Ngói. Có
thể nhà bạn được xây từ Gạch, Ngói từ những
lò nung nơi đây.
(rân chơi st lụm lặt)