TT - Đương tiết cốc vũ có nghĩa là “mưa rào” nhưng bầu trời
vùng Panduranga (tên xưa người Chăm gọi vùng đất Ninh Thuận)
cứ xanh ngắt v́ nắng.
Anh B́nh Cu Dầu bên cạnh hố nước trên lưng chừng
núi Chà Bang - Ảnh: Viễn Sự
Ninh Thuận, vùng đất vốn có lượng mưa ít nhất cả
nước, đang trải qua cơn hạn hán khốc liệt nhất trong
mười năm qua.Người dân xứ hoang mạc ấy trong mùa hạn
này và từ ngàn xưa đă làm ǵ để sinh tồn qua những
cơn “băo” nắng gió quanh năm?
Chúng tôi về Ninh Thuận vào đúng những ngày đầu năm mới lịch
Chăm (cuối tháng 4 dương lịch).
Từ mũi Cà Ná cho đến núi Chúa, những ngọn núi phân giới của
vùng đất này, cây cỏ chuyển một màu vàng úa. Đă sáu tháng
Ninh Thuận không có một giọt mưa. Tiếng trống ghi năng cứ
rầm rập vang lên trong lễ cầu mưa ở các paley (làng) Chăm
khắp vùng.
Người và cừu uống chung vũng nước
Từ quốc lộ 1, vượt qua hơn chục cây số truông bụi đă cháy
vàng, chúng tôi đến làng Tam Lang, xă Phước Nam (Thuận Nam)
giữa buổi trưa rát nắng. Đầu trần, chân đất, anh Phú Sửu,
một người đàn ông Chăm, chở đứa con trai 4 tuổi mặt mũi như
cục than xách theo hai cái can đi lấy nước chạy vù vù trong
bụi mù.
“Trong kia c̣n nước, ngày nào cũng chạy đi lấy” - anh Phú
Sửu chỉ tay, và chúng tôi cũng bám theo cha con anh băng qua
những bụi xương rồng và đám cỏ gai hắc hầu đâm rát chân đi
t́m nước.
Đi độ 4km th́ đến nguồn nước, anh Sửu mau chóng vục hai cái
can xuống vũng nước ngầu đục. Múc chưa xong th́ cả một bầy
cừu nhào xuống uống cho no bụng. “Nước này xách về cho cừu
uống, c̣n lại th́ quấy phèn, để đó mai ḿnh cũng uống” - anh
Phú Sửu nói tỉnh queo.
Anh B́nh Cu Dầu, một người Chăm từ thôn Phước Lập kế bên qua
đây làm rẫy, chính là chủ của vũng nước quư giá này. Anh Cu
Dầu làm rẫy dưới dân núi Chà Bang này hơn 10 năm, kể rằng
mùa nắng nào cũng thiếu nước nhưng chưa năm nào khủng khiếp
như năm nay. Sau tết, tất cả các suối cạn và ao hồ quanh
vùng đều trơ đáy.
Không thể khoanh tay nh́n bầy cừu 200 con và 100 gốc trôm
đang cho mủ chết khát, anh B́nh Cu Dầu ngược núi Chà Bang và
may mắn t́m được một hồ nước từ công tŕnh khai thác đá bỏ
lại. Nói đoạn, anh Cu Dầu ra sau nhà cột đoạn ống nước dài
hơn 30m sau xe rồi rồ máy: “Nhà báo đi theo tôi tới nguồn
nước”.
Theo chân anh B́nh Cu Dầu, chúng tôi cuốc bộ hơn cây số theo
đường mương nhỏ xíu mà anh đào mất một tuần để dẫn nước đến
hồ đá. Đúng hơn đó là một cái vực, sâu hơn 20m, đá lởm chởm
quanh miệng mà trượt chân th́ không cách nào ḅ lên.
Phía dưới, nước mưa lưu cữu đă chuyển màu vàng khé, rêu đọng
từng mảng. Trên bờ chiếc máy bơm để sẵn, ngoài đoạn ống nối
máy với hồ nước, anh B́nh Cu Dầu c̣n phải mua thêm gần 200m
ống giá hơn 10 triệu đồng và đào một đường mương dẫn nước
dài hơn 1km để dẫn về đến vũng nước.
Biết anh Cu Dầu t́m được vũng nước đọng trên núi, dân cḥm
rẫy Tam Lang kéo nhau đến xin nước. Và giờ mỗi ngày anh Cu
Dầu bỏ ra hơn 100.000 đồng để mua dầu bơm nước từ triền núi,
theo đường mương dẫn về ao nhà ḿnh cho bà con đến lấy miễn
phí.
Nh́n vũng nước nhờ nhợ, chuyển màu v́ đất cà giang, chúng
tôi khó h́nh dung có cục phèn nào sẽ lóng nổi cho trong như
anh Phú Sửu nói. Những người ở thành phố quanh năm tắm nước
máy và uống nước tinh khiết nh́n vũng nước là thấy thất
vọng.
Nhưng “dân cḥm rẫy Tam Lang đều xài nước này, mà cái hồ này
gần cạn rồi, sắp tới không biết sao đây” - anh B́nh Cu Dầu
nói thay cho nỗi tuyệt vọng khác của người dân Tam Lang.
Người và cừu cùng uống chung vũng nước - Ảnh:
Viễn Sự
Một gáo nước - nửa gáo mồ hôi
Tam Lang chỉ là một trong số nhiều xóm làng đang thiếu nước
quay quắt trong mùa hạn này ở Ninh Thuận. Cuộc chiến t́m
nước mỗi làng mỗi kiểu nhưng ở đâu cũng khốc liệt.
Không may mắn như người dân Tam Lang c̣n t́m được nguồn nước
lấy bằng can, ở thôn Ră Giữa, xă Phước Trung (huyện Bác Ái),
người Raglay đang phải chắt chiu từng gáo nước nhỏ mà nói ví
von như ông Chammale Hầu, một người dân Ră Giữa: “Múc được
gáo nước, đổ hết nửa gáo mồ hôi”.
Chúng tôi gặp ông Chammale Hầu cùng những người hàng xóm
đang trần lưng giữa nắng trưa h́ hục khoét những cái giếng
cạn trên ḍng suối đă trơ đáy. Không chờ đến mùa hạn mà từ
cuối mùa mưa năm rồi, mỗi ngày từ sáng sớm, ông Hầu cùng
nhiều người dân thôn Ră Giữa lại vác cuốc xẻng và thùng đến
đây t́m nước.
Ḍng suối trơ đá, nhưng mọi người vẫn nhẫn nại cạy những
tảng đá to trên mặt suối và khoét lớp cát phía dưới thành
một ḷng chảo nhỏ. Nhẫn nại từng chút một, những ḍng nước
mạch dần rỉ ra, từng mạch nhỏ. Dường như cái mạch nước ấy
c̣n chảy chậm hơn ḍng mồ hôi đang túa ra trên những tấm
lưng đen trũi.
Những gáo nước đầu tiên bao giờ cũng đục, và đành phải múc
đổ đi hoặc dành riêng vào một thùng nhỏ cho gia súc uống.
Phải múc cạn nước trong cái giếng cạn ấy vài ba lần th́ nước
bắt đầu trong. Và lúc đó ông Hầu cùng những người hàng xóm
mới bắt đầu chắt từng gáo nước đổ vào can nhựa để đưa về
dùng.
Bà Chammale Tút, một người dân ở thôn Tham Dú cùng xă, nói
tuy mỗi ngày đều có xe chở nước sạch của Nhà nước từ dưới
xuôi lên nhưng lượng nước cũng có hạn. Do vậy người dân làm
rẫy, chăn cừu ngoài truông bụi xa làng đều phải vét những
mạch nước hiếm hoi bằng cách đào giếng cạn giữa suối.
Những bầy cừu, dê đói khát và kéo theo những phận đời du mục
cũng tan tác trong mùa hạn này.
Ảnh: Thuận Thắng
Ninh Thuận vốn là vùng đất có lượng mưa trung b́nh
thấp nhất cả nước, với tổng lượng hằng năm
chỉ 600mm, bằng 1/6 lượng mưa của tỉnh Thừa Thiên -
Huế.
Tuy nhiên suốt năm 2014 lượng mưa ở Ninh Thuận chỉ
là 300mm, dẫn đến tất cả hồ chứa nước đến thời điểm
này đều gần như ở mực nước chết. Nắng hạn quay quắt
nhất đang diễn ra tại các huyện Thuận Nam, Thuận
Bắc, Bác Ái...
Hiện nay tỉnh Ninh Thuận phải cấp nước cho người dân
ở tám thôn đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng với
lượng nước khoảng 20 lít/ người/ ngày. Và dự báo sẽ
có khoảng 34.000 người dân thiếu nước sinh hoạt nếu
trời tiếp tục không mưa.
Ông Phan Hoàng Tựu, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, nói: “Thời
điểm căng thẳng nhất vẫn c̣n ở phía trước. Đến tháng
9 mới có mưa nên t́nh h́nh này khó thể chống chọi.
Bây giờ tất cả chỉ dồn sức vào việc đảm bảo nước
sinh hoạt cho người, c̣n nước uống cho gia súc và
cây trồng đành phải trở thành ưu tiên thứ yếu”.
Những vũng nước cứu làng
10/05/2015 12:08 GMT+7
TT - Đương tiết cốc vũ có nghĩa là “mưa rào” nhưng bầu trời
vùng Panduranga (tên xưa người Chăm gọi vùng đất Ninh Thuận)
cứ xanh ngắt v́ nắng.
Anh B́nh Cu Dầu bên cạnh hố nước trên lưng chừng
núi Chà Bang - Ảnh: Viễn Sự
Ninh Thuận, vùng đất vốn có lượng mưa ít nhất cả
nước, đang trải qua cơn hạn hán khốc liệt nhất trong
mười năm qua.Người dân xứ hoang mạc ấy trong mùa hạn
này và từ ngàn xưa đă làm ǵ để sinh tồn qua những
cơn “băo” nắng gió quanh năm?
Chúng tôi về Ninh Thuận vào đúng những ngày đầu năm mới lịch
Chăm (cuối tháng 4 dương lịch).
Từ mũi Cà Ná cho đến núi Chúa, những ngọn núi phân giới của
vùng đất này, cây cỏ chuyển một màu vàng úa. Đă sáu tháng
Ninh Thuận không có một giọt mưa. Tiếng trống ghi năng cứ
rầm rập vang lên trong lễ cầu mưa ở các paley (làng) Chăm
khắp vùng.
Người và cừu uống chung vũng nước
Từ quốc lộ 1, vượt qua hơn chục cây số truông bụi đă cháy
vàng, chúng tôi đến làng Tam Lang, xă Phước Nam (Thuận Nam)
giữa buổi trưa rát nắng. Đầu trần, chân đất, anh Phú Sửu,
một người đàn ông Chăm, chở đứa con trai 4 tuổi mặt mũi như
cục than xách theo hai cái can đi lấy nước chạy vù vù trong
bụi mù.
“Trong kia c̣n nước, ngày nào cũng chạy đi lấy” - anh Phú
Sửu chỉ tay, và chúng tôi cũng bám theo cha con anh băng qua
những bụi xương rồng và đám cỏ gai hắc hầu đâm rát chân đi
t́m nước.
Đi độ 4km th́ đến nguồn nước, anh Sửu mau chóng vục hai cái
can xuống vũng nước ngầu đục. Múc chưa xong th́ cả một bầy
cừu nhào xuống uống cho no bụng. “Nước này xách về cho cừu
uống, c̣n lại th́ quấy phèn, để đó mai ḿnh cũng uống” - anh
Phú Sửu nói tỉnh queo.
Anh B́nh Cu Dầu, một người Chăm từ thôn Phước Lập kế bên qua
đây làm rẫy, chính là chủ của vũng nước quư giá này. Anh Cu
Dầu làm rẫy dưới dân núi Chà Bang này hơn 10 năm, kể rằng
mùa nắng nào cũng thiếu nước nhưng chưa năm nào khủng khiếp
như năm nay. Sau tết, tất cả các suối cạn và ao hồ quanh
vùng đều trơ đáy.
Không thể khoanh tay nh́n bầy cừu 200 con và 100 gốc trôm
đang cho mủ chết khát, anh B́nh Cu Dầu ngược núi Chà Bang và
may mắn t́m được một hồ nước từ công tŕnh khai thác đá bỏ
lại. Nói đoạn, anh Cu Dầu ra sau nhà cột đoạn ống nước dài
hơn 30m sau xe rồi rồ máy: “Nhà báo đi theo tôi tới nguồn
nước”.
Theo chân anh B́nh Cu Dầu, chúng tôi cuốc bộ hơn cây số theo
đường mương nhỏ xíu mà anh đào mất một tuần để dẫn nước đến
hồ đá. Đúng hơn đó là một cái vực, sâu hơn 20m, đá lởm chởm
quanh miệng mà trượt chân th́ không cách nào ḅ lên.
Phía dưới, nước mưa lưu cữu đă chuyển màu vàng khé, rêu đọng
từng mảng. Trên bờ chiếc máy bơm để sẵn, ngoài đoạn ống nối
máy với hồ nước, anh B́nh Cu Dầu c̣n phải mua thêm gần 200m
ống giá hơn 10 triệu đồng và đào một đường mương dẫn nước
dài hơn 1km để dẫn về đến vũng nước.
Biết anh Cu Dầu t́m được vũng nước đọng trên núi, dân cḥm
rẫy Tam Lang kéo nhau đến xin nước. Và giờ mỗi ngày anh Cu
Dầu bỏ ra hơn 100.000 đồng để mua dầu bơm nước từ triền núi,
theo đường mương dẫn về ao nhà ḿnh cho bà con đến lấy miễn
phí.
Nh́n vũng nước nhờ nhợ, chuyển màu v́ đất cà giang, chúng
tôi khó h́nh dung có cục phèn nào sẽ lóng nổi cho trong như
anh Phú Sửu nói. Những người ở thành phố quanh năm tắm nước
máy và uống nước tinh khiết nh́n vũng nước là thấy thất
vọng.
Nhưng “dân cḥm rẫy Tam Lang đều xài nước này, mà cái hồ này
gần cạn rồi, sắp tới không biết sao đây” - anh B́nh Cu Dầu
nói thay cho nỗi tuyệt vọng khác của người dân Tam Lang.
Người và cừu cùng uống chung vũng nước - Ảnh:
Viễn Sự
Một gáo nước - nửa gáo mồ hôi
Tam Lang chỉ là một trong số nhiều xóm làng đang thiếu nước
quay quắt trong mùa hạn này ở Ninh Thuận. Cuộc chiến t́m
nước mỗi làng mỗi kiểu nhưng ở đâu cũng khốc liệt.
Không may mắn như người dân Tam Lang c̣n t́m được nguồn nước
lấy bằng can, ở thôn Ră Giữa, xă Phước Trung (huyện Bác Ái),
người Raglay đang phải chắt chiu từng gáo nước nhỏ mà nói ví
von như ông Chammale Hầu, một người dân Ră Giữa: “Múc được
gáo nước, đổ hết nửa gáo mồ hôi”.
Chúng tôi gặp ông Chammale Hầu cùng những người hàng xóm
đang trần lưng giữa nắng trưa h́ hục khoét những cái giếng
cạn trên ḍng suối đă trơ đáy. Không chờ đến mùa hạn mà từ
cuối mùa mưa năm rồi, mỗi ngày từ sáng sớm, ông Hầu cùng
nhiều người dân thôn Ră Giữa lại vác cuốc xẻng và thùng đến
đây t́m nước.
Ḍng suối trơ đá, nhưng mọi người vẫn nhẫn nại cạy những
tảng đá to trên mặt suối và khoét lớp cát phía dưới thành
một ḷng chảo nhỏ. Nhẫn nại từng chút một, những ḍng nước
mạch dần rỉ ra, từng mạch nhỏ. Dường như cái mạch nước ấy
c̣n chảy chậm hơn ḍng mồ hôi đang túa ra trên những tấm
lưng đen trũi.
Những gáo nước đầu tiên bao giờ cũng đục, và đành phải múc
đổ đi hoặc dành riêng vào một thùng nhỏ cho gia súc uống.
Phải múc cạn nước trong cái giếng cạn ấy vài ba lần th́ nước
bắt đầu trong. Và lúc đó ông Hầu cùng những người hàng xóm
mới bắt đầu chắt từng gáo nước đổ vào can nhựa để đưa về
dùng.
Bà Chammale Tút, một người dân ở thôn Tham Dú cùng xă, nói
tuy mỗi ngày đều có xe chở nước sạch của Nhà nước từ dưới
xuôi lên nhưng lượng nước cũng có hạn. Do vậy người dân làm
rẫy, chăn cừu ngoài truông bụi xa làng đều phải vét những
mạch nước hiếm hoi bằng cách đào giếng cạn giữa suối.
Những bầy cừu, dê đói khát và kéo theo những phận đời du mục
cũng tan tác trong mùa hạn này.
Ảnh: Thuận Thắng
Ninh Thuận vốn là vùng đất có lượng mưa trung b́nh
thấp nhất cả nước, với tổng lượng hằng năm
chỉ 600mm, bằng 1/6 lượng mưa của tỉnh Thừa Thiên -
Huế.
Tuy nhiên suốt năm 2014 lượng mưa ở Ninh Thuận chỉ
là 300mm, dẫn đến tất cả hồ chứa nước đến thời điểm
này đều gần như ở mực nước chết. Nắng hạn quay quắt
nhất đang diễn ra tại các huyện Thuận Nam, Thuận
Bắc, Bác Ái...
Hiện nay tỉnh Ninh Thuận phải cấp nước cho người dân
ở tám thôn đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng với
lượng nước khoảng 20 lít/ người/ ngày. Và dự báo sẽ
có khoảng 34.000 người dân thiếu nước sinh hoạt nếu
trời tiếp tục không mưa.
Ông Phan Hoàng Tựu, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, nói: “Thời
điểm căng thẳng nhất vẫn c̣n ở phía trước. Đến tháng
9 mới có mưa nên t́nh h́nh này khó thể chống chọi.
Bây giờ tất cả chỉ dồn sức vào việc đảm bảo nước
sinh hoạt cho người, c̣n nước uống cho gia súc và
cây trồng đành phải trở thành ưu tiên thứ yếu”.
Ngàn năm kênh Chàm
12/05/2015 11:06 GMT+7
TT - Hạn hán đă là câu chuyện từ thuở xa xưa khi tổ tiên
người Chăm khai phá ra vùng đất Panduranga.
Cḥm rẫy xanh mướt ở làng Bàu Trúc, bên ḍng mương
Nhật dẫn nước từ đập Nha Trinh chảy về - Ảnh: Viễn
Sự
Đập Nha Trinh và hệ thống kênh Chàm dù đă trải
qua gần ngàn năm nhưng đến nay vẫn phát huy tác
dụng rất tốt trong nông nghiệp cho Ninh Thuận,
đặc biệt là vào mùa hạn hán. Đây có thể coi là
những kinh nghiệm quư báu trong việc dẫn thủy
nhập điền mà người Chăm xưa đă để lại cho hôm
nay
Và từ ngàn năm năm ấy, cư dân xứ hoang mạc này đă làm ǵ để
vượt qua cái khốc liệt của những mùa “gió như phang, nắng
như rang”? Chúng tôi đi t́m một phần câu trả lời bằng hành
tŕnh dọc theo bờ mương Chàm - con mương gần ngàn năm tuổi,
đă tưới tắm cho hồn người và những cánh đồng ph́ nhiêu ở
khắp nẻo paley Chăm.
Không bao giờ để tức nước!
Giữa mùa nắng hạn nhưng các cánh đồng nho, táo, thuốc lá của
người dân Hoài Nhơn, Chất Thường, Hiếu Lễ, Phước An, Phước
Thiện... vẫn xanh um. Đó là những thôn xóm dọc theo bờ kênh
Chàm ở huyện Ninh Phước dẫn lên thượng nguồn đập Nha Trinh.
Ḍng nước mát lành dẫn từ đập Nha Trinh về ḍng kênh Chàm ấy
đă mải miết chảy gần 900 năm, do vị vua giỏi nhất trong trị
thủy và xây đền tháp của người Chăm là Poklongirai (1151 -
1205) đắp đào nên.
Đập Nha Trinh từ năm 1889 được người Pháp trải bêtông và đến
nay đă gia cố lại nhiều lần nhưng nền cốt của con đập th́ từ
thế kỷ 12 đến nay vẫn chưa hề suy suyển. Thân đập được tạo
thành bằng tảng đá nặng hàng vài tạ, xếp đều nhau. Giữa các
tảng đá là những bụi cây phun chai, một loài cây thủy sinh
có rễ bám chắc vào thân đá để giữ đập.
Chỉ vào các tảng đá này, anh Châu Văn Huynh - cán bộ Trung
tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận - nói: “Các đơn vị
thủy nông trước và sau năm 1975 chỉ làm mỗi việc là trám
trét bêtông trên thân đập để tạo thành một đập tràn cho
người dân qua lại, c̣n nền cốt của đập vẫn bền bỉ từ xa
xưa”.
Con đập dài hơn 500m, tượng h́nh nên những cánh đồng xanh
tốt ở xứ hoang mạc này đă mang trong ḿnh những trầm tích về
kỹ thuật trị thủy của người Chăm mà các kỹ thuật tiên tiến
của người Pháp, người Nhật sau này khi xây dựng lại hệ thống
kênh Chàm đều phải kế thừa.
Ông Dương Tấn Ngọc, một kỹ sư thủy lợi có hơn 30 năm làm
trạm trưởng thủy nông Ninh Phước, kể: Tài liệu thủy nông c̣n
ghi năm 1889 khi người Pháp cho tu bổ hệ thống kênh Chàm, họ
đă không đủ tin tưởng vào con đập chỉ là đá được xếp chồng
lên nhau và giữ chắc hơn bằng những đụn rễ cây phun chai nên
đă dời đập Nha Trinh lên thượng nguồn khoảng 50m, ngay đoạn
nước trũng sâu nhất, chảy mạnh nhất nhưng thất bại. Chỉ sau
một mùa lũ con đập bêtông của người Pháp đă bị cuốn phăng,
nay vẫn c̣n móng nằm sâu trong nước.
Trong khi sử cũ của người Chăm chép rằng vua Poklongirai
chọn địa điểm xây đập chỉ bằng việc thả một thân cây chuối
từ thượng nguồn, đến khúc sông nào cây chuối trôi chậm lại
và tấp vào bờ th́ nơi đó được chọn. Ông Dương Tấn Ngọc nói
đó không phải là sự tích truyền miệng, bởi các vua Chăm xưa
đă không chọn cách cưỡng lại ḍng nước mà thuận theo nước để
xây đập. Nơi cây chuối tấp vào là nơi sông uốn khúc, ḍng
chảy chậm và sức phá nước sẽ giảm đi. C̣n thân đập, những
tảng đá được xếp kề nhau vẫn đủ tạo ra những khe hở để nước
có thể luồn qua và tạo thành khe nhỏ chảy về xuôi nên không
bao giờ bị tức nước.
“Người Chăm không chặn luôn ḍng nước mà chỉ đắp đập để dâng
cột nước, đủ chảy về ruộng đồng... Không bao giờ để tức
nước” - ông Dương Tấn Ngọc giải thích thêm. Triết lư ấy
không chỉ được đặt vào đập Nha Trinh mà tất cả các con đập
khác của người Chăm ở xứ hoang mạc này đều chọn.
Các tảng đá được sắp đều nhau từ thế kỷ 12, tạo nên
con đập Nha Trinh vững chăi đến ngày nay - Ảnh: Viễn
Sự
Tri ân tiền nhân
Từ đập Nha Trinh, gần chín thế kỷ, ḍng nước mát lành đă
theo kênh Chàm xuôi về những vùng đất khô cằn của vùng
Panduranga. Men theo bờ kênh Chàm, chúng tôi càng thấm thía
hơn triết lư “không bao giờ để tức nước” của người Chăm
trong trị thủy. Giữa một vùng đồng bằng phẳng ĺ qua Liên
Sơn, Phước An, Phước Thiện (xă Phước Sơn - Ninh Phước), ḍng
kênh vẫn cứ uốn quanh co để làm chậm ḍng chảy vào mùa lũ,
giúp tưới tắm được nhiều hơn vào mùa khô cạn. Khi chảy về
cuối làng Phước An con kênh Chàm chia đôi nhánh, một nhánh
vẫn là kênh Chàm, c̣n nhánh kia nay đă mang tên kênh Nam hay
c̣n gọi là mương Nhật, chảy về tưới mát cho các làng Chăm:
Hoài Trung, Như B́nh, Bàu Trúc...
Anh Nguyễn Lâm Dân, trưởng trạm thủy nông ở đây, cho biết
ḍng kênh Chàm đào hơn chín thế kỷ vẫn vẹn nguyên chảy về
mạn bắc Ninh Phước. C̣n ḍng mương Nhật, chảy về mạn nam
huyện Ninh Phước, được kè bêtông vững chăi hơn nhưng cũng
được xây trên chính “bản vẽ” mà vua Poklongirai từng thiết
kế. Và quanh nhánh rẽ ấy của kênh Chàm lại là một câu chuyện
thú vị khác.
Ông Dương Tấn Ngọc kể sử cũ người Chăm ghi lại khi đắp xong
đập Nha Trinh, vua Poklongirai đă lên ư tưởng chia đôi ḍng
kênh chảy qua các paley Chăm như đúng với ḍng kênh Chàm và
mương Nhật ngày hôm nay. Khi ấy không gọi là kênh Chàm như
bây giờ mà vua Poklongirai gọi là kênh Đực và kênh Cái, giao
cho bên nam và bên nữ đào. Nhưng rồi chỉ có kênh Cái đào
xong, nhờ các cô gái Chăm luôn chăm chỉ và biết tận dụng “mỹ
nhân kế” làm các chàng trai Chăm suốt ngày chỉ lo qua đào
phụ bên kênh Cái để lấy ḷng các cô mà quên việc vua giao.
V́ thế sau cùng chỉ có kênh Cái hoàn thành, ruộng đồng phía
đó tốt tươi, c̣n kênh Đực th́ măi không xong được.
Chuyện xưa đă nhuốm màu huyền sử. Nhưng có một điều rất thật
là năm 1964 trong gói bồi thường chiến tranh của Nhật Bản
cho Việt Nam, khi cải tạo đập Nha Trinh và hệ thống kênh
Chàm, người Nhật đă t́m các bô lăo để xin xem lại những tài
liệu cổ của người Chăm về trị thủy. Và sau cùng quyết định
giữ nguyên hệ thống đập và kênh mương có từ hơn chín thế kỷ,
chỉ gia cố đập Nha Trinh và khơi lại ḍng kênh Đực như ư
tưởng của vua Poklongirai. Kể từ đó vùng phía nam huyện Ninh
Phước có thêm một ḍng kênh, ăn nước từ con đập cổ, tưới tắm
cho nhiều làng Chăm và được đặt tên là kênh Nam. C̣n người
dân trong vùng th́ quen gọi là mương... Nhật.
Vùng đất Ninh Phước, thủ phủ xưa của vùng Panduranga, từ đó
có thêm nhiều cánh đồng xanh tốt. Và sau năm 1975 khi thành
lập ban quản lư ḍng kênh này, UBND huyện Ninh Phước đă đặt
tên là “Nhà quản lư kênh Chàm” mà nay trụ sở vẫn ở nơi chia
đôi nhánh rẽ của ḍng kênh ở thôn Phước An. Cái tên giản dị
nhưng đầy ư nghĩa, như một lời nhắc nhớ, tri ân đến tiền
nhân.
_______________
Không có con sông nào chảy qua nhưng hàng trăm năm nay cánh
đồng làng Thành Tín vẫn xanh tốt như một biệt lệ của tự
nhiên nhờ hai giếng cổ ở cuối làng.
