Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Từ Thuận Hóa Đến Huế

Nhă Nam (November 3, 2013)

Phải chăng sự h́nh thành của Huế là do tiền định và chính duyên t́nh này đă khiến Huế phải chứng kiến cảnh can qua của vận nước nổi trôi của dân tộc và để rồi trở thành Đế đô của nhà Nguyễn cũng là triều đại cuối cùng chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến kéo đă kéo dài hơn ngàn năm của Việt Nam.

Khởi đi từ năm Tân Sửu (1301), Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông sang du lịch Chiêm Thành gặp vua Chiêm là Chế Mân, và dịp này ngài đă hứa gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân. Không lâu sau đó, Chế Mân cho sứ mang vàng bạc và các quư vật sang cống cùng xin cưới nhưng đa số người trong triều không ai đồng ư cho cuộc hôn nhân Việt-Chiêm này. V́ thế Chế Mân phải xin dâng hai châu Ô và châu Lư (hay Rư) để làm lễ cưới do đó vua Trần Anh Tông mới chấp thuận gả em gái ḿnh là Huyền Trân cho vua chiêm.

Năm Bính Ngọ (1306) Huyền Trân công chúa theo chồng về Chiêm th́ năm Đinh Mùi (1037), vua Trần Anh Tông sáp nhập hai châu Ô và châu Lư vào đất Đại Việt dưới hai tên mới là Thuận Châu và Hóa Châu để rồi sau này trở thành Thuận Hóa.

Thuận Hóa dưới triều Trần thường bị quân Chiêm sang quấy nhiễu nên chỉ là vùng đất rộng, người thưa và Thuận Hóa chỉ trở nên quan trọng khi có sự thiên di của chúa Nguyễn Hoàng.

Thái úy Đoan Quốc Công Nguyễn Ḥang là con thứ của tướng Nguyễn Kim. Tướng Nguyễn Kim là người đă chiêu binh măi mă khởi nghĩa để phù Lê diệt Mạc, chiếm được Thanh Hóa, Nghệ An rồi đem quân ra đánh Sơn Nam bị hàng tướng Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết nhưng lúc đó hai con ông Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng c̣n nhỏ v́ vậy quyền bính rơi vào tay con rễ Trịnh Kiểm.

Để tránh bị mưu hại như anh ḿnh, Lang Quận Công Nguyễn Uông Nguyễn Hoàng sau khi vấn kế và được cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ ḥn giả sơn với đàn kiến đang ḅ lên ngọn núi và nói: Hoành Sơn nhất đái, Vạn đại dung thân.

Do nhân việc quân Chiêm thường hay quấy rối Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đă nhờ chị là bà Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Trịnh Kiểm chấp thuận nên cuối năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng mang theo một số bà con, họ hàng và binh sĩ vốn quê ở Thanh-Nghệ vào lập nghiệp tại đất Thuận Hóa.

V́ luôn nuôi mộng nắm lại quyền bính lư ra thuộc ḍng họ ḿnh nhưng đang trong tay họ Trịnh nên khi vừa đến Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng khởi công khai hoang, lập ấp. Chẳng bao lâu Thuận Hóa trở thành vùng đất trù phú, dân cư đông đúc và thường được nhiều người nhắc nhở và biết đến. Chính cự nhắc nhở này đă biến từ “Thuận Hóa” qua thời gian đă trở thành từ “Thành Hóa” và rồi từ “Thành Hóa” lại mất đi chữ “Thành” để chỉ c̣n lại chữ “Hóa” và cuối cùng từ “Hóa” theo năm tháng do sự phát âm trại đi đă biến thành từ Huế như hôm nay.

Vào giữa thế kỷ thứ 18, v́ mộng tranh bá đồ vương, sông Gianh trở thành đường biên giới thiên nhiên giữa họ Trịnh (Bắc Hà) và họ Nguyễn (Nam Hà). Năm Giáp Tư (1744), dưới thời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát, Nam Hà cải tổ lại hệ thống hành chánh nên Huế thuộc về chính dinh (Thủ phủ) với tên là Phú Xuân. Phú Xuân chẳng những là khu đông dân cư, kinh tế dồi dào mà c̣n là cứ điểm chiến lược quan trọng của thời bây giờ như, các Chúa Nguyễn, từ thời Nguyễn Hoàng trở đi, đă xử dụng Phú Xuân như là căn cứ địa để mở rộng bờ cơi về phương Nam và đương đầu với họ Trịnh ở phương Bắc trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh và cũng như Nguyễn Huệ sau khi được Nguyễn Nhạc sắc phong Bắc b́nh Vương đă từ Phú xuân xuất quân ra Bắc Hà để phù Lê diệt Trịnh và đồng thời cũng để dẹp các loạn tướng Nguyễn Hữu chỉnh và Vũ Văn Nhậm.

Chính tại Phú Xuân, thể theo lời yêu cầu của các tướng sĩ, Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ đă cho đắp đàn Giao, phía Nam núi Ngự B́nh để tế trời, đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng Đế. Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) Quang Trung mang quân ra Bắc đă tạo nên một chiến thắng lẫy lừng trong cuộc chiến thần tốc 7 ngày đánh tan hai mươi vạn quân xâm lược Thanh dưới sự thống lănh của Tôn Sĩ Nghị. Và cuối cùng, sau khi thống nhất san hà vua Gia Long lên ngôi th́ Phú Xuân, Huế, đă trở thành kinh đô của cả nước.

Nếu Huế đă từng nỗi danh là căn cứ địa của thời quá khứ, th́ nay Huế lại càng nỗi tiếng hơn về những danh lam thắng cảnh với vẻ nên thơ, buồn nhưng hữu t́nh của sông Hương, núi Ngự, của chùa Thiên Mụ, của thôn Vỹ dạ, của dốc Nam Giao……

Do đó ca dao cũng như các văn, thi sĩ đă không ngớt lời ca ngợi khi nhắc nhở về xứ Huế đă làm chạnh ḷng không ít cho những người con Huế khi đang phải xa xứ.

Xứ Thừa Thiên trai hiền, gái lịch
Non xanh, nước biếc điện ngọc đầu rồng
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Ṭa…..
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khách âu ca thái b́nh
(ca dao)

Núi Ngự B́nh trước tṛn sao méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong.
(ca dao)

Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên
……………………………………
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết t́nh ai có đậm đà
(Thơ Hàn Mặc Tử)

Huế ơi mộng tới đường trường
Kim Luông Vỹ Dạ ḍng Hương có c̣n
…………………………………………
Huế chừ cách mấy triệu O
Mưa qua cửa Thượng chiều co bến thừa
(Thơ Hoàng Xuân Sơn)

Ở đây có nước sông Hương
Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao
B́nh bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xinh
(Thơ Nguyễn Bính)

Nhă Nam

 

Post ngày: 12/08/18 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18