THỪA THIÊN HUẾ TRONG
QUÁ TR̀NH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
B́nh
minh lịch sử
Tương truyền, tỉnh Thừa
Thiên Huế thuộc địa bàn nước Việt Thường cổ đại. Một truyền thuyết kể
rằng năm Tân Măo (1109 TCN) đời vua Chu Thu Vương Việt Thường ở phía Nam
Giao Chỉ sang cống chim trĩ trắng. Sứ giả nói: "Trời không băo lớn mưa
dầm, biển không nổi sóng đă ba năm rồi, biết là Trung Quốc có bậc thánh
nhân, cho nên t́m đến vậy". Phải qua ba lần thông ngôn, họ mới hiểu được
nhau. Chu Công Cơ Đán bèn chế ra "xe chỉ nam" để tiễn đưa đoàn sứ giả ấy
trở về... Dựa vào đó, sử ta cho rằng Việt thường là một "bộ" của nước
Văn Lang, kéo dài ven biển từ Hoành Sơn đến Đại Lănh...
Theo cứ liệu khảo cổ học,
nếu vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh-Nghệ-Tĩnh) đă được đào bới t́m
ṭi từ khá lâu, khá kỹ, đem đến những kết quả chắc chắn về sự h́nh thành
và phát triển của nền văn hóa xa xưa, th́ dải đất phía Nam Hoành Sơn c̣n
vắng vẻ. Nói thế không phải là phủ nhận hoàn toàn các công tŕnh phát
hiện và khai quật lẻ tẻ của một số nhà khảo cổ học, trong đó có
Madeleine Colani, người Pháp. Vài di chỉ được đưa ra ánh sáng, quan
trọng nhất là Bàu Tró (gần thị xă Đồng Hới, tỉnh Quảng B́nh) và Sa Huỳnh
(bờ biển tỉnh Quảng Ngăi). Hiện nay, việc thăm ḍ vẫn được tiến hành,
nhưng chưa có một tổ chức quy mô, phát hiện dăm ba di vật Chàm (mộ Chum
Cồn Ràng ở xă Hương Chữ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế; mộ ṿ Vạn Xuân,
thành phố Huế), Việt (trống đồng Phù Lưu, tỉnh Quảng B́nh; trống đồng
Phong Mỹ, tỉnh Thừa Thiên Huế)...
Trước kia, các nhà khảo cổ
học đă xác định di chỉ Bàu Tró nằm vào hậu kỳ thời đại đá mới, bắt nguồn
từ văn hóa Quỳnh Văn mà phát triển lên, c̣n di chỉ Sa Huỳnh th́ thuộc sơ
kỳ thời đại đồ sắt của cư dân nông nghiệp ven biển tồn tại giữa thiên
niên kỷ thứ nhất trước công nguyên đến đầu công nguyên, nhưng khác hẳn
văn hóa Đông Sơn. Gần đây, một số địa danh khác được phát hiện thêm giúp
người ta tạm đưa ra giả thuyết:
a. Có một thời kỳ biển
tiến, vùng đồng bằng bị ch́m ngập dưới đại dương, con người phải dồn lên
cư trú dọc theo chân núi. Họ sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm,
trồng rau đậu với công cụ đá thô sơ. Do môi trường sinh hoạt khó khăn
nên dân số không phát triển, nhưng các điểm cư trú phân bố khá gần nhau.
Thời gian tồn tại của họ cách nay khoảng trên mười ngh́n năm...Rồi nước
biển rút dần; vào thời điểm cách ngày nay khoảng bảy ngh́n năm, con
người rời núi non, tràn xuống chiếm lĩnh đồng bằng. Môi trường sống đă
dễ chịu hơn trước; thức ăn khá dồi dào, ngoài thú rừng và rau đậu, c̣n
có cá tôm, nhất là ṣ hến nhiều không kể xiết. Công cụ đá được hoàn
thiện một bước, mài nhưng chưa hết dấu ghè đẽo; đồ gốm làm bằng tay bên
cạnh đồ gốm làm bằng bàn xoay. Tuy vậy, dấu vết cây lúa vẫn chưa được
phát hiện.
b. Chủ nhân của vùng đất
này là ai? Chưa có một kết luận dứt khoát v́ các nhà khảo cổ học không
t́m thấy di cốt ở những điểm khai quật. Xét các di vật, người ta nhận
thấy vùng Bàu Tró từ núi đến biển là một ranh giới của t́nh h́nh phân bố
khảo cổ học. Từ Bàu Tró trở ra Bắc, các di vật mang sắc thái văn hóa
Đông Sơn càng mạnh dần; trái lại, từ Bàu Tró đi vào Nam, th́ di vật mang
sắc thái văn hóa Sa Huỳnh càng đậm nét. Nhưng nh́n chung, sắc thái văn
hóa Đông Sơn bao giờ cũng chiếm ưu thế, trội hơn và sớm hơn. Hiện tượng
ấy có ư nghĩa ǵ? Phải chăng cư dân ở đây vốn ở bên ngoài Hoành Sơn di
chuyển đến, tiếp thu thêm thành tựu của nền văn hóa bên trong Hải Vân?
Họ thuộc tộc người Lạc Việt, nên về sau mới trở thành một bộ phận của
nước Văn Lang, do tổ tiên người Việt Nam làm chủ. Các di tích, di vật
Chămpa nơi đây hầu hết thuộc thời kỳ muộn, thế kỷ IV-XIV...
Thư tịch cổ cho biết người
Trung Quốc biết đến Văn Lang- Âu Lạc hơi muộn. Trong Sử kư, Tư Mă Thiên
nói, nhà Tần năm thứ 33 [214 TCN ] đánh chiếm đất Lục Lương (?), đặt ba
quận Quế Lâm, Tượng, Nam Hải. Hoài Nam Vương Lưu An kể thêm rằng người
Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Khi
nhà Tần suy yếu, viên úy quận Nam Hải là Triệu Đà kiêm tính cả Quế Lâm
và Tượng, dựng nước Nam Việt (206 TCN), mới dùng thủ đoạn nham hiểm xâm
chiếm Âu Lạc (180-179 TCN), chia làm hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, mỗi
quận bổ một viên quan sứ giả trông coi.
Năm 111 TCN, nhà Hán chinh
phục Nam Việt, hai sứ giả Cửu Chân, Giao Chỉ đem trâu, ḅ, rượu và sổ hộ
khẩu đến Hợp Phố dâng nộp, Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức bèn cho họ làm
thái thú hai quận ấy, các Lạc tướng vẫn cai quản dân như cũ...Như vậy,
vùng phía nam Hoành Sơn vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà Triệu, nhà
Hán. Không biết đích xác thời điểm xuất hiện cái tên quận Nhật Nam, mặc
dù học giả Aurousseau dẫn Thủy kinh chú của Lê Đạo Nguyên nói năm Nguyên
Đỉnh 6 [110- TCN ] đời Hán Vũ Đế đặt quận Nhật Nam quận trị là Tây
Quyển, v́ măi đến khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (39-43), Mă
Viện cũng chỉ tiến vào đến huyện Cư Phong (Thanh Hóa) là chặng cuối. T́
tướng của y có thể vượt xa hơn chút ít, nhưng chắc cũng không vào đến
sông Gianh.
Chúng ta có thể nghĩ rằng
trong một thời gian, vùng này nằm trong t́nh trạng tự do, không thuộc
chính quyền nào quản lư. Nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân khốn khổ v́ bị
bọn thống trị bóc lột, nhiều người bỏ quê nhà, dần dà vào đây t́m kế
sinh nhai lập nghiệp cùng dân bản địa. Đến một lúc nào đó, bọn đô hộ
phát hiện ra, bèn với tay tới, thế là quân Nhật Nam ra đời. Sách sử nhà
Hán ghi quận này gồm 15.400 hộ, 69.485 khẩu, chưa bằng nửa Cửu Chân
(35.743 hộ, 166.013 khẩu) và chỉ bằng một phần sáu Giao Chỉ (29440 hộ,
746.237 khẩu).
Quận Nhật Nam gồm năm
huyện: Tây Quyển, Tỉ Ảnh, Chu Ngô, Lô Dung, Tượng Lâm.
