|
Bình Định
Diện tích: 6.039,6 km²
Dân số: 1.489,7
nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Quy
Nhơn.
Các huyện: An Lão,
Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An
Nhơn, Tuy Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh),
Chăm, Ba Na, Hrê.
Điều kiện
tự nhiên
Là một
tỉnh duyên hải miền Trung, phía bắc giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp Gia
Lai, phía nam giáp Phú Yên, phía đông giáp biển Đông. Địa
hình Bình Định đa dạng có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và
vùng bãi bồi ven biển. Bờ biển Bình Định dài hơn 100km với nhiều đảo lớn,
nhỏ ngoài khơi. Nhiệt độ trung bình cả năm là 26ºC - 28ºC. Lượng mưa
trung bình năm là 1.700 – 1.800mm. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, tập
trung 70 - 80% lượng mưa cả năm.
|
|
Phong
cảnh Bình Định |
Bãi
biển Quy Nhơn |
Tiềm năng
phát triển kinh tế
Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như: tơ lụa, yến sào, tôm,
cá, gỗ quí, trầm hương, dầu thực vật, gạo, đá ốp lát và hàng thủ công mỹ
nghệ. Bình
Ðịnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú để phát
triển du lịch. Có bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh
lam thắng cảnh như: Ghềnh Ráng, Bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu,
Tam Quan, Ðảo Yến, Quy Hòa, Bãi Dài…. Có suối nước nóng Hội Vân thuộc
huyện Phù Cát.
Dân tộc,
tôn giáo
Bình Định là tỉnh có nền văn hóa lâu đời, nơi đây còn lữu giữ nhiều di
tích kiến trúc văn hóa của người Chăm, đặc biệt là thành cổ Trà Bàn, nơi
đã từng là cố đô của vương triều Chămpa. Các cụm thác Chàm có kiến trúc
độc đáo như : tháp Dương Long, Bánh Ít, Cánh Tiên, tháp Đôi. Bình Định
là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng
vào Nam đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Xoài Mút, ra Bắc phá tan 29 vạn
quân Thanh thống nhất đất nước. Bình Định còn là một cái nôi của nghệ
thuật tuồng, dân ca bài chòi, của điệu múa trống trận Quang Trung độc
đáo và môn phái võ Tây Sơn, thể hiện tính cách và sức sống mãnh liệt của
người dân vùng đất này.
|
|
Bảo
tàng Quang Trung |
Tháp Bánh Ít |
Giao thông
Cách thủ đô Hà Nội 1.065km,
cách Tp. Hồ Chí Minh 680km, Bình
Định có đường giao thông thuận tiện, quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, quốc lộ
19 nối Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai và Kon Tum. Tàu Thống
Nhất dừng tại ga Diêu Trì cách Quy Nhơn 11km. Sân bay Phù Cát cách Quy
Nhơn 36km về phía bắc. Hiện
nay ngày nào cũng có chuyến bay Quy Nhơn – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại.
Cảng biển Quy Nhơn là
một cảng lớn của khu vực Nam Trung bộ.
-
Thành
phố Quy Nhơn
-
Diện tích: 286
km²
Dân số: 271
nghìn người (2008)
Đơn vị
hành chính:
- Phường: Trần
Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung,
Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu
- Xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội,
Nhơn Châu, Nhơn Hải, Phước Mỹ
Quy Nhơn là thành phố tỉnh lị tỉnh Bình Định. (Chi
tiết)
Vị trí
địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là
biển
|
Thành phố Quy Nhơn |
Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước,
phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông
Cầu của tỉnh Phú Yên.
Điều
kiện tự nhiên
Thành phố Quy Nhơn đa dạng về
địa hình; bao gồm đồi núi (như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (khu
vực đèo Cù Mông), biển (đường bờ biển dài 42km), sông, đầm (đầm Thị Nại),
hồ, bán đảo (bán đảo Phương Mai) và đảo (đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh).
Vùng biển Quy Nhơn có tài nguyên sinh vật biển phong phú với nhiều loại
đặc sản quí có giá trị kinh tế cao.
Về khí hậu,
Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 - 7, mùa mưa từ tháng 8 đến
tháng 12 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5°C.
Lịch
sử
Quy Nhơn
được hình thành từ rất sớm. Mảnh
đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá
Chămpa từ thế kỷ 11.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho thành lập phủ Hoài Nhơn gồm đất 3
huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, quy tụ cư dân của nhiều vùng
miền khác nhau đến đây khai phá. Đến năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đã
đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn (có địa giới tương ứng với Bình
Định hiện
nay).
Ngày nay Quy Nhơn được công
nhận là đô thị loại II, với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ
sở hạ tầng đô thị phát triển. Quy Nhơn được xác định là một trong ba
trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (cùng
với Đà Nẵng và Nha Trang).
Tiềm
năng kinh tế, du lịch
|
Tháp đôi |
Các ngành kinh tế chính của thành
phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi
và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.
Vùng biển Quy Nhơn đẹp bởi vẻ
hoang sơ, nước biển xanh và cát trắng. Đến với biển Quy Nhơn, hình ảnh
thường bắt gặp là những chiếc thuyền nan trên bãi cát. Không khí nơi đây
thật dễ chịu, trong lành và tinh khiết. Quy Nhơn trở thành thành phố
biển, trung tâm nghỉ mát, tham quan, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn
lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Đến với thành phố Quy Nhơn du
khách có thể thăm khu di tích tưởng niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử trong khuôn
viên rừng dương thoáng đãng và đến thắp nén hương tưởng nhớ thi sỹ với
những bài thơ bất hủ; chiêm ngưỡng tháp Đôi – một trong những tháp vào
loại đẹp và đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Chămpa; vãn cảnh chùa
Long Khánh - một trong hai ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở Bình
Định. Nếu là người yêu thiên nhiên hãy ghé thăm Ghềnh Ráng - một bức
tranh sơn thủy hữu tình hiếm nơi nào có được; và thăm bán đảo Phương Mai
với một hệ thống núi đá xen kẽ những đồi cát chạy dài ra biển.
Giao thông
Quy Nhơn nằm cách Hà Nội
1.065km, thành phố Hồ Chí Minh 690km và thành phố
Bản Đồ TP Quy Nhơn
Nguồn: vietnamtourism
|