Những ngôi mộ bạc tỷ
|
|
Lăng mộ đang xây dở của
họ Trần ở làng Phương La. |
|
|
|
Mảnh đất rộng gần 50.000m2, có giá nhiều tỉ đồng, nằm
giữa trung tâm làng Phương La (xă Thái Phương, Hưng Hà, Thái B́nh),
được đại gia Trần Văn Sen mua... để xây lăng mộ. Theo thiết kế, lăng
mộ này cao 23,39m, gồm 3 tầng chính và một tầng áp mái, ngoài ra c̣n
có tầng hầm sâu 4,2m.
Làng Phương La, hay c̣n có tên làng Mẹo (xă Thái Phương, Hưng Hà,
Thái B́nh), nổi tiếng cả nước với nghề dệt đũi lâu đời. Dọc làng là
những biệt thự xây đủ kiểu cách, màu sắc. Những nhà xưởng ngày đêm
ầm ầm tiếng máy dệt, công nhân tấp nập đi về.
Ngôi mộ cụ Tổ họ Trần
Mảnh đất đẹp nhất, rộng gần bằng 7 lần mặt cỏ sân vận động tiêu
chuẩn quốc tế, nằm giữa trung tâm làng, ngay cạnh chợ có giá nhiều
tỉ đồng được đại gia Trần Văn Sen mua lại từ nhiều gia đ́nh trong
làng. Người dân thấy sự lạ th́ đặt câu hỏi: Sao ông Sen không xây
dựng công ty trong khu công nghiệp của làng, lại đi mua tới 50.000m2
đất giữa làng, tốn kém bao nhiêu tỉ bạc?
Nhưng rồi, tại khu đất rộng 50.000m2 đă mọc lên một
công tŕnh lăng mộ khổng lồ. Mặc dù công tŕnh mới chỉ xây thô được
một tầng, song những người được chứng kiến đều khẳng định: công
tŕnh lăng mộ này sẽ lớn nhất Việt Nam!
Tôi về làng Phương La vào lúc trưa nắng chang chang, thế nhưng,
mấy chục thợ xây vẫn miệt mài làm việc để đạt tiến độ công tŕnh mà
ḍng họ này giao. Trên các bức tường treo rất nhiều tấm biển lớn với
những ḍng chữ: “Xây dựng di tích phải tuyệt đối an toàn”; “Những
cán bộ công nhân viên, ai có thành tích được khen thưởng, ai có lỗi
phải xử lư nghiêm minh”; “Cán bộ công nhân viên xây dựng phải chấp
hành nghiêm các quy tŕnh quy phạm và an toàn lao động”... Rồi th́
khẩu hiệu thường thấy ở những công trường xây dựng lớn: “An toàn là
bạn, tai nạn là thù” treo khắp nơi.
Tôi không biết phải gọi công tŕnh này là đền hay lăng mộ, bởi
mỗi người dân nơi đây gọi một kiểu, nói một cách. Ngày xưa, tại địa
điểm này có một ngôi đền nhỏ có tên Đền Nhà Ông thờ tổ họ Trần, giờ
người trong ḍng họ này phá đi xây lại nên vẫn tôn trọng gọi là Đền
Nhà Ông.
C̣n theo lư giải của người dân, trong công tŕnh này sẽ chứa hài
cốt của các bậc tổ tiên và những người trong ḍng họ, mỗi ông tổ,
người chết đều có một khu thờ tự riêng nên nó có hơi hướng giống một
khu lăng mộ. Tóm lại, công tŕnh này là sự kết hợp của cả hai thể
loại đền và mộ nên gọi thế nào cũng được. Tác giả xin tạm gọi là
lăng mộ.
Mặc dù lăng mộ mới xây thô được một tầng, song đă rất hoành tráng.
Phần móng của lăng mộ ăn sâu xuống ḷng đất 4,2m, được đổ bêtông kín
đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Phần móng nổi lên mặt đất của lăng
mộ cao 2,5m. Tiếp theo phần móng là đến thân lăng mộ thu hẹp lại một
chút. Đứng từ dưới nh́n lên, thấy mái lăng mộ gồm ba lớp bêtông xếp
chồng lên nhau, đua ra ngoài phủ thân lăng mộ. Lớp bêtông trên cùng
dày 1m, hai lớp dưới mỗi lớp dày chừng 0,5m.
Đứng bên ngoài trông tưởng rằng mái của công tŕnh lăng mộ này là
để chống lại bom tấn, kỳ thực, mái bêtông đó được đổ rỗng ruột để
giảm trọng lượng. Phía trước lăng mộ có hai lối lên, mỗi lối gồm 12
bậc thềm dẫn lên hiên mộ. Riêng phần hiên này có thể dùng làm sân
khấu hoành tráng. Đường vào lăng mộ gồm 3 cửa chính rất lớn, theo
cánh thợ xây, sẽ có những tấm cửa nặng nhiều tấn để bảo vệ công
tŕnh.
Toàn bộ công tŕnh lăng mộ này là một khối bêtông sắt thép đồ sộ.
Những phần xây gạch chỉ có tác dụng kết nối các mảng bêtông cốt thép
dày cả mét.
Anh Trần Văn Thanh, người giám sát xây dựng dẫn tôi đi tham quan
phía trong lăng mộ. Không gian tầng trệt lăng mộ rộng mênh mông. Để
đỡ khối bêtông có lẽ đến gần ngàn tấn, tôi đếm có đến 6 dăy cột trụ
bêtông, mỗi dăy gồm 7 cột. Tổng cộng có 42 cột to lừng lững. Trong
pḥng lại có 3 cầu thang dẫn lên tầng trên. Tại tầng trệt có hầm mộ
lưu trữ hài cốt của cụ tổ ḍng họ. Ngay trên hầm mộ đó sẽ là bàn thờ
chính, c̣n hai bên hông của căn pḥng được xây thành những ô nhỏ,
mỗi ô rộng khoảng 6m2, xây chồng lên nhau từ đáy pḥng lên tận áp
mái. Mấy chục ô này sẽ là những bàn thờ, thờ những người đă khuất.
Tầng hầm lăng mộ như một lô cốt khổng lồ ẩn sâu trong ḷng đất
với 25 căn pḥng, gồm 20 pḥng thông nhau, 4 pḥng xây kín và một
pḥng hội trường rộng mênh mông. Những kỹ sư, thợ xây và cả chị Trần
Thị Lư, là người trong họ được phân công trông coi lăng mộ cũng
không biết 20 pḥng thông nhau để làm ǵ, chỉ biết 4 pḥng kín là
kho chứa vật dụng, tài sản, c̣n pḥng lớn nhất để hội họp. Tổng diện
tích sàn một của lăng mộ rộng tới 740m2. Theo câu chuyện
vui của đám thợ xây, nếu có chiến tranh, bom rải thảm ở làng Phương
La th́ các cụ họ Trần vẫn đàng hoàng ngồi họp hành bàn việc họ!