Kỳ tới:
Bí ẩn giếng cổ
Bí ẩn giếng cổ
13/05/2015 11:09 GMT+7
TT - Làng Thành Tín - được xem như một tiểu sa mạc nhưng
hàng trăm năm nay, cánh đồng làng vẫn xanh tốt như một biệt
lệ của tự nhiên nhờ hai giếng cổ ở cuối làng.
Ông Kiều Ngọc Sinh đă có hơn nửa thế kỷ giữ ǵn
giếng cổ cho làng Thành Tín - Ảnh: Viễn Sự
Làng Thành Tín ở xă Phước Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) nằm
kẹt giữa hai vùng hạ lưu con sông Cái và sông Lu, mùa nắng
cũng như mùa lụt, những ḍng nước từ hai con sông chủ lưu
của xứ hoang mạc này chưa bao giờ chảy được về làng.
Một mặt nữa của làng lại giáp những động son (cát đỏ) cao
như núi vây bọc.
Cùng với Nam Cương, Tuấn Tú, Từ Tâm... - những ngôi làng
không ăn được nước từ hai con sông ấy, Thành Tín vẫn được
coi là một tiểu sa mạc.
Mạch nước mát quanh năm
Men theo những trảng cát bỏng tôi về Thành Tín khi người
Chăm ở đây đang vào vụ gặt. Phía xa là động cát, hơi nóng
phả lên hừng hực nhưng cánh đồng làng Thành Tín vào vụ gặt
vẫn vàng ươm, máy gặt đập liên hợp hối hả xả ra những bao
lúa mẩy hạt.
Một phần trong những khoảnh ruộng đang gặt ấy được ăn nước
từ hai giếng cổ quây bằng gỗ đă bạc màu thời gian.
Ông Kiều Ngọc Sinh, năm nay 91 tuổi, một ông giáo làng người
Chăm là thế hệ thứ tư trong ḍng tộc giữ giếng cổ, dẫn tôi
ra thăm giếng. Giữa trưa hè, ḍng nước chảy từ hai giếng cổ
làm mát dịu cái nắng từ động cát phả vào.
Thật lạ, giữa một vùng khô cằn xung quanh không có con sông
con suối, hồ đập nào nhưng trong ḷng giếng mạch nước vẫn
phun trào, nh́n rơ mặt nước đang sôi lên.
Lạ hơn nữa, cả hai giếng cổ cách nhau chừng 10m lại được đào
rất nông, chỉ sâu chừng 2m nhưng nước chảy quanh năm.
Dưới đáy giếng là đá tảng và khác với các giếng nước thông
thường có h́nh tṛn được xây gạch phía ngoài, giếng cổ Thành
Tín lại được quây theo h́nh vuông bằng gỗ da đá.
Cũng như bao công tŕnh trị thủy khác của người Chăm, giếng
cổ Thành Tín được chia làm hai: giếng Đực và giếng Cái để
phân biệt hai nơi lấy nước riêng biệt cho nam, nữ trong
làng.
Phía ngoài miệng giếng, người Chăm đă đào một ḍng mương nhỏ
dẫn thẳng ra cánh đồng Thành Tín và ḍng nước cứ thế chảy
đều đặn ra đồng, mặt nước xanh thẫm thấy rơ cả những đàn cá
bơi ngược từ đồng vào giếng rỉa rêu, từng bầy dê, cừu thong
thả gặm cỏ bên ḍng mương.
Ông Thành Ngọc Sinh kể từ thuở bé chăn trâu quanh giếng cổ
cho đến khi được trao trọng trách giữ giếng cho làng ông
chưa bao giờ thấy giếng cạn. Mùa nắng hay mùa mưa mạch giếng
vẫn chậm răi nhưng hào phóng cấp nước cho làng Thành Tín.
Chỉ tay về phía cánh đồng đang vào vụ gặt dưới chân động
cát, ông Sinh nói không nhớ cánh đồng ấy rộng bao nhiêu
nhưng chỉ biết thời ông c̣n mạnh tay mạnh chân th́ mỗi vụ cả
làng phải gieo đến 10 xe ḅ lúa giống mới đủ, tất cả đều ăn
nước từ hai giếng cổ này.
Vỗ vào thành giếng có những ḍng chữ Chăm được khắc nắn nót,
ông Kiều Ngọc Sinh nói cứ 30 năm làng lại lên rừng cúng, xin
chặt cây da đá để xẻ ván làm lại thành giếng một lần.
Bây giờ làng Thành Tín đă có nước máy, người Chăm dù không
c̣n dùng nước giếng để sinh hoạt nhưng ông Kiều Ngọc Sinh
nói mạch nước ấy với làng vẫn là mạch nước trong lành và
linh thiêng nhất.
Tất thảy người Chăm trong làng khi có lễ lạt, thờ cúng của
làng hay gia đ́nh đều ra giếng múc nước đem về làm lễ.