Tuy được Tiền Hán thư và
Hậu Hán thư liệt kê vào danh sách chín quận hoặc bảy quận của miền Nam
Trung Quốc, nhưng thư tịch không ghi chép ǵ nhiều về Nhật Nam như hai
quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Cứ theo lời sử gia Ban Cố (32-92), th́ thuyền
buôn qua lại giữa Hợp Phố, Giao Châu và Ấn Độ đều ghé lại Tượng Lâm,
huyện cuối cùng của Nhật Nam. Bến cảng (hiện nay là Hội An hoặc Đà
Nẵng), nơi thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, v́ đằng sau vùng này
rất giàu của cải như vàng bạc, sừng tê, ngà voi...Nhưng cư dân không
nhiều, mật độ chỉ chừng 2 người/km². Do đó, việc tổ chức của chính quyền
đô hộ, lúc đầu cũng đơn giản, ít vấp phải sự chống đối tại địa phương.
Sau cuộc khởi nghĩa thất bại của Hai Bà Trưng, bọn quan lại Hán thi hành
chính sách ràng buộc khắt khe hơn, nhằm bóc lột, vơ vét thật nhiều. Bởi
thế, nhân dân Nhật Nam thường xuyên nổi dậy, nhất là tại huyện Tượng
Lâm, vùng cư trú của các bộ tộc Chăm.
Dựa vào tài liệu ghi chép
trong Bắc sử và những bi kí cổ t́m được từ Huế đến Nha Trang, người ta
biết rằng trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc. "Bộ lạc Cau
(chữ Phạn trong bi kí: Kraumukavams'a) cư trú trên vùng Phú Khánh- Thuận
Hải ngày nay, và bộ lạc Dừa (Narikela vams'a) trên vùng Quảng Nam- Nghĩa
B́nh ngày nay. Chắc chắn họ đă có những quan hệ với các bộ phận cư dân
ven biển phía Bắc- ở đồng bằng Nam bộ".
Bộ lạc Cau đă thành lập một
tiểu quốc, lấy tên Pan- răn (chữ Chàm cổ) hay Panduranga (chữ Phạn).
Giữa lúc ấy th́ bộ lạc Dừa rơi vào ách đô hộ của nhà Hán với cái tên
huyện Tượng Lâm. Về chủng tộc, họ là một bộ phận của nhóm Mă Lai- đa,
đảo cư trú rải rác trên một địa bàn khá rộng phía Nam và Đông Nam Châu Á
quen gọi là Chàm theo tên nước về sau chứ thực ra không có một tộc Chàm
riêng.
Cổ sử Trung Quốc ghi chép
nhiều cuộc "nổi loạn" của nhân dân huyện Tượng Lâm vào thế kỉ II, lắm
phen làm cho quan binh nhà Hán phải thất điên bát đảo. Phong trào ngày
càng phát triển mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành độc lập
của Khu Liên năm 190 niên hiệu Sơ B́nh (190-193). Chúng ta không biết ǵ
nhiều về nhân vật này.Có người cho rằng Khu Liên là từ phiên âm bản ngữ
"Kurung", nghĩa là vị cầm đầu, thủ lĩnh, như ta nói "vua", "vương",
"trưởng" vậy, chứ không phải là tên riêng.
Khu Liên tiêu diệt bộ máy
đô hộ, xây dựng một quốc gia trên địa bàn của bộ lạc Dừa từ Hải Vân đến
Đại Lănh. Tên nước này, Bắc Sử Ghi là Lâm Ấp, Nam sử chép theo, không rơ
nguyên tiếng Chăm như thế nào, và thủ đô đóng ở đâu. Sách Thủy kinh chú
giải thích là "Tượng Lâm ấp" bỏ chữ "tượng" c̣n "ấp" th́ cũng như
"quốc". R.A. Stenin trong cuốn Le Lin -Yi cho là phiên âm theo tên tộc
Krom, Prum hay Côn Lôn và thủ đô là Phật Thệ đóng tại làng Văn Xá, tỉnh
Thừa Thiên Huế; nhưng đây chỉ là suy đoán, thiếu bằng chứng...
Suốt một thời gian dài, Lâm
Ấp lo củng cố thực lực, không chú ư đến phương Bắc, hoặc nếu có th́ chỉ
là đề pḥng. Giữa thế kỷ IV, Lâm Ấp đă tổ chức được một chính quyền hoàn
bị, một quan hùng hậu, lại hợp nhất với tiểu quốc Pan-răn, h́nh thành
một nền văn hóa phát triển rực rỡ, dựng bia đá nhiều nơi. Năm 349, vua
Phạm Văn (336-349) đem quân ra đánh quận Nhật Nam, bắt giết thái thú Hạ
Hầu Lăm, lấy thân làm lễ tế trời, rồi đuổi hết bọn quan lại Trung Quốc,
lấy Hoành Sơn làm cương giới phía Bắc, xây thành Khu Túc để pḥng ngự.
Vùng đất mới chiếm được chia làm năm châu theo tên gọi của cổ sử Việt
Nam (không rơ nguyên tiếng Chăm); Bố Chính, Địa Lí, Ma Linh, Ô, Lí (hay
Rí), trên đó, người Chăm và người Việt sống xen kẽ nhau. Từ đây, Nhật
Nam vĩnh viễn thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc...
Tuy nhiên, thỉnh thoảng tai
họa chiến tranh vẫn đổ xuống đầu nhân dân, quan lại ở Giao Châu muốn thu
hồi vùng đất đă mất. Lâm Ấp cũng nhiều lần "trả đũa", tấn công ra cướp
phá dọc bờ biển Giao Châu. Cuối thế kỷ VI, bi kí cho biết tên của vương
quốc Chămpa và cũng là tên của thủ đô là Shihapura, thuộc vương triều
Gangarja. Sau đó, t́nh h́nh tạm yên một thời gian; các mặt văn hóa, kinh
tế, xă hội đều phát triển; vua Kandarapadharma (640-645) đă có thể lập
đề và dựng bia ở vùng Huế...Giữa thế kỷ IX, lại xuất hiện một địa điểm
mới, ở làng Đồng Dương, cách Trà Kiệu 15km về phía Đông Nam. Bi kí cho
biết đó là Indrapura, thủ đô của vương triều cũng mang tên ấy.
Sử Trung Quốc nói rằng nhà
Tùy (581-617) b́nh định được Lâm Ấp chia làm ba châu cảng, nông, xung.
Nếu điều ghi chép này là có thực, th́ chắc đă xảy ra trong lần xâm lược
của tướng Lưu Phương năm 605. Nhưng Lưu Phương chỉ chiếm đóng trong một
thời gian rất ngắn, rồi lại bị vua Phạm Phàn Chí, tức Sambhuvarman
(695-926) đánh đuổi, phải cướp 18 tượng thần chủ bằng vàng chạy về được
nửa đường th́ chết. Cho nên việc chia đặt quận huyện ấy chỉ có trên giấy
tờ.
Nhà Đường kế tiếp lấy nước
ta làm Giao Châu đô hộ phủ (622), sau đổi An Nam đô hộ phủ (679) gồm 12
châu, 59 huyện, biên giới cực nam vẫn là Hoành Sơn, và cũng chỉ kiểm
soát được 56878 hộ...Nhà Đường suy yếu, Chămpa c̣n thường xuyên đánh
thốc ra phủ An Nam, như các trận lớn năm 802, 809, 861, 862, 865...Đầu
thế kỷ X, một sự kiện lớn xảy ra: nước Việt Nam giành lại được độc lập
(939). Cục diện thay đổi, Champa không c̣n đối đầu với chính quyền đô hộ
nữa mà giao tiếp với một quốc gia b́nh đẳng.
Khi nhà Ngô suy yếu, các vơ
tướng cát cứ gây ra loạn mười hai sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh với sự giúp sức
của các bạn Nguyễn Bặc, Lê Hoàn, Phạm Hạp, Lưu Cơ, Trịnh Tú...dẹp được
hết. Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Phú Thọ, Sơn Tây) tuy phải về hàng,
nhưng vẫn nuôi ḷng bất măn dù được trọng đăi. Năm 979, Nhật Khánh trốn
về Chămpa xin viện binh để trả thù. Vua Chămpa, (không rơ nguyên tên
Chăm), sử ta ghi là Ba Mĩ Thuế (972-982), muốn nhân cơ hội xâm chiếm đất
đai, bèn tự cầm quân đem hơn ngàn binh thuyền ra đánh Hoa Lư. Chẳng may
khi vào cửa Đại Ác (sau đổi Đại An, ở Hà Nam Ninh) gặp sóng gió, thuyền
ch́m Nhật Khánh chết đuối, Ba Mĩ Thuế thoát nạn, thu vét tàn quân trở
về.