Anh Thanh, người giám sát lăng mộ lôi hai tập hồ sơ thiết kế dày
cả trăm trang khổ giấy Ao cho tôi xem. Theo anh, đây chỉ là hồ sơ
tổng thể, c̣n hồ sơ chi tiết phải dày hơn ngàn trang.
Nói về việc ông chủ đầu tư của ḍng họ này cất công đi t́m thiết
kế cho công tŕnh lăng mộ tâm huyết của ḿnh cũng thật lắm gian nan.
Đại gia Trần Văn Sen trong một chuyến đi tham quan các công tŕnh
kiến trúc lịch sử của Trung Quốc chợt nhận ra rằng, ḍng họ Trần ở
Trung Quốc làm đền thờ, lăng mộ to quá, vĩ đại quá, ông thấy tủi cho
họ Trần của ḿnh ở quê nhà chỉ có cái Đền Nhà Ông thờ tổ Trần Hoàng
Nghị bé tẹo.
Đại gia này về nhà bàn bạc với ḍng họ và cả họ đều sôi nổi khẳng
định: “Có cụ tổ Nghị th́ mới có cụ Trần Thủ Độ, mà cụ Độ là người
sáng lập triều Trần, cụ có vai tṛ rất quan trọng trong việc lănh
đạo dân tộc đánh tan quân Nguyên - Mông lần thứ nhất. Công của cụ
Nghị, cụ Độ với đất nước này to lắm, nên phải làm cho ra tṛ để con
cháu trông vào tấm gương lớn mà noi theo”.
Cũng xin nói thêm rằng, lăng mộ đang xây dựng này là của con cháu
họ Trần mà cụ tổ là Trần Hoàng Nghị. Theo sử cũ ghi lại, cụ Nghị có
công lập ra làng Phương La, đem nghề dệt đũi về làng và sinh ra 3
người con là Trần An Bang, Trần An Quốc và Trần An Hạ. Cụ Bang chính
là Thái sư Trần Thủ Độ, người có câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa
rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”, khi vua tôi nhà Trần lo lắng về sự
xâm lược của quân Nguyên.
Việc con cháu họ Trần ở làng Phương La có đích xác là con cháu
của cụ tổ Trần Hoàng Nghị, người sinh ra Thái sư Trần Thủ Độ hay
không tác giả không dám khẳng định. Nhưng việc họ Trần đang xây lăng
mộ để chứa hài cốt và thờ phụng cụ Nghị cùng tổ tiên họ Trần là rơ
ràng.
Để ḍng họ được rạng rỡ, con cháu đời sau không quên công lao của
các cụ tổ, đại gia Trần Văn Sen đă bỏ công tham khảo rất nhiều công
tŕnh lăng mộ trên thế giới. Ông thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế
công tŕnh lăng mộ của ḍng họ cao tới 51m, gồm 6 tầng chính và một
tầng hầm, một tầng áp mái, theo những h́nh thức, kiến trúc Trung
Quốc và có cải tiến cho hợp với văn hóa Việt Nam. Tham vọng của ông
và ḍng họ là xây lăng mộ thật to, thật cao, để người đứng bên kia
sông Hồng, thuộc đất Hà Nam và các xă xung quanh cũng phải nh́n thấy
rơ mồn một.
Công tŕnh lăng mộ là những khối bêtông đồ sộ, rất nặng, hơn nữa
nền đất ở khu vực này yếu nên mới chỉ xây được một tầng th́ đă có
biểu hiện lún. Ông Sen mời các chuyên gia của Pháp về tận nơi thực
địa, nghiên cứu và khuyên chỉ nên làm 3 tầng cho hài ḥa với cảnh
vật xung quanh. Vả lại, việc xây dựng lăng mộ quá cao trên nền đất
yếu sẽ không được bền vững lại rất nguy hiểm. Vậy là, việc thiết kế
lại được giao cho các chuyên gia Pháp của Công ty Thiết kế kiến trúc
và Thương mại Việt Pháp T - GROUP, trụ sở 34, Láng Hạ, Hà Nội.
Theo hồ sơ thiết kế của công ty này th́ lăng mộ sẽ cao 23,39m,
gồm 3 tầng chính và một tầng áp mái, trong đó tầng trệt cao 10,69m,
tầng hai 5,5m, tầng ba cao 4,5m và tầng áp mái cao 2,7m, ngoài ra
c̣n có tầng hầm sâu 4,2m. Qua hồ sơ thiết kế có thể h́nh dung được
bề ngoài của lăng mộ.
Mái tầng một của lăng mộ sẽ có đôi rồng khổng lồ chầu vào chiếc
“bánh xe lịch sử” ở trung tâm mặt trước lăng mộ. Những tầng trên,
các mái dốc đều có rồng chầu mặt nguyệt. H́nh thù rồng, mặt nguyệt
cùng các h́nh vẽ, h́nh khắc đều được sự tư vấn của các nhà sử học để
cho phù hợp với văn hóa đời Lư và đời Trần (v́ cụ Nghị lập làng thời
Lư, c̣n cụ Độ làm rạng danh ḍng họ thời Trần). Bề mặt lăng mộ sẽ
được ốp đá cẩm thạch tạo sự cổ kính, linh thiêng.
Hiện tại, không ai biết để hoàn thiện lăng mộ này sẽ tốn kém bao
nhiêu tiền của. Ngay cả cụ Trần Văn Thoan, chú ruột của đại gia Trần
Văn Sen, là người có vai vế nhất trong ḍng họ, được phân công chỉ
đạo công tŕnh cũng không nắm được chi phí cho việc xây dựng lăng mộ
này là bao nhiêu. Tất cả ximăng, sắt thép đều do đại gia Sen chỉ đạo
mua ở tận đẩu tận đâu, rồi từng đoàn xe tải rầm rập chở về. Các kỹ
sư, thợ xây cứ việc trộn vật liệu, ghép sắt thép vào mà đổ bêtông,
mà xây như thiết kế, xây thật chắc chắn.
Công việc xây dựng cũng vô cùng kỳ công. Từ tháng 6/2002 công
tŕnh khởi công, vậy mà đến nay, đă 4 năm trôi qua, 40 công nhân, kỹ
sư ăn ngủ trong 6 gian nhà tạm dựng lên gần đó, làm việc chăm chỉ mà
mới chỉ xong được một tầng hầm và một tầng trệt xây thô. Không biết
bao giờ mới xong 2 tầng c̣n lại, rồi hoàn thiện nội thất, ngoại
thất, rồi c̣n quần thể các công tŕnh xung quanh lăng mộ trên diện
tích 50.000m2. Để hoàn thiện công tŕnh đặc biệt này,
chắc cũng phải tính thời gian bằng thập niên.
