| |
|
-
Ḍng Sông Hương Và Những Cây
Cầu
-
LÊ VĂN LIÊM
-
Huế không chỉ đẹp về những danh lam, thắng cảnh và di tích,
Huế c̣n đẹp bởi những hàng cây xanh, những con sông xanh
trong chảy qua thành phố. Nói đến những con sông ở Huế, chắc
chắn bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ đến ḍng Hương “dùng dằng không
chảy” giữa ḷng thành phố, nhưng Huế không chỉ có Hương
giang, bên cạnh đó con sông An Cựu “nắng đục mưa trong” cũng
làm cho nhiều du khách ngỡ ngàng.
-
-
Từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn vào đất Thuận hóa,
qua mấy lần dời chỗ định đô từ Ái Tử đến Kim Long, cuối cùng
nhà Nguyễn đă chọn vùng đất Phú Xuân trên bờ sông Hương làm
nơi định đô lâu dài. Nơi đây, có ḍng sông Hương chảy qua
trước mặt làm yếu tố minh đường, xung quanh lại có các con
sông Bạch Yến, sông Gia Hội bao bọc che chở bảo vệ cho Kinh
thành. Không những thế, nhà Nguyễn c̣n khai thông, nạo vét
nhiều ḍng sông chảy quanh vùng ngoại ô, biến vùng đất này
trở thành trung tâm quyền lực chính trị của vương triều mới.
An Cựu là một trong những con sông như vậy được đào vào thời
vua Gia Long.
-
Lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng kinh
thành và lập ra kế hoạch phát triển vùng phụ cận Huế.Sau khi
quan sát địa lư h́nh thể và thăm ḍ ư dân nhà vua quyết định
cho đào sông An Cựu. Cửa sông An Cựu khơi trên một ḷng một
con suối cũ, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuối cồn Dă
Viên, chảy theo hướng bắc nam, bờ phía tây của sông chảy dọc
theo dưới chân của g̣ Dương Xuân, Bến Ngự, Phủ Cam, Kho Rèn…
Lúc này ḍng sông vẫn c̣n rất nhỏ, có nhiều nơi rất cạ
-
Đoạn sông đầu tiên, hai bên bờ đang được tiếp tục chỉnh
trang
-
Theo truyền thuyết th́ ḍng sông được khơi ḍng đúng vào nơi
hang động của một con thuồng luồng khổng lồ nhiều năm ẩn dật
dưới ḷng sông Hương làm cho hang động của nó bị lộ ra, do
vậy mà mỗi khi trời nắng, thời tiết nóng không chịu được nó
trở nên dữ tợn, vẫy vùng, khuấy đảo phù sa, làm đục ngầu cả
ḍng nước nguồn, sông An Cựu trở nên đục vào những ngày nắng.
C̣n những ngày mùa thu, tiết trời mát mẻ, thuồng luồng nằm
im trong hang động, ḍng sông không bị khuấy đảo, nước sông
An Cựu trở nên trong vắt như mặt nước Hương Giang. Chính v́
vậy mà dân gian vẫn lưu truyền câu ca “Núi Ngự B́nh trước
tṛn sau méo/ Sông An Cựu nắng đục mưa trong”
-
Sông An Cựu tuy là con sông đào, nhưng lại là con sông có
đến 30km chiều dài (bằng chiều dài của sông Hương tính từ
ngă ba Băng Lăng nơi hợp nhất của hai ḍng Hữu Trạch và Tả
Trạch cho đến cửa biển). Thời vua Gia Long con sông mang tên
An Cựu. Năm Gia Long 13 (1814), sau khi khảo sát t́nh h́nh,
nhà vua đă cho khơi đào thêm sông An Cựu khơi thông cùng với
sông Hương và sông Đại Giang nhập vào phá Hà Trung, góp phần
thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thuỷ, v́ vậy đến năm
Minh Mạng thứ 2 (1821), sông An Cựu được đổi tên thành sông
Lợi Nông. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) khi đúc Cửu Đỉnh, h́nh
ảnh và tên sông đă được khắc vào Chương Đỉnh
-
Lúc khời đầu khi đào sông chỉ v́ mục đích lợi nông, biến
hàng ngàn vạn mẫu đất hoang đầm lầy ngập mặn trở thành đồng
ruộng ph́ nhiêu, nhưng khi kinh tế nông nghiệp phát triển
th́ kéo theo sự phát triển các cụm dân cư rải rác dọc theo 2
bên bờ sông như chợ Bến Ngự, chợ An Cựu… th́ sông An Cựu trở
thành thủy lộ duy nhất và quan trọng số một đi từ kinh thành
về phía nam, rồi từ đầm Hà Trung thuyền có thể ra biển đông
bằng cửa biển Tư Hiền và có thể theo đường bộ qua Hải Vân
Quan.