Lê Hoàn lên ngôi, đánh bại
giặc Tống xâm lược, rồi năm 982, sai hai sứ giả Từ Mục, Ngô Tư Bảo sang
giao hảo với Chămpa. Ba Mĩ Thuế không hưởng ứng, bắt sứ giả giam lại. Lê
Hoàn tức giận thân chinh, phá thành tŕ, hủy tông miếu, giết quốc vương,
chấm dứt vương triều Indrapura, rồi bắt nhân dân, thu vàng bạc và đá quư
đem về. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên của triều đ́nh phong kiến nước
ta, nhưng sau khi đại thắng th́ rút lui, bỏ mặc đất đai cho họ. Vua
Chămpa kế tục sinh ḷng kính sợ, chịu thần phục, hàng năm nộp cống đầy
đủ. Vương triều mới bỏ Indrapura đă bị tàn phá, dời đô vào tận Vijaya
(sử ta thường gọi là Chà Bàn, Đồ Bàn, ở B́nh Định).
Thế nhưng chỉ được ít lâu,
Chămpa cứ theo nếp cũ, thỉnh thoảng bỏ lệ cống, hoặc kéo ra cướp phá ven
biển từ Nghệ An đến Thanh Hóa. Triều đ́nh Đại Việt không thể chỉ pḥng
ngự thụ động, cho nên tiến công để giải quyết dứt điểm. Nhà Lư đă hai
lần làm theo kiểu Lê Hoàn (năm 1020 và 1044). Sau đó, vua Chămpa, sử ta
ghi tên Chế Củ, tức Yan Pu Cri Rudaravarman hay Rudravaraman III, nuôi
chí phục thù (?), luyện tập voi ngựa, thao diễn binh lính, sửa soạn khí
giới thuyền bè, lại sai sứ sang Tống cống phương vật để dựa thế và cắt
đứt ngoại giao với Đại Việt từ năm 1065. Áp dụng chiến thuật "tiến công
để pḥng ngự" và ngồi im đợi giặc, không đem quân ra trước để chặn thế
mạnh của giặc" (như về sau vận dụng đối phó với Tống ), vua Lư Thánh
Tông thân chinh cử Lư Thường Kiệt làm đại tướng, năm 1069 đem năm vạn
quân đi đường biển, đổ bộ Thi Nại (Quy Nhơn) đánh thẳng Vijaya. Chế Củ
bỏ thành, đem vợ con chạy trốn, bị Lư Thường Kiệt đuổi theo bắt được.
Sau khi đốt phá hết 2.500 khu nhà, vua Thánh Tông ban sư, giải theo Chế
Củ và năm vạn quân dân Champa. Đến Thăng Long, Chế Củ xin dâng ba châu
Bố Chính, Địa Lư, Ma Linh để chuộc mạng. Vua Lư nhận, rồi cho Củ Chế về.
Có lẽ tiếc đất, Chế Cũ và quốc vương kế vị nấn ná không chịu giao, lại
đem quân ra quấy nhiễu ven biển Thanh-Nghệ. Muốn yên mặt nam để rảnh tay
đối phó với nhà Tống, năm 1075, vua Lư Nhân Tông lại sai Lư Thường Kiệt
vào đánh dẹp, vẽ bản đồ dâng lên, đổi tên ba châu là Bố Chính, Lâm B́nh
và Minh Linh, đặt quan cai trị, chiêu mộ nhân dân đến khai thác. Năm
1103, Lư Giác làm loạn ở Diễn Châu (Nghệ An), bị Lư Thường Kiệt đánh
đuổi chạy sang Chămpa, khuyên quốc vương Chế Ma Na, tức Jaya
Indravaraman II, nên ra đánh. Chế Ma Na bèn cử binh chiếm lại ba châu,
khiến Lư Thường Kiệt tuổi đă già phải thêm một phen vào khắc phục. Chế
Ma Na thua chạy, trả đất và xin triều cống hàng năm. Từ đó, trong một
thời gian ngót thế kỷ, hai nước ḥa hiếu, nhân dân yên ổn làm ăn. |