Tuy nhiên, theo anh Thanh, riêng tiền công trả cho thợ xây (mà
xây mới xong phần thô của tầng hầm và tầng trệt) đă là 1 tỉ đồng. Cứ
theo cách tính toán thông thường của những thợ xây nghiệp dư qua 1
tỉ đồng tiền công, th́ tổng đầu tư bước đầu cho công tŕnh lăng mộ
này đă phải là nhiều tỉ đồng.
Theo chị Trần Thị Lư, ngoài lăng mộ chính th́ trên diện tích
10.000m2 của tổng khu đất 50.000m2 sẽ xây dựng
vô vàn công tŕnh kiến trúc khác nữa, có thể là quần thể đền mộ nhỏ
hơn của từng gia đ́nh, công viên, các khu sinh hoạt văn hóa, các
công tŕnh kiến trúc mô tả đời sống thời Lư - Trần...
Cụ Trần Văn Thoan th́ cho biết, việc mở rộng xây dựng quần thể
lăng mộ ra diện tích 50.000m2 cũng đă bàn tới. Có thể sẽ
đào một cái hồ lớn để tạo phong thủy cho quần thể lăng mộ. Những
thông tin chính về quy hoạch cũng như đầu tư tài chính cho quần thể
lăng mộ họ Trần th́ đại gia Trần Văn Sen giấu kín, không ai được
biết, kể cả người trong ḍng họ.
Ngoài công tŕnh đại lăng mộ này ra th́ làng Phương La cũng đă có
một số công tŕnh cho người âm trị giá bạc tỉ. Khỏi phải nói đâu xa,
cách lăng mộ họ Trần độ 100m, cũng giữa ngôi làng của những tỉ phú
mà đất đắt như vàng, công tŕnh lăng mộ hoành tráng của họ Lê cũng
đang mọc lên. Cấu trúc của lăng mộ này cũng nhiều phần giống lăng mộ
họ Trần, cũng có tầng hầm kín đáo, vững chăi sâu dưới ḷng đất. Theo
người dân, khi hoàn thiện nó cũng tốn cỡ 2,5 tỉ đồng. Việc đầu tư
tài chính vào công tŕnh lăng mộ đều từ các đại gia, cán bộ, quan
chức đang công tác ở nơi khác, do vậy họ không muốn tiết lộ nên cũng
chẳng ai biết, thậm chí, ông Trần Duy Đông, Chủ tịch xă Thái Phương
cũng không nắm được bất cứ thông tin ǵ (ngoài việc nh́n thấy bằng
mắt) về việc xây lăng mộ của họ, họ có tiền th́ họ cứ làm, ông không
b́nh luận.
Tôi đă chịu khó t́m hiểu về chuyện xây dựng lăng mộ của các tỉ
phú, các đại gia và cho đến nay vẫn chưa được chứng kiến một công
tŕnh lăng mộ nào mà quy mô và mức độ tốn kém có thể so sánh với
công tŕnh lăng mộ của họ Trần ở làng Phương La. Ở B́nh Dương, có
ông Huỳnh Phi Dũng đang xây dựng một khu nhà thờ đặt tên là Đại Nam
Quốc Tự quy mô c̣n lớn hơn nhiều. Nhưng đó không phải là lăng mộ.
Hai
ngôi mộ ḍng họ Vũ
|
|
Toàn cảnh khuôn viên mộ cụ bà
Nguyễn Thị Đức, mộ tổ của ḍng họ Vũ ở Chí Linh, Hải
Dương. |
|
Ngôi mộ tổ ḍng họ Vũ ở Chí Linh, Hải Dương được xây toàn
đá xanh, đá trắng nguyên khối. Các đại gia họ Vũ đặt mua những
loại đá này tận trong Thanh Hóa, rồi thuê 37 thợ chạm Ninh
B́nh ngày đêm đục đẽo để biến những khối đá thành các h́nh
khắc, hoặc vuông vức, xếp khít với nhau.
Một ḍng họ cũng rất nổi tiếng trong việc xây mộ, đó là họ
Vũ, mà thủy tổ ở đất Hải Dương. Người trong họ này xây dựng mộ
không khoa trương, không tầng nọ, tầng kia, không ḷe loẹt
xanh đỏ, song nói về mức độ tốn kém th́ cũng thuộc "tốp" những
ngôi mộ tiền tỉ.
Nhắc đến cái tên Trần Văn Khá th́ người dân khắp huyện Chí
Linh, Hải Dương đều biết. Anh Khá nổi tiếng không phải giàu có,
tài năng đặc biệt ǵ, mà v́ đă phát hiện ra ngôi mộ tổ họ Vũ,
rồi bị “ma” hành làm cho khốn khổ một thời gian dài. Giờ đây,
anh lại càng nổi tiếng hơn v́ là người trông coi ngôi mộ đắt
tiền nhất tỉnh Hải Dương.
Người dân xung quanh thường ṭ ṃ t́m đến xem ngôi mộ, họ
phải nhờ anh mở cổng, hỏi anh những câu chuyện xung quanh ngôi
mộ này nên ai cũng biết đến anh.
Ngôi làng Kiệt Thượng (Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương)
nằm ngay chân đê, với những ngôi nhà mái ngói lúp xúp, mái
bằng thấp lè tè lẫn trong những rặng tre. Ngôi mộ tổ họ Vũ nằm
ngay đầu làng, cạnh cánh đồng, không cao to lừng lững, nhưng
sáng choang màu đá, rất sang trọng.
Anh Trần Văn Khá dáng người gầy c̣m, hay chuyện. Nhưng khi
hỏi về chuyện đào thấy ngôi mộ tổ họ Vũ ra sao th́ cứ chối đây
đẩy, không muốn nhắc đến nữa. Theo anh, ngôi mộ là sự ám ảnh
suốt đời anh và gia đ́nh anh cũng như cả làng Kiệt Thượng. Nó
làm anh nổi tiếng, song cũng làm anh khốn đốn suốt mấy năm
trời.
Cha mẹ mất đi, chỉ để lại cho anh Trần Văn Khá túp lều
tranh xơ xác bên cánh đồng. Lấy vợ, anh Khá tự đóng gạch, ước
nguyện xây cho ḿnh một ngôi nhà bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên,
7 năm trời h́ hục nhào đất đóng gạch, 7 lần dựng ḷ đốt gạch
trên mảnh vườn nhà ḿnh th́ 7 lần giông băo, sấm chớp nổi lên
đùng đùng, mưa như trút nước, làm sập ḷ, nát hết gạch.
Năm 1993, chán đốt gạch, anh Khá quyết tâm đào mảnh vườn đó
làm ao thả cá. Bữa ấy, có 5 người nữa là anh em trong nhà tập
trung đào hộ. Đang đào đất th́ chạm phải vật cứng, màu trắng
như phiến đá lớn. Thế nhưng, bổ ra th́ thấy không phải đá mà
là một loại hợp chất vôi và mật.
Nghĩ vớ được mộ cổ của người Trung Quốc, bên trong sẽ có
nhiều vàng bạc nên mấy người bàn tính lấp lại, để đêm ra bới
sau, chứ bới ngay lên, thấy nhiều vàng quá dân xúm lại đ̣i
chia th́ chẳng ăn thua ǵ.
12h đêm hôm đó, 6 người h́ hục đào bới, phá lớp hợp chất
vôi và mật, bẩy tung nắp hầm mộ. Tuy nhiên, một sự kiện lạ
diễn ra, 6 người h́ hục dùng xà beng bẩy, dùng dây thừng và
đ̣n ráng sức khiêng, song chiếc quách vẫn không nhúc nhích,
nặng như khối bêtông, chân tay ai cũng có cảm giác bủn rủn.
Sợ quá, anh Khá liền thắp hương khấn: “Cụ cho con đưa cụ về
mả của làng để cụ được siêu thoát”. Không ngờ, khấn xong, mọi
người xúm vào khiêng thấy không nặng như trước nữa. Bật nắp áo
quan, thấy nước trong vắt, thi thể cụ bà vẫn nguyên vẹn, mùi
hương lan tỏa, nhưng ṃ mẫm măi chỉ thấy mấy đồng trinh bằng
đồng, chiếc bát con và vài món đồ tùy táng không mấy giá trị.
Sáng ra, anh Khá báo cáo chính quyền.
Từ bấy, nhà anh Khá lúc nào cũng đông như hội, người dân
khắp nơi kéo đến xem ngôi mộ hợp chất. Các nhà khoa học từ các
cơ quan chuyên môn trên Hà Nội cũng về t́m hiểu cặn kẽ ngôi mộ
1.200 năm tuổi này.
Anh Khá khẳng định, anh là người bạo dạn nhất làng, từ bé
đă không biết sợ tối, sợ ma. Anh kể: Hồi thanh niên, đêm nào
anh cũng úp cá, soi ếch ngoài đồng, trong nghĩa địa làng. Có
lần, nửa đêm ngồi trên nóc ngôi mộ mới chôn xem mặt mũi con ma
thế nào, nhưng tuyệt nhiên không gặp. Anh không tin trên đời
lại có ma.
Thế nhưng, sau ngày đào phải ngôi mộ hợp chất, suốt 3 tháng
10 ngày, đêm nào cũng vậy, cứ rùng ḿnh một cái, tỉnh dậy, lại
thấy h́nh người mặc áo trắng đứng ở đầu giường. Tay chân nh́n
rơ mồn một, nhưng khuôn mặt không nh́n thấy đâu. Từ rất xa
văng vẳng vọng đến câu nói: “Mày phá nhà tao, mày trả lại nhà
tao...”.
Lần nào anh Khá cũng kêu vợ cứu, nhưng chị vợ sợ "văi linh
hồn", cứ trùm chăn kín mít. Cô con gái và người chị gái cũng
mấy lần sợ chết khiếp khi mơ thấy h́nh người mặc áo trắng lướt
đi ngoài sân.
Câu chuyện này là anh Khá kể, tôi th́ chẳng tin chuyện có
ma, v́ tôi chưa gặp ma bao giờ, chỉ biết rằng, sau đó anh Khá
trở nên lơ nga lơ ngơ, không biết ǵ suốt mấy tháng trời. Cả
ngày anh chỉ ngồi như một khúc gỗ, hiền như củ khoai, đôi mắt
vô hồn, không tự ăn uống, không tự vệ sinh được. Chị vợ phải
chăm sóc cho anh như một đứa trẻ.
Có thời gian anh Khá tỉnh táo, sợ quá bỏ vào B́nh Dương
sinh sống. Tuy nhiên, đêm nào anh cũng dựng tóc gáy v́... thấy
"ma" (?!). Không trốn được “ma”, anh lại trở về, rồi nghe thầy
cúng, thầy bói hướng dẫn, anh vay nóng 5 triệu đồng với lăi
suất 5%/tháng để xây lại mộ, xây miếu cho bà cụ. Thế nhưng,
xây xong rồi mà đêm vẫn gặp “ma”, thầy bói lại bảo phải đập ra
xây lại, anh Khá tiếp tục làm theo.
Anh Khá kể, suốt 2 năm trời sau đó, ngày đêm anh thắp
hương, cúng khấn ngoài mộ nên mới được yên thân. Tất cả tài
sản của bà cụ, từ những tấm quách (mà có người trả 5 triệu anh
Khá chưa bán v́ chê rẻ, sau khi gặp “ma” th́ không dám bán
nữa), đến những đồng trinh, mẩu gỗ nhỏ xíu bằng ngón tay của
bà cụ anh cũng đem ra mộ chôn tất.
Năm 2003, hai đại gia là Vũ H. và Vơ Văn H. t́m về nhà anh
Khá và bảo người dưới mộ là bà Nguyễn Thị Đức, thân mẫu của cụ
Vũ Hồn, tổ nhà các anh, hiện đang thờ ở làng Mộ Trạch (Tân
Hồng, B́nh Giang, Hải Dương). Hai đại gia cũng đề nghị anh Khá
ra giá mảnh đất 306m2, nơi có ngôi mộ của cụ Đức.
Anh Khá bảo, lúc đó đ̣i cả trăm triệu hai đại gia này cũng
mua, nhưng nghĩ đến ngôi mộ anh đă lạnh sống lưng nên chỉ ra
giá 25 triệu đồng. Tất nhiên, hai đại gia này đồng ư ngay,
không một lời bớt xén.
Sau ngày hôm đó, anh Khá trở thành người giám sát việc xây
mộ giúp hai đại gia, nấu nướng, phục vụ 37 thợ xây, thợ chạm
khắc đá từ măi Ninh B́nh ra ăn ở, làm việc suốt 1 năm trời.
Thỉnh thoảng cũng có từng đoàn người với xe lớn, xe bé sang
trọng kéo về chật làng, song anh cũng chỉ biết họ là con cháu
họ Vũ.
Ngôi mộ được xây bởi những chất liệu vĩnh cửu, gồm toàn đá
xanh, đá trắng nguyên khối. Để có được loại đá đặc biệt này,
các đại gia phải đặt mua tận trong Thanh Hóa, rồi từng đoàn xe
trọng tải lớn rầm rập chở về Chí Linh. 37 thợ chạm khắc lành
nghề ở Ninh B́nh dựng lều, ngày đêm đục đẽo chan chát để biến
những khối đá thành các h́nh khắc, hoặc vuông vức, xếp khít
với nhau.
Công tŕnh này được xây dựng chắc chắn, cẩn thận đến nỗi
tường bao xung quanh cũng được đổ toàn bằng bêtông cốt thép.
Riêng 4 bức tường đă ngốn hơn 1.000 bao ximăng cùng với hàng
chục tấn sắt phi 16. Tuy nhiên, chi phí xây cả 4 bức tường đó
cũng chỉ bằng cái lư hương bằng đá, hoặc một cái cột đá nguyên
khối chạm trổ tinh tế nặng vài tấn.
Toàn bộ khu sinh phần là một khối đá khổng lồ, chôn xuống
ḷng đất 1,7m, bề mặt rộng 30m2. Để chống lún,
người ta đă đào sâu xuống ḷng đất, đầm nện chắc chắn, sau đó
đổ một lớp bêtông rộng vài chục mét vuông, rất dày làm móng,
sau đó mới xây khuôn đặt hài cốt và xếp các khối đá, mỗi khối
nặng 1,3 tấn khít vào nhau.
Các khối đá được mài giũa kỳ công đến nỗi khi xếp vào khít
chặt với nhau. Những khối đá này được phết chất kết dính là
liền luôn thành một khối đá lớn. Cả khu sinh phần đă biến
thành một khối đá khổng lồ nặng cả trăm tấn.
Đứng bên ngoài trông vào, thấy ngôi mộ cụ bà Nguyễn Thị Đức
có vẻ giản dị, song anh Khá bảo, chỉ nhẩm tính đơn giản cũng
thấy ngôi mộ này phải tốn hàng tỉ đồng. Con số chi phí xây
dựng ngôi mộ này là bao nhiêu, hai tỉ phú Vũ H. và Vơ Văn H.
không tiết lộ, song theo ông Vũ Hồng Khánh (Hải Pḥng), một
người họ Vũ đă theo sát việc xây ngôi mộ tổ này th́ riêng hai
đại gia trên đây đă quyên góp 1,5 tỉ đồng, chưa kể nhiều người
khác nữa, v́ thế ngôi mộ phải tốn chừng 2 tỉ đồng (?!).
Việc xây dựng ngôi mộ hiện vẫn chưa dừng ở đó. Theo anh
Trần Văn Khá, mấy cụ già họ Vũ đă nhiều lần về gặp anh để bàn
bạc, thỏa thuận việc mua lại toàn bộ diện tích đất ở và đất
ruộng xung quanh ngôi mộ tổ này, kể cả ngôi nhà anh đang ở,
với tổng diện tích 3.000m2.
Theo mấy cụ già họ Vũ bàn bạc th́ họ đang tính toán sẽ xây
dựng tiếp miếu thờ, nhà khách, pḥng họp cùng hàng loạt công
tŕnh nữa phía ngoài khuôn viên ngôi mộ, trên diện tích đất
mua lại của anh Khá để trông nom, bảo quản và hương khói cho
cụ tổ.
Việc bàn bạc c̣n chưa được ngă ngũ v́ anh Khá muốn có khoản
tiền đủ mua đất rồi xây nhà ra mặt đường hoặc thị trấn để buôn
bán, c̣n những người trong họ Vũ th́ muốn đập ngôi nhà khang
trang anh vừa xây cạnh mộ ra để xây lại cho hài ḥa hơn với
cảnh vật xung quanh, rồi muốn gia đ́nh anh tiếp tục sinh sống
ở đây để trông nom mộ, v́ họ chỉ tin tưởng anh.
Anh Khá không thích thế v́ anh đă quá mệt mỏi với cảnh nơm
nớp lo sợ kẻ trộm lẻn vào mộ đào mất cục đá, hay bê mất cái
đầu rồng, cái lư hương th́ đến là mệt, bởi mỗi cục đá ở đây
cũng có giá cả triệu đồng. Hơn nữa, bán hết ruộng đất mà vẫn
sống ở đây th́ không biết lấy ǵ mà ăn.
Mộ tổ họ Vũ quả thực độc đáo và tốn kém khủng khiếp, song
vẫn chưa thấm vào đâu so với ngôi mộ của một chút chít của tổ
Vũ Hồn, đó là ngôi mộ của đại gia Vũ Kha, một đại tỉ phú nổi
danh một thời của Hải Pḥng.
Tôi quen biết với đại gia Kha từ mấy năm nay, song cũng
phải bỏ công thuyết phục măi đại gia này mới cho tận mắt nh́n
thấy khu mộ mà ông đă xây sẵn cho ḿnh. Theo ông Kha, tôi là
người bạn duy nhất mà ông cho xem mộ, c̣n ngoài những người
trong gia đ́nh, kể cả đồng nghiệp, những người sống gần đó,
những cán bộ quản lư văn hóa cũng không biết công tŕnh mộ kỳ
công, tốn kém gần triệu USD của ông.
Ṿng vèo qua những con ngơ lớn vùng ngoại ô thành phố Hải
Pḥng, chiếc cổng sắt cực lớn, có hai tay cầm là chiếc ṿng
sắt, xỏ vào hai lỗ mũi sư tử hiện ra trước mắt ở cuối ngơ. Hai
bên ngơ là hai bức tường dài, cao, bao quanh những dăy nhà
quay mặt về hướng khác, do vậy, khu vực này là đường cụt, hoàn
toàn yên tĩnh, không có bóng người qua lại.
Chiếc Ford cáu cạnh vừa lọt vào cổng, người giúp việc chạy
ra đóng ngay lại và khóa chặt. Tôi không có cảm giác ớn lạnh
như khi đi vào những khu mộ, nghĩa địa khác, ngược lại có cảm
giác như đi vào một khu vực thanh tịnh với những công tŕnh
văn hóa hết sức đặc sắc, thể hiện một tâm hồn tài hoa, rất đặc
biệt của gia chủ. Ông Kha không muốn gọi nơi đây là ngôi mộ,
lăng mộ hay quần thể mộ mà ông muốn gọi là “Cụm văn hóa đồ
đá”.
Theo lời giải thích của ông, nếu gọi là ngôi mộ th́ trong
tương lai không xa có thể người ta sẽ đập phá không thương
tiếc v́ một ngôi mộ của một cá nhân mà tốn kém đất đai, tiền
bạc như thế là không cần thiết, vả lại nếu gọi là mộ sẽ tạo
không khí nặng nề, u ám cho người sống xung quanh và cho người
đến tham quan sau này. Nếu gọi là “Cụm văn hóa đồ đá” sẽ tạo
sự gần gũi và có giá trị quần chúng, giá trị xă hội hơn.