-
Bây giờ th́ ḍng sông An Cựu đă trở nên một ḍng sông đẹp
không kém ǵ ḍng sông Hương, với những đường cong uốn lượn,
những hàng chè tàu thẳng tắp hai bên bờ và những hàng kè dọc
sông đầy màu xanh tươi mát. Trên con sông này những cây cầu
mới, đẹp, đă và đang được dựng lên thay cho những cây cầu cũ
kỹ ngày xưa.
-
Chỉ cách cửa sông 500m bạn sẽ bắt gặp cầu Ga, cây cầu gần
nhất của ḍng sông này và cũng là cây cầu đầu tiên bạn sẽ
thấy nếu đến Huế bằng xe lửa. Cầu Ga – bởi lẽ đây là câu cầu
nối liền thành phố và Ga Huế, ga đường sắt cổ kính được xây
dựng từ năm 1909, là một trong những kiến trúc Pháp ít ỏi
c̣n lại trên tuyến đường sắt xuyên Việt ngày nay.
-
Từ đây ḍng sông bắt đầu uốn lượn quanh co qua những địa
danh quen thuộc hai bên sông: Nam Giao, Bến Ngự, An Cựu, Phủ
Cam,… những địa danh mà bất kỳ người nào đă từng đến Huế đều
được nghe nói đến.
-
Cây cầu tiếp theo trên ḍng sông này là cầu Nam Giao trên
con đường Điện Biên Phủ. Con đường này chạy thẳng tắp đến
tận Đàn Nam Giao. Đường được h́nh thành vào năm 1898, nguyên
trước nền rải bằng đất biên ḥa. Lúc đầu đường có tên Nam
Giao Tân Lộ (để phân biệt với Nam Giao Cựu lộ là đường Phan
Bội Châu hiện nay), người Pháp th́ gọi là Đại lộ Nam Giao
(Avenue Nam Giao). Năm1977 đường được đặt lại tên mới là
đường Điện Biên Phủ, nhưng dân gian vẫn quen gọi là đường
Nam Giao. Điều thú vị là con đường này rất thẳng, nếu bạn
đứng tại điểm cuối là Đàn Nam Giao nh́n thẳng hướng con
đường sẽ nh́n thấy cột cờ Thành Nội phía bên kia sông Hương.
Xưa kia khi xây dựng Kinh thành Huế, các nhà phong thủy đă
bố trí các công tŕnh trên một trục thẳng hướng về phía nam
với quan niệm: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”
(Kinh dịch – Thiên tử phải quay mặt về hướng Nam để cai trị
thiên hạ), đó là Đàn Nam Giao – Kỳ Đài – Ngọ Môn – Điện Thái
Ḥa. Và như vậy có thể nói rằng con đường này như là một
trục thẳng hướng từ Đại Nội đến Đàn Nam Giao. Một đồng
nghiệp của tôi thuộc ḍng dơi hoàng gia ngày xưa đă cho tôi
biết thêm rằng thời kỳ ấy người ta đă dùng những ngọn đuốc
vào ban đêm để nhắm thành một đường thẳng như vậy.
-
Từ cầu Nam Giao xuôi theo ḍng khoảng vài trăm mét nữa sẽ
đến cầu Bến Ngự. Cũng không hiểu sao trên ḍng sông này các
cây cầu lại san sát nhau đến vậy. Cầu Bến Ngự nằm trên đường
Phan Bội Châu. Con đường này được h́nh thành từ đầu thế kỷ
19, cùng thời với việc xây dựng Đàn Nam Giao. Đầu thế kỷ 20
có tên Nam Giao Cựu Lộ, người Pháp gọi là đường Song hành
phía Đông (Rue Parallèle Est) (để phân biệt với đường Song
hành phía Tây, tức đường Nam Giao Tân Lộ).
