Thần thọai
Bách Việt
Phạm quốc sơn
Bô Lăo, người giữ thần thoại Việt
Cho đến trước thời đại biến động trên đất nước ta cách đây hơn
nửa thế kỷ, h́nh ảnh êm đềm trong gia đ́nh của làng xóm Việt Nam
vẫn là: Sau bữa cơm chiều của một ngày đồng áng nương rẫy, con
cháu quây quần chung quanh ông bà để nghe kể chuyện đời xưa. Đây
không những tập tục quen thuộc trong cuộc sống tổ tiên ta mà c̣n
của tất cả những tộc người trên giải đất Bách Việt. Câu tục ngữ
“Ăn cơm mới, nói chuyện cũ” không phải riêng của chúng ta mà c̣n
phổ biến cùng khắp các dân tộc anh em, người Hán về sau dịch ra
thành câu: “Khất tân cốc, thuyết cựu thoại.” Cuốn sách đầu tiên
Trung Quốc chép về dân tộc phương nam là Hoa Dương Quốc Chí của
Thường Cừ vào thế kỷ thứ 4, viết: “Theo tục Nam Man, người mà có
tài thuyết phục hơn người được gọi là Lăo. Đó là người được
quyền chủ tŕ các buổi họp bàn bạc, trong đó họ thường kể chuyện
ngụ ngôn, gọi là cổ tích di.”
“Cổ tích di” chính là kho tàng thần thoại Bách Việt mà tác giả
là các bô lăo, họ cũng là người lưu giữ kho tàng Văn Hóa Dân Tộc
này để kư thác lại cho con cháu đời sau qua nghệ thuật truyền
khẩu.
Thần thoại của bô lăo không hẳn là cổ tích thần tiên để “mua
vui,” v́ mỗi câu chuyện trong đó chứa đựng một ẩn đề của người
xưa. Những sự biến trong thời chưa có sử chỉ có thể sống c̣n
trong tâm thức và hoài niệm chúng ta qua dạng thần thoại. “Thần
thoại là sự nói lên bằng ngôn ngữ của thần bí: diễn tả những
điều có thực không thấy được bằng phương tiện của những điều
thấy được”(J. Schniewind 1953: 47). Định nghĩa này rất gần gũi
với quan điểm của giới khảo cổ học rằng huyền thoại là thần tích
(sacred tale).
Đối với con người thời ban sơ, vạn vật trần gian đều mang mầu
sắc huyền bí. Con người bỡ ngỡ trước các hiện tượng thiên nhiên.
Sấm chớp, giông băo, lụt lội, những cơn thịnh nộ thiên tai làm
con người kính sợ. Họ dùng trí tưởng tượng mà nhân cách hóa hoặc
thần thánh hóa thiên nhiên, “tạo ra thần thánh qua h́nh ảnh của
chính ḿnh” để tự lư giải với ḿnh. Họ dựa vào cái biết trong
cuộc sống để sáng tạo nên thế giới không thể biết của thần linh.
Đang khi thế giới ấy h́nh thành th́ biết bao truyện linh dị
hoang đường được thêu dệt. Thần thoại ra đời như thế.
Tại địa bàn các tộc Việt cổ, một số lượng lớn truyện thần thoại
c̣n được truyền đến các thế hệ con cháu ngày nay qua thuật
truyền khẩu và có lịch sử rất xa xưa. Đa số là những truyền tích
về thời nguyên thỉ, thuở sáng lập Trời và Đất, khai sinh nhân
loại, nguồn gốc muôn loài hoặc gốc gác mỗi giống dân, đều được
kể rất sống động bằng ngôn ngữ thần thoại.
Tổ tiên người Việt cổ sáng tác đủ loại thần tích quanh nguồn gốc
huyền bí của vũ trụ, sự phân hai Trời và Đất. Huyền thuyết “Tổ
phụ loài người” của người Nạp Tây kể rằng: Ngày xưa Trời và Đất
chia đôi, vũ trụ là chất hơi mầu xanh. Một hôm nọ, bỗng lóe lên
một ánh sáng rực rỡ và một âm thanh êm dịu. Âm thanh bèn biến
thành một vị thần mang một quả trứng trắng. Trứng nở ra một con
gà trắng. Con gà trắng này có mang theo chín vị thần tạo lập ra
trời. Thế gian được tạo dựng như thế. Thần thoại dân Nạp Tây gợi
cho ta liên tưởng đến một giấc chiêm bao huyễn ảo.
Thần thoại khác của người A Xương thuật rằng thuở ban đầu, vũ
trụ ở trong t́nh trạng hỗn loạn, không bóng tối không ánh sáng;
không trên không dưới, không điểm tựa để nâng; không sức đẩy,
không cương vực, vô giới hạn. Măi đến thời về sau từ cơi hỗn độn
một tia sáng phát ra, bấy giờ bèn có sáng tối, mặt trời mặt
trăng mới xuất hiện. Ánh sáng và bóng tối sinh ra ông Già Bà Mạ
và vợ ông là bà Già Bà Mị, cùng một đám gồm 30 thiên tướng và 30
thiên binh. Từ đó, thiên đế là ông Già Bà Mạ và thiên địa là bà
Già Bà Mị sinh đẻ ra thế gian. Trong lịch sử nhân loại, những
thần thoại tương tự như trên phơi bày ḷng tin nguồn gốc tạo
dựng vũ trụ của người thái cổ. Trời đất có thể nhỏ bé nhưng óc
tưởng tượng con người đă nghĩ ra chúng quả là vô giới hạn.
Những sắc dân Bách Việt khác c̣n có vô số các thần thoại về
nguồn gốc loài người. Thần thoại của các Việt tộc như Thái, Mèo
(Mông), Đô Long kể rằng Thiên Đế đă lấy đất nặn thành loài
người. Dân tộc Ngơa kể rằng con người sinh ra từ hạt bầu trong
trái bầu. Thần thoại người Đức Ngang kể rằng Thiên Đế đă thổi
một trận cuồng phong, rải tung ra 120 cái lá. Lá đực và lá cái
t́m đến nhau để sinh sản thành các tộc người.
Cho dù tường thuật các sự tích khác nhau về nguồn gốc loài
người, nhưng độc đáo ở chỗ những thần thoại này đều mang chung
một số các “mẫu thức” (motif): Cơn đại hồng thủy; hôn nhân “loạn
luân” giữa hai anh em trai-gái ruột với nhau là hai kẻ sống sót
duy nhất sau trận hồng thủy; và con người dùng nỏ bắn rơi mặt
trời, mặt trăng. Ư của ông trời luôn luôn chấp nhận cuộc hôn
nhân này v́ mục đích sinh sản ra nhân loại. Các thần thoại nguồn
gốc nhân loại có lẽ là chứng tích của kư ức mờ nhạt về tổ tiên
chúng ta thời viễn cổ, chấp nhận hôn nhân cùng huyết thống trong
các tập đoàn người ít ỏi ở khắp nơi, v́ lư do sinh tồn. Vấn đề
nội hôn và ngoại hôn, ư thức “cấm kỵ”(taboo) của luân lư sơ thời
trong các xă hội cổ cũng như nguồn gốc nhân loại truyền gửi
trong các huyền thoại đầy lôi cuốn ấy là nguồn nghiên cứu phong
phú cho ngành dân tộc học.
Trong quá tŕnh dài con người chