|
Bình Thuận
Diện tích: 7.810,4 km2
Dân số: 1.176,9
nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành
phố Phan Thiết.
Các huyện, thị:
- Thị xã: La
Gi
- Huyện: Tuy Phong, Bắc Bình,
Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quí.
Dân tộc: Việt
(Kinh), Chăm, Hoa, Cơ Ho, Ra Glai.
Điều
kiện tự nhiên
Bình
Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, phía đông bắc và bắc giáp
tỉnh Ninh Thuận, phía bắc và tây bắc giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Đồng
Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông và đông nam giáp
biển Đông.
Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng:
vùng rừng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Bờ biển dài hơn 192km (từ
mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná - Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu - Bà Rịa Vũng
Tàu), có nhiều nhánh núi đâm ra biển tạo nên các mũi: La Gan, Mũi Nhỏ,
Mũi Rơm, Mũi Né, Kê Gà, chia bờ biển thành những đoạn lõm, vòm, tạo ra
những vùng cửa biển tốt như: La Gan - Phan Rí, Mũi Né - Phan Thiết, La
Gi. Ngoài khơi có đảo Phú Quí rộng 23km² là cầu nối giữa đất liền với
quần đảo Trường Sa.
Các sông chảy qua tỉnh là sông La Ngà (từ
cao nguyên Di Linh đổ xuống hồ Biển Lạc), sông Quao, sông Công, sông
Dinh... Khí
hậu nhiệt đới, ít chịu ảnh
hưởng gió mùa đông bắc, khí hậu nóng, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm
26ºC - 27ºC, lượng mưa trung bình năm 800 - 1.150mm.
Tiềm
năng phát triển
kinh tế và
du lịch
Là
tỉnh có nhiều rừng, công nghiệp chế biến gỗ, chế biến hạt điều và sản
xuất hàng thủ công là thế mạnh của tỉnh. Bình Thuận có bờ biển dài,
ngoài khơi giàu hải sản như cá thu, nục, ngừ, cơm, mực. Kinh tế biển
phát triển về đánh bắt hải sản, sản xuất nước mắm, hải sản đông lạnh,
làm muối.
Bên cạnh đó,
nơi đây còn có nhiều bãi tắm cát trắng, nước trong xanh sạch sẽ cùng với
những dãy núi trùng điệp, nối những bãi biển nên thơ bởi những dải đồng
bằng bát ngát. Bình Thuận có nhiều điểm du ngoạn nổi tiếng như: Phan
Thiết, Mũi Né, Hàm Tân, Đồi Dương... là những khu du lịch văn hoá - thể
thao với các loại hình tắm biển, câu cá, du thuyền săn bắn và chơi golf.
Dân tộc,
tôn giáo
Bình Thuận có một nền văn hóa đa dạng và
lâu đời của nhiều dân tộc. Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc chung sống, trong
đó 6 dân tộc đông nhất là: Việt (Kinh), Chăm, Hoa, Ra Glai, Cơ Ho và Tày.
Đặc
biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú với
những tháp cao bằng đất nung, vừa thanh thoát, vừa bền vững với dáng
đứng hiên ngang. Những tác phẩm điêu khắc Chăm như tượng các thần, các
vị vua, hoàng hậu, vũ nữ,...đã thể hiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật
chạm, khắc, với những đường nét chắc, khoẻ, lãng mạn, giàu trí tưởng
tượng. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, lời ca là những di sản quý của nền
văn hóa cổ Sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được đồng bào lưu giữ đến
ngày nay.
Các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp,
đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch
sử cách mạng, các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm...đã
đem lại cho mảnh đất Bình Thuận những nét văn hóa riêng và độc đáo.
Giao thông
Thành phố Phan Thiết cách Tp. Hồ Chí Minh
198km, cách Hà Nội 1.518km. Bình Thuận có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam đi
qua tỉnh, có quốc lộ 28 nối sang Lâm Đồng.