-
Bến Ngự là một địa danh hết sức quen thuộc. Bến Ngự, tức là
bến sông nơi vua chúa hay đáp thuyền qua lại. Sở dĩ có tên
gọi này, v́ vào năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho dời
dinh từ Bác Vọng về Phú Xuân và cho đắp đàn Nam Giao trên
đất ấp Trường An, ở bờ Nam sông An Cựu. Hàng năm đều tế vào
tháng trọng xuân. Suốt trong thời gian này, vua chúa và các
quan đại thần đều đi thuyền từ sông Hương, vào sông An Cựu
rồi neo thuyền ở bờ Nam, theo con đường Nam Giao cựu lộ, tức
đường Phan Bội Châu này nay để đến đàn tế Nam Giao v́ lúc đó
chưa có con đường Nam Giao Tân lộ. Do vậy, nơi này mới có
tên là Bến Ngự. Năm 1898, sau khi mở xong đường Nam Giao tân
lộ, tức đường Điện Biên Phủ ngày nay, triều đ́nh không dùng
đường cũ để đến đàn Nam Giao nữa. Song địa danh Bến Ngự đă
đi vào đời sống nhân dân.
-
Năm 2008, trong lúc đào móng thi công công tŕnh kè hai bờ
sông An Cựu tại khu vực gần cầu Bến Ngự, một số công nhân đă
phát hiện ra 2 tảng đá thanh dài 2,4 m, dày 7,4 cm và được
trục vớt lên mặt đất; c̣n một tảng đá xanh khác có trọng
lượng lớn đang nằm dưới nước chưa trục vớt được, có thể đây
là dấu tích Bến Ngự được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn?
-
Bên cạnh cầu Bến Ngự là chợ Bến Ngự. Chợ được dựng lên vào
đầu thế kỷ XX. Theo như trong gia phả của ḍng họ tôi ghi
lại th́ người lập ra chợ Bến Ngự là Cao tổ ḍng họ Nguyễn
thuộc làng Dương Xuân Hạ nhũ danh là Nguyễn Thị Phú. Cụ là
một người phụ nữ mù nhưng lại rất giàu có, người đă đặt nền
móng đầu tiên cho nơi buôn bán sầm uất bên ḍng sông này.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, mỗi kỳ cúng tế giỗ tổ tại
chợ Bến Ngự, các tiểu thương tại chợ Bến Ngự vẫn dành ra một
mâm cỗ đưa đến nhà thờ họ chúng tôi để tưởng nhớ người đă
khai canh ra ngôi chợ này.
-
Từ cầu Bến Ngự tiếp tục xuôi theo ḍng sông An Cựu một đoạn
ngắn sẽ bắt gặp cầu Phủ Cam. Cầu Phủ Cam vừa được xây dựng
lại với kinh phí 15 tỷ đồng với quy mô vĩnh cửu, có chiều
dài 54,7m, rộng 9m, lề bộ hành mỗi bên 2,25m. Địa danh Phủ
Cam đă có từ xưa, tuy vậy vẫn có người gọi là Phú Cam. Từ
thế kỷ 17 đây là nơi các hoàng tử lập phủ trồng cam, có lẽ
v́ vậy mà có tên là Phủ Cam. Điều đó không biết đúng sai thế
nào nhưng thực tế th́ nơi này trước đây vẫn c̣n có khá nhiều
vườn cam c̣n lại. Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lập
phủ chính ở làng Phú Xuân và trên đất làng Dương Xuân lập
phủ Dương Xuân và phủ Cam. Về việc này trong Phủ Biên tạp
lục, Lê Quí Đôn từng chép như sau: “Ở thượng lưu về bờ nam
có phủ Dương Xuân và phủ Cam.” Như vậy theo tài liệu này th́
địa danh Phủ Cam chính thức được đặt tên vào thời điểm này.
-
Ngay chân cầu Phú Cam phía bờ nam sông An cựu theo một đoạn
dốc ngắn bạn sẽ đến Nhà thờ chánh ṭa Phủ Cam. Đây là một
trong những giáo đường lớn và lâu đời nhất của cố đô, được
xây dựng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII, sau ba lần bị
phá hủy toàn bộ, đến năm 1995 mới cơ bản hoàn thành. Kiến
trúc sư Ngô Viết Thụ đă thiết kế thánh đường theo lối kiến
trúc hiện đại vẫn trang trí theo phong cách nghệ thuật cổ
điển của phương Tây.