Ước vọng của đại gia này là 100 năm sau, công tŕnh lăng mộ
của ông sẽ biến thành một công tŕnh văn hóa đặc sắc được con
cháu trong ḍng họ, nhân dân địa phương bảo vệ, các nhà khoa
học, các nhà văn hóa thường xuyên lui tới để khám phá, nghiên
cứu, học hỏi. Tôi bảo: “Liệu xây mộ tốn kém quá mức như vậy có
cần thiết không? Có lăng phí quá không?”, th́ đại gia này lư
luận: “Nếu các vị vua của Ai Cập không xây mộ cho ḿnh th́ con
cháu ngàn đời sau sao có công tŕnh Kim Tự Tháp kỳ vĩ mà
ngắm”.
Cách đây chục năm, người dân Hải Pḥng không ai không biết
đến đại gia Vũ Kha. Ông không những là một nhà khoa học với
hàng trăm công tŕnh có giá trị mà c̣n là giám đốc một doanh
nghiệp hàng đầu của Hải Pḥng thời bấy giờ. Trong căn pḥng
làm việc rộng mênh mông của ông ở trung tâm thành phố, tôi
thấy treo khắp nơi toàn là bằng khen, mười mấy cái huy chương
vàng cho các loại sản phẩm mà ông sáng tạo, sản xuất cung ứng
cho thị trường. Công việc thuận lợi, tiền nhiều không kể xiết,
mà lại đă tuổi ngoài 60, không biết tiêu tiền thế nào cho hết,
nên ông nghĩ ra chuyện xây lăng mộ cho hai vợ chồng yên nghỉ
sau này.
Ông Kha đă xem khắp khu vực thành phố Hải Pḥng suốt mấy
năm trời mới chọn được mảnh đất này, v́ theo ông, ngoài việc
có phong thủy tốt, nó c̣n rất yên tĩnh. Năm 2003, ông gặp tất
cả những hộ dân xung quanh mảnh đất thỏa thuận, ngă giá mua
lại để mảnh đất được rộng răi, vuông vức. Ông Kha cho các hộ
dân ra giá và dù họ có đ̣i đắt cỡ nào, ông cũng vui vẻ mua.
Mảnh đất rộng 3.000m2 nằm giữa một quận ngoại thành
được tỉ phú Vũ Kha mua với giá 9 tỉ đồng.
|
|
Hầm mộ của
các đại gia |
Chuẩn bị nơi yên nghỉ sau khi về cơi vĩnh hằng, đại gia Vũ Kha ở
Hải Pḥng đầu tư hơn 15 tỷ để xây dựng hầm mộ dưới hồ. C̣n đại gia Nguyễn
Công Đức ở Hà Nội bỏ ra 2,5 tỷ đồng xây mộ cho ḿnh sâu trong ḷng
núi và đang nghiên cứu phương pháp ướp xác kết hợp cả Đông lẫn Tây.
Ngay khi thu gom xong mảnh đất rộng 3.000m2 giữa trung
tâm một quận ngoại thành với giá 9 tỉ đồng, ông Vũ Kha khăn gói quả
mướp vào tận khu vực Núi Nhồi ở Thanh Hóa để tự tay chọn những khối
đá đẹp nhất, đắt nhất. Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải là đá
nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc,
không có màu sắc khác pha tạp. Những khối đá này phải được khai thác
thủ công, tức là dùng sức người đục đẽo tách ra khỏi núi, sau đó vận
chuyển nhẹ nhàng xuống chân núi.
Ông Kha không dùng đá khai thác bằng nổ ḿn, bởi theo ông, những
loại đá khai thác bằng nổ ḿn sẽ om, sức bền không tốt. Những loại
đá xây lăng mộ phải đạt những tiêu chuẩn như mong muốn của ông Kha
th́ mới được coi là đá vĩnh cửu.
Chính việc chọn lựa, khai thác, t́m kiếm những loại đá đặc biệt
này rất khó khăn nên giá cả của nó cũng cực đắt. Mỗi mét khối đá ông
Kha mua ở khu vực núi Nhồi, tùy loại trắng, xanh, đen mà có giá từ
10 đến 30 triệu đồng. Đặc biệt, khối đá đen nặng 10 tấn làm tháp mộ,
đối với ông Kha giờ đây nó là vô giá. Dù ai trả tiền tỉ cho khối đá
này cũng sẽ nhận được từ ông những cái lắc đầu.
Trên cùng tháp đá đặt tượng bán thân ông Kha, bức tượng này được
đẽo chạm từ một khối đá đen tuyệt đẹp. Ông Kha kể rằng, để tượng đá
của ḿnh linh thiêng, ngày nào ông cũng yểm tâm vào đó. Mặt trước
tháp đá là những ḍng chữ khắc nội dung kể về tài năng cũng như
những đóng góp của ông cho xă hội.
|
Mộ phần của vợ chồng ông Vũ Kha nằm
dưới hồ nước này. |
Cách đây 5 năm, để mua được khối đá đen cực lớn, không có đường
vân, không nứt nẻ, không pha tạp màu khác để làm tháp mộ này, ông
phải bỏ ra 10 cây vàng, cộng với 15 cây vàng thuê mấy chục người cả
tháng trời đục đẽo, trục khối đá ra khỏi núi rồi dùng xe tải hạng
nặng chở từ Thanh Hóa ra Hải Pḥng.
Khối đá làm tháp mộ mà ông Kha đang sở hữu giá trị như vậy là v́
loại đá đen chất lượng cao nhất chỉ có ở khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa.
Tuy nhiên, từ mấy năm nay chính quyền tỉnh Thanh Hóa đă cấm khai
thác, nên các đại gia khác có tiền cũng không mua được.
Sau khi vận chuyển được mấy trăm khối đá xanh, đá đen, đá trắng
về Hải Pḥng, ông Kha lên Hà Nội tuyển mộ những họa sĩ tài ba, những
chuyên gia chạm khắc, tốt nghiệp Trường đại học Mỹ thuật, trong đó
có 3 anh em họa sĩ Trần Minh Tuấn về nhà ông ăn ở, ngày đêm kẻ vẽ,
thiết kế, chạm khắc, mài giũa tỉ mẩn từng viên đá theo ư tưởng của
ông.
Suốt 5 năm trời cần mẫn làm việc, khu trung tâm mộ mới hoàn
thành. Đứng trong khuôn viên, nh́n lăng mộ không thấy sự hoành
tráng, song ẩn sâu trong ḷng đất là cả một sự kỳ công đầy nghệ
thuật.
Khu trung tâm phần mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau
những hàng cau vua rợp bóng. Cổng vào giản dị là hai cột đá đen. Mái
cổng cũng là một tấm đá đen bóng. Toàn bộ phần diện tích khuôn viên
trung tâm phần mộ đều được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được
mài giũa rất khít. Hầm mộ nằm sâu trong ḷng đất 4m, được bao bọc
bởi những khối đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Hầm mộ gồm hai
ngăn, nơi sau này sẽ đặt hài cốt của vợ chồng ông Kha.