Những cái giếng cạn được khoét giữa ḍng suối đă trơ
đáy ở thôn Ră Giữa, xă Phước Trung - Ảnh: Thuận
Thắng
Có thể đào thêm nhiều “giếng cổ”
Vốn là một ông giáo làng có chút chữ nghĩa, ông Thành Ngọc
Sinh cho biết sử sách của người Chăm ghi lại giếng cổ Thành
Tín có từ thời vua Poklongirai thế kỷ 12.
Thời đó vùng Thành Tín chưa có người ở, có lẽ vua Chăm xưa
chỉ đào giếng để phục vụ một công việc tạm thời nào đó của
quân lính.
Măi sau này khi làng Thành Tín được khai lập, tộc họ của ông
Kiều Văn Sinh là những người được sở hữu giếng cổ v́ giếng
nằm ngay trong khu rẫy của ḍng tộc.
Nhưng do nước giếng quá nhiều, chảy quanh năm nên dần dần
thành một giếng chung cho cả làng. Và ông Sinh là thế hệ thứ
tư trong tộc họ lănh trách nhiệm giữ giếng cho làng.
Câu chuyện về giếng cổ Thành Tín không chỉ dừng lại trong
câu chuyện truyền miệng của người Thành Tín mà với một kỹ sư
thủy nông đă hơn 30 năm gắn bó với xứ hoang mạc như ông
Dương Tấn Ngọc, đó lại là một câu chuyện về kỹ thuật dẫn
thủy nhập điền thú vị nữa của người Chăm.
Ông Ngọc kể năm 2005, trong cơn hạn hán lịch sử của Ninh
Thuận, ông là trạm trưởng thủy nông Ninh Phước đă về Thành
Tín và quyết định mở rộng đường mương dẫn nước từ hai giếng
cổ, nhờ vậy cứu được hơn 20ha lúa của vùng Thành Tín và Ḥa
Thủy kề bên.
“Tôi đem câu chuyện này kể với nhiều đồng nghiệp tỉnh khác,
ai cũng tṛn mắt v́ không thể tin hai giếng sâu 2m, bề rộng
1m lại cứu được cả cánh đồng. Nhưng tôi tin không chỉ hai
giếng mà vùng đất này c̣n có thể đào được hàng chục giếng
nữa” - ông Ngọc nói.
Ông Dương Tấn Ngọc giải thích chính ở vùng đất tứ bề là cát
bỏng, không có con sông ḍng suối nào lại chứa đựng nguồn
tài nguyên nước phong phú.
Tổ tiên xưa của người Chăm đă rất khôn khéo đào những cái
giếng ngay dưới chân động cát, đó là nơi những mạch nước dồn
từ trên xuống, được cát giữ lại và quanh năm đều có thể phun
trào.
“Người Chăm gọi những cánh đồng ăn nước từ giếng cổ là cánh
đồng im (tiếng Chăm có nghĩa là những cánh đồng ăn nước
quanh năm). Chuyện đó thật ra không có ǵ bí ẩn, thiên nhiên
khắc nghiệt nhưng không lấy đi của ai tất cả bao giờ” - ông
Dương Tấn Ngọc tâm đắc.
Không chỉ những con đập, những ḍng kênh mà chính sự đối đăi
với nhau của người dân xứ hoang mạc đă giúp họ tồn tại trong
sự khốc liệt của tự nhiên.
Nhiều giếng cổ từng tồn tại ở Ninh Thuận
Ông Thập Liên Trưởng - trưởng pḥng nghiên cứu sưu
tầm Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận -
cho biết giếng cổ Thành Tín không phải là cá biệt ở
các làng Chăm tại Ninh Thuận.
Ở làng Thành Ư (paley Takang) thuộc TP Phan Rang -
Tháp Chàm cũng từng có một giếng cổ cấp nước cho cả
cánh đồng rộng hàng chục hecta.
Mới đây khi xây dựng Trung tâm Viettel Ninh Thuận
cũng phát hiện một giếng cổ đă bị vùi lấp, các thanh
gỗ quây thành giếng đă được Bảo tàng Ninh Thuận đem
về lưu trữ.
Ông Thành May, một thầy paxe (chức sắc tôn giáo) ở
làng Bỉnh Nghĩa, xă Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, cũng
cho biết cách đây hơn mười năm người Chăm ở Bỉnh
Nghĩa vẫn ra hai giếng cổ bằng đá h́nh tam giác ở mé
biển Mỹ Tường sát chân núi lấy nước về thờ cúng
trong các nghi lễ tôn giáo. Sau đó quá tŕnh canh
tác đă bồi đắp hai giếng cổ này.
Nhưng mùa hạn năm nay, một người chăn cừu ở làng
Bỉnh Nghĩa đă khơi lại một trong hai giếng cổ này để
lấy nước và kỳ lạ là sau nhiều năm bị bồi lấp giếng
vẫn cho mạch nước rất trong.