Thành phố
Phan Thiết
Diện tích: 206,45
km²
Dân số: 211,8
nghìn người (2007)
Dân tộc: Chăm,
Hoa, Kinh
Đơn vị hành chính:
- Phường: Mũi Né,
Hàm Tiến, Phú Hải, Xuân An, Phú Tài, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải,
Bình Hưng, Hưng Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo, Đức Long
- Xã: Thiện Nghiệp, Phong Nẫm,
Tiến Lợi, Tiến Thành
Thành phố Phan Thiết
Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học
kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Phan Thiết là một trong những
thành phố du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Đông Nam Bộ, Phan Thiết là
đầu mối giao thông quan trọng, có đường quốc lộ 1A nối thành phố Hồ Chí
Minh (cách 198km), quốc lộ 55 nối với Vũng Tàu, quốc lộ 28 nối với Tây
Nguyên, có tuyến đường sắt Bắc Nam và đường hàng hải đi qua.
Khi chưa có người Việt định cư, tên vùng đất này có nguồn gốc từ tiếng
Chăm gọi là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần
biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay
cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Vậy mà không biết tự
bao giờ, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên
âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi
ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.
Địa hình – Khí hậu
Thành phố Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi
cát ven biển, đồi
|
Sông Cà Ty |
cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông, có bờ biển trải dài 57,40 km và giữa
trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia thành phố thành 2
ngạn: phía nam sông là khu thương mại, phía bắc sông là các cơ quan hành
chính và quân sự.
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình,
nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 mát mẻ
nhiệt độ trung bình 25,5°C, tháng 4 và tháng 5 nắng nóng nhiệt độ trung
bình có khi lên đến 29°C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 80%.
Kinh tế
Hoạt động dịch vụ du lịch và thương mại phát triển khá nhanh, các tiềm
năng du lịch biển đang được tập trung khai thác, thu hút nhiều dự án đầu
tư, nhất là tuyến du lịch Phan Thiết – Hàm Tiến – Hòn Rơm, vùng Long Sơn,
Suối Nước, Mũi Né và đang mở rộng ra xã Tiến Thành.
Phan Thiết có ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú với các loài có
giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, cá thu, cá ngừ, sò, điệp, trai…
Tiềm năng du lịch
|
Mũi Né |
Thành phố Phan Thiết nằm bên bờ biển với hệ thống resort, khách sạn và
cửa hàng ăn uống phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ,
các quán bar được thiết kế theo phong cách châu Âu, hàng lưu niệm,
internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy… Những resort hiện đại ở
Mũi Né, có không gian yên tĩnh, với nhiều dịch vụ hấp dẫn, cung cấp các
trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như
xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp.
Thành phố Phan Thiết có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như:
tháp nước Phan Thiết- biểu tượng của thành phố, Mũi Né, Hòn Rơm, bãi tắm
Đồi Dương, đồi cát Mũi Né, tháp Chăm Po Sah Nư, trường Dục Thanh, lầu
Ông Hoàng, Vạn Thủy Tú, chùa Liên Trì, hải đăng Khe Gà, chùa Ông (Quan
Đế Miếu), chùa Bà Thiên Hậu, chùa Phật Quang, chùa núi Tà Cú…
Ngoài ra còn có lễ hội Katê của người Chăm, lễ hội Nghinh Ông của người
Hoa, lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân vào mùng 2 tết Nguyên Đán
trên sông Cà Ty của người Kinh.
Đến với Phan Thiết du khách không nên bỏ qua thú vui đi dạo khu phố Tây,
tham quan thành phố bằng xích lô du lịch, thưởng thức các đặc sản như
mực một nắng ăn với nước mắm Phan Thiết, cá mú hấp, dông 7 món, bánh rế,
bánh căn, gỏi cá (cá suốt, cá mai, cá đục), mỳ quảng Phan Thiết, bánh
canh cá, cá bò hấp hoặc nướng … Nguồn: vietnamtourism |