-
Dáng vẻ thanh thoát nhẹ nhàng cùng với vị trí ở trên cao của
nhà thờ khiến du khách khi ngắm nh́n từ xa cũng đă cảm thấy
ḷng thư thái hơn. Bên kia cầu là con đường Nguyễn Trường Tộ
với hai hàng cây long năo xanh um. Vẫn c̣n đó ngôi nhà số
11/3, nơi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă từng sống. Chính tại
nơi đây, người nhạc sĩ tài hoa ấy hàng ngày vẫn nh́n bóng
dáng của “một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng
cây long năo lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn
khoa ở Huế. Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua
một cây cầu rồi mới gặp hàng long năo để đến trường” và ca
khúc “Diễm Xưa ” đă ra đời tại đây, ghi một dấu mốc cho ca
từ đầy chất huyền thoại của Sơn “…Ngày sau sỏi đá cũng cần
có nhau”.
-
Cây cầu tiếp theo sau cầu Phủ Cam là cầu Kho Rèn nối liền
đường Lư Thường Kiệt và đường Trần Phú. Cầu dài 77m, rộng
4m, bằng bê tông cốt thép. Ngày xưa cầu này được gọi là cầu
sắt Dương Phẩm. Bây giờ đường Lư Thường kiệt đă được mở rộng
răi, khang trang, hệ thống điện đă được ngầm hóa. Thành phố
đang xây dựng con đường này trở thành con đường đẹp nhất cố
đô. Cầu Kho Rèn cũng đă được xây dựng rộng răi, đẹp và vĩnh
cữu. Không c̣n là cây cầu cũ kỹ ngày xưa một thời gánh chịu
tang thương. Vụ sập cầu Kho Rèn năm 1988 cho đến bây giờ
nhiều người vẫn c̣n nhắc lại. Hôm ấy là một buổi chiều mùa
đông, mưa bay lất phất. Có một vụ khám nghiệm tử thi ở dưới
chân cầu, một số người rănh rỗi ṭ ṃ, các em bé đi học về
và nhiều người khác cũng dừng xe chen lấn, xô đẩy nhau ở
trên cầu để xem. Lan can cầu cũ kỹ không chịu nổi sức nặng
của nhiều người, găy xuống, kéo theo một mảng nền cầu găy
theo rớt xuống sông cùng với tất cả những người trên đó,
người nọ kéo người kia, khoảng chừng ba bốn chục người, cặp
sách học tṛ, áo mưa, nón lá nổi khắp trên mặt sông. Tôi vẫn
c̣n nhớ rất rơ bởi lẽ chính buổi chiều hôm đó, khi từ trường
đại học về nhà tôi đă đi ngang qua đám đông mà không dừng
lại cho đến khi về đến cầu Bến Ngự mới được tin cây cầu đă
sập. Nếu như lúc đó v́ một chút ṭ ṃ th́ có lẽ …Bắt đầu từ
cầu Phủ Cam, ḍng sông An Cựu trở nên đẹp và thơ mộng hơn
với những bờ kè xanh um màu lá. Theo tôi đây là đoạn sông
đẹp nhất của ḍng sông An Cựu. Mỗi lần qua đây tôi đều nh́n
ngắm hoài không biết chán. Cũng bởi lẽ đó mà đoạn sông này
có rất nhiều các phủ đệ ven bờ sông.
-
Theo tục lệ nhà Nguyễn, các hoàng tử, công chúa đến tuổi
trưởng thành phải rời Tử Cấm Thành ra ngoài lập phủ đệ
riêng. “Phủ” là tên gọi tắt của vương phủ, nơi ở của các
hoàng tử. “Đệ” chỉ nơi ở của các công chúa. Các phủ đệ nay
tập trung hầu hết đều trên đường Phan Đ́nh Phùng quay mặt ra
sông An Cựu theo hướng nam. Trên đoạn đường Phan Đ́nh Phùng
từ Phủ Cam đến chợ An Cựu chưa đầy 2 km nhưng có đến hàng
chục phủ đệ, nhà vườn. Vương phủ có tuổi thọ lâu đời nhất là
Phương Thôn Thảo Đường của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, con
trai thứ mười của vua Minh Mạng. Sinh thời, ông nổi tiếng
với tài văn thơ xuất chúng, vua Tự Đức từng khen ông và
người em cùng cha khác mẹ với ông là Tuy Lư Vương Miên
Trinh: “Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. Có nghĩa là thơ
văn giỏi như Tùng Thiện Vương, Tuy Lư Vương th́ thơ thời
Thịnh Đường không c̣n nghĩa lư ǵ cả.
-
Ở địa chỉ 179 Phan Đ́nh Phùng là vương phủ của Kiên Thái
Vương Hồng Cai (1845-1876), con trai thứ 26 của Hoàng Đế
Thiệu Trị. Kiên Thái Vương là thân phụ của ba Hoàng Đế Kiến
Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), và Đồng Khánh
(1885-1888). Việc này đă được dân Huế xưa kể bằng câu vè nổi
tiếng: “Một nhà sinh đặng ba vua. Vua c̣n, vua mất, vua thua
chạy dài”. ( Vua Đồng Khánh – Kiến Phúc – Hàm Nghi).
-
Bên cạnh phủ Kiên Thái Vương là cung An Định. Cung được
Hoàng Tử Phụng Hóa Bửu Đảo xây làm phủ riêng năm 1902. Năm
1916 Hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi thành Hoàng đế Khải Định th́
An Định trở thành cung riêng của Hoàng thái tử Vĩnh Thụy,
tức Hoàng đế Bảo Đại sau này. Kế cận cung An Định, ở địa chỉ
181, là ngoại từ để thờ phượng tiên tổ của Khôn Nghi Hoàng
Thái Hậu Tiên Cung (1868-1944). Tiếp sau đấy là phủ của An
Hóa Công Bửu Tửng, con trai vua Đồng Khánh, ở địa chỉ 185.
Cuối cùng là Nguyễn Đức Đường Môn ở địa chỉ 189, phủ cũ của
Bái Ân Công Chúa Nguyễn Phúc Lương Trinh (1830-1891).
-
Trừ Cung An Định được Nhà nước đầu tư kinh phí để phục hồi
c̣n lại các phủ đệ khác vẫn đang ngày càng bị hư hỏng dần
qua thời gian. Việc bảo tồn và ǵn giữ các phủ đệ này cũng
là một nét riêng rất Huế, đặc trưng của vùng đất Cố đô.
-
Điểm cuối của con đường Phan Đ́nh Phùng cắt ngang Quốc lộ 1A
là cầu An Cựu. Cầu An Cựu đầu tiên được cầu được làm bằng gỗ
từ đời Gia Long, dài 7 thước. Vào năm 1897, dưới thời vua
Thành Thái, cầu được thay bằng sắt. Năm 1990 cầu được xây
dựng lại bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu. Cạnh cầu An Cựu c̣n
có Chợ An Cựu nằm bên bờ Bắc sông An Cựu, nằm ở chỗ tiếp
giáp giữa đường Phan Đ́nh Phùng và đường Hùng Vương (QL1A).
Trước đây, chợ có tên là chợ Đường Ngang v́ nó nằm trên một
trong những đường ngang thẳng góc với sông Hương. Vị trí chợ
ngày xưa bây giờ là Nhà Văn hóa trung tâm. Sau v́ gần đó có
trại lính Pháp nên người Pháp bắt chợ phải dời đến địa điểm
hiện nay. Cũng v́ sự kiện này mà ở Huế có câu ca dao.
-
Kể từ Tây lại, sứ sang
-
Đ̣ Trường Tiền khác bến, chợ Đường Ngang đổi dời
-
Ơi em ơi, em ăn ở làm cho có đất có trời
-
Đừng ham duyên mới phụ lời nước non
-
Từ An cựu thẳng về đầm Hà trung, trên con sông này c̣n thêm
3 cây cầu nữa nhưng nhỏ và không có tên. Và cũng từ đây, con
sông bắt đầu đi ra phía ngoại ô thành phố, ḍng sông An Cựu
đă bị lấn dần, không được quan tâm, chăm chút nên không c̣n
đẹp như những đoạn sông phía trên nữa.
-
Hiện tại Huế đang thực hiện công tác chỉnh trang ḍng sông
Ngự Hà (trong Kinh thành Huế) với hệ thống bến thuyền, bờ
sông phục vụ cho du lịch đường thủy trong kinh thành. Hy
vọng một ngày nào đó, ḍng sông An cựu cũng sẽ được chỉnh
trang đẹp hơn, đầy đủ hơn và du khách có thể du thuyền trên
ḍng sông An Cựu thăm những địa danh quen thuộc, những phủ
đệ xưa ven ḍng sông thơ mộng này.
Nguồn: SaigontimesUSA
Post ngày:
12/08/18
|
|