Sau nhiều năm nghiên cứu các kỹ thuật ướp xác, bảo quản xương
cốt, ông Kha nhận thấy rằng, nếu đem đốt xương cháy xém phần ngoài
sẽ sinh cácbon, mà cácbon là chất vĩnh cửu, do vậy sẽ có tác dụng
bảo vệ xương rất tốt (chẳng hạn, những khúc củi cháy dở nằm trong
ḷng đất hàng vạn năm không phân hủy). Ông Kha là nhà khoa học nên
ông hiểu biết rất kỹ về lĩnh vực này.
Khi nào vợ chồng ông tạ thế, đám con cháu sẽ đốt xác bố mẹ theo
hướng dẫn của ông, sau đó sẽ đặt xương cốt xuống hầm mộ. Muốn đặt
xương cốt xuống hầm mộ, phải rút hết nước trong hồ. Dưới đáy hồ lộ
ra những phiến đá lớn. Nhấc những phiến đá này lên sẽ lộ ra nắp hầm
mộ. Những phiến đá và nắp hầm mộ bằng đá xanh nguyên khối này được
các chuyên gia mài giũa chi tiết đến nỗi khi đặt khít vào nhau,
không cần chất kết dính ǵ, vậy mà bơm nước ngập vào mấy năm nay vẫn
không thấm một giọt nước nào vào.
Điều này quả là kỳ tài và khó tin. Vị đại gia này muốn xương cốt
của ḿnh nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh
và cũng để con cháu đời sau được tự hào về khả năng của cha ông
ḿnh. Ông Kha cũng khẳng định, ngôi mộ này là sáng tạo của ông,
không “đụng hàng” bất cứ một ngôi mộ nào trên thế giới.
Ngoài trung tâm mộ phần th́ những thiết kế bằng đá trong quần thể
lăng mộ cũng là những kiệt tác. Đáng kể nhất phải kể đến công tŕnh
mà ông gọi là “vườn treo Babylon”. “Vườn treo Babylon” gồm 3 bậc sàn
bằng đá, 24 cột đá và một mái đá rất lớn. Tất cả được chạm khắc hết
sức tinh tế, chi tiết, đầy tính nghệ thuật và mang tính cách điệu
cao. “Vườn treo Babylon” là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà, bàn luận sau
khi du khách tham quan “Cụm văn hóa đồ đá” đặc biệt này. Ông Kha c̣n
lấp lửng kể rằng dưới ḷng đất có một hệ thống đường hầm dẫn đến hầm
mộ. Tuy nhiên, đây là bí mật mà ông chưa muốn tiết lộ nên tác giả
cũng không dám ṭ ṃ.
Theo ông Kha, toàn bộ đầu tư cho khu vực lăng mộ mà ông gọi là
“Cụm văn hóa đồ đá” này, tính cả tiền mua đất, đă lên đến gần 1
triệu USD. C̣n vô vàn những ư tưởng, những công tŕnh ông ấp ủ, như
xây dựng đôi rồng đá, mỗi con nặng chừng 10 tấn, đầu chầu cổng mộ
phần, đuôi vẫy sau tháp mộ.
Ông Kha c̣n muốn xây dựng một tháp đá giống như tháp bút trước
đền Ngọc Sơn (Hà Nội), một cổng đá như cổng di tích Ngọ Môn ở Huế.
Tại ngôi tháp đá khổng lồ sẽ có một đầu rồng bằng đá được lắp môtơ
để liên tục quay bên nọ, ngó bên kia, đuôi cũng phải vẫy vẫy và mắt
rồng luôn chớp chớp trong bóng đêm.
Ông Kha là một nhà khoa học, từng sáng tạo nhiều công tŕnh khoa
học có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật nên việc đó đối với ông không
có ǵ khó. Theo ông, để biến ngôi mộ thành “Cụm văn hóa đồ đá” hoàn
chỉnh như ư muốn của ông, ước chừng ngốn thêm khoảng 5 tỉ đồng nữa.
Tuy nhiên, công việc đang triển khai th́ công ty của ông lâm vào
cảnh phá sản v́ mặt hàng ông sản xuất không đấu lại được với hàng
hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam, hơn nữa toàn bộ trụ sở doanh
nghiệp rộng mấy ngàn mét vuông giữa trung tâm thành phố bị thu hồi
do nằm vào khu vực quy hoạch.
Mặc dù ông đang lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế, song ước vọng
biến khu mộ của ông thành công tŕnh của trăm, ngàn năm sau, để con
cháu được chiêm ngưỡng vẫn nung nấu và ông sẽ quyết tâm hoàn thành
trước khi rời xa thế giới này. Ông cho biết, một người con là doanh
nhân ở nước ngoài sẽ quyết tâm hỗ trợ tiền bạc để ông hoàn thành tâm
nguyện cả đời của ḿnh, đó là xây dựng lăng mộ với cái tên gọi “Cụm
văn hóa đồ đá” độc đáo nhất Việt Nam.
Một đại gia nữa có công tŕnh mộ độc đáo bậc nhất, tốn kém bạc tỉ
mà tác giả không thể không nhắc đến, đó là ông Nguyễn Công Đức.
Ông Nguyễn Công Đức sinh ra và sống 60 năm ở phố Thái Hà (Hà Nội),
nhưng tính ông thích lang thang đây đó, nay lên rừng mai xuống biển.
Hồi dạo chơi ở khu vực rừng núi Lương Sơn (Ḥa B́nh), thấy mảnh đất
rộng 10 ha nằm trong hơm núi rất đẹp cuối xă Sơn Lâm, ông liền gặp
gia chủ mua luôn, rồi bán ngôi nhà hương hỏa ở phố Thái Hà, đầu tư
tới 5 tỉ đồng xây dựng trang trại, rồi cả ngày ngắm cỏ cây, hoa lá,
vui đùa với các loài động vật.
Được sống với thiên nhiên đến cuối đời vẫn chưa thỏa măn, ông
muốn khi chết vẫn được ḥa ḿnh với rừng xanh núi đỏ, nên đă nghĩ ra
chuyện xây một ngôi mộ trên vách núi hiểm trở với kết cấu có thể ướp
được xác vợ chồng ông vĩnh cửu trong đó.
Để có ngôi mộ độc đáo nhất, ông Đức đă tham khảo tài liệu từ
những “đại mộ” bí ẩn trong ḷng đất của Thành Cát Tư Hăn, Tần Thủy
Hoàng đến những “siêu mộ” lộ thiên là những Kim Tự Tháp của vua chúa
Ai Cập. Ông lang thang vào Huế cả tháng trời để mày ṃ nghiên cứu
các lăng tẩm của vua chúa thời Nguyễn, bỏ công “vi hành” nhiều lần
sang Trung Quốc để tham khảo mộ chí, lăng tẩm của các vị vua, chúa
thời phong kiến Trung Quốc nhằm t́m cho ḿnh một thiết kế hợp lư và
độc đáo nhất.
|
Mộ ông Nguyễn Công Đức trên sườn núi
để ướp xác. |
Trong quá tŕnh du hành t́m hiểu văn hóa xây lăng mộ, ướp xác bên
Trung Quốc, ông đă gặp được thầy địa lư hàng đầu xứ Côn Minh tên là
Vọng A Sao.
Ông Đức đă bỏ ra 50 triệu đồng thuê ông thầy địa lư này sang
Việt Nam để tư vấn, chọn giúp ông chỗ xây mộ, hướng mộ và yểm vào
khu vực xây dựng để trấn trạch long mạch. Sau cả tuần vạch từng bụi
cỏ, hốc đá, nhà địa lư này mới t́m được một địa điểm phù hợp. Ngôi
mộ sẽ quay về hướng tây bắc, nơi có ánh mặt trời lặn xuống sau những
dăy núi phía huyện Kỳ Sơn h́nh mai rùa mỗi buổi chiều.
Xác định được địa điểm xây mộ là vách đá cheo leo, dựng đứng, ông
Đức thuê một lúc mấy chục nhân công khoan núi, nổ ḿn, tạo ra được
một khe núi bằng phẳng, có diện tích mặt bằng rộng hơn 300m2.
Họ đục đẽo núi thành hàng trăm bậc thang đá từ chân núi lên đến
khu trung tâm mộ phần. Ngôi mộ hiện đă tạm hoàn thành phần thô, gồm
3 khu: cảnh quan ṿng ngoài, khu trung tâm và mộ phần.
Mộ phần gồm hai ngăn, đặt giữa khu trung tâm. Hầm mộ sâu vào ḷng
núi tới 4,2m. Nắp hai hầm mộ này là phiến bêtông nặng 2,2 tấn. Sau
này, khi đưa xác ướp vào mộ, sẽ tiếp tục cẩu một phiến đá h́nh ṿm
nặng 3 tấn đè lên lớp bêtông rồi sử dụng các chất liệu kết dính để
cố định chặt hầm mộ. Phiến đá nguyên khối này phải có độ bền cao,
được đẽo gọt, chạm trổ hoa văn đẹp mắt. Hiện những người thợ tài ba
ở Ngũ Hành Sơn trong Đà Nẵng đang chạm khắc, đẽo gọt hai phiến đá
này theo đơn đặt hàng của ông Đức.
Theo sự tính toán khoa học của ông Đức, những loại ḿn có sức
công phá khá mạnh cũng không thể xới tung được hầm mộ đặt xác ướp
của vợ chồng ông lên. Nếu không có sự trợ giúp của máy khoan đá, máy
cắt bêtông, con người không thể thâm nhập được vào nơi đặt sinh phần
của vợ chồng ông một khi đă được đổ bêtông cố định dày cả mét, cùng
với một nắp mộ và một khối đá h́nh ṿm đè lên trên. Để hoàn thành cả
ngoại thất và nội thất ngôi mộ như ư muốn, ông tính sơ sơ cũng mất
chừng 2,5 tỉ đồng.
Việc xây mộ tuy tốn kém, song lại không phức tạp bằng công đoạn
ướp xác. Ông Đức đang nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp ướp xác
kết hợp cả Đông lẫn Tây. Dưới đáy hai hầm mộ ông đă đổ 4 tấn than
đốt từ gỗ trai. Gỗ này rắn chẳng khác ǵ đá, dao bổ vào quằn lưỡi.
Gỗ trai được cho vào hầm kín để đốt cháy từ từ. Than gỗ trai hút ẩm
tốt, sinh cácbon vĩnh cửu và được người Trung Quốc thời xưa dùng phổ
biến để ướp xác, trong quan tài phải được lót một lớp gạo nếp rang.
Phía trên quan tài lại tiếp tục được phủ một lớp than nữa, trên cùng
là lớp vôi bột. Nước từ thi thể chảy ra sẽ bị than, gạo rang, vôi
bột hút sạch, khiến thi thể khô quắt lại.
Tất nhiên, để thi thể không bị phân hủy sẽ phải dùng một số loại
hương liệu, hóa chất diệt trùng đặc biệt khác nữa để tẩm ướp. Những
loại hương liệu, hóa chất đặc biệt này ông đă có nguồn mua từ Trung
Quốc cả rồi. Ông Đức đang chuẩn bị sử dụng kỹ thuật ướp xác mà ông
nghiên cứu để ướp thử xác thỏ, lợn hoặc chó. Nếu vài năm sau mà xác
con vật khô quắt lại, không có dấu hiệu phân hủy th́ ông sẽ sử dụng
kỹ thuật này để ướp xác vợ chồng ông. C̣n nếu không được như ư muốn
th́ lại phải tiếp tục nghiên cứu.
Quan tài mà ông Đức sẽ sử dụng gồm ba lớp, là loại gỗ trầm hoặc
ngọc am, loại gỗ rất bền, thơm, diệt khuẩn tốt. Điểm mấu chốt là hầm
mộ sẽ được xây bịt kín, đắp kiên cố và sử dụng kỹ thuật hiện đại để
rút hết không khí.
Tôi hỏi ông Nguyễn Công Đức: “Việc xây mộ và ướp xác của ông có
phải là cách chơi ngông?”. Ông bảo, kỹ thuật ướp xác là một kỳ công
của con người và đó cũng là một phần của văn minh nhân loại. Ông
muốn lưu giữ cho thế hệ sau một kỳ công về thuật xây lăng mộ và kỹ
thuật ướp xác. Con người ông Đức cũng như những đại gia quan tâm đến
chuyện xây mộ mà tôi từng gặp thật lạ, thật đặc biệt. Không biết rồi
xác ướp của vợ chồng ông Nguyễn Công Đức có nằm trong hầm mộ hay lại
nằm ở một nơi nào đó trong hệ thống hang động phức tạp, sâu cả ngàn
mét trong ḷng những dăy núi đá hùng vĩ nơi trang trại đặc biệt của
ông?
Việc xây mộ cũng như dựng từ đường, xây đền, chùa, miếu, mạo là
vấn đề tín ngưỡng đă ăn sâu vào gốc rễ đời sống cũng như văn hóa dân
tộc bao đời nay là tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ
tông, tiền bối. Tuy nhiên, theo đa số ư kiến việc xây mộ quá tốn kém
đất đai, tiền bạc trong bối cảnh đất nước c̣n nghèo là rất lăng phí.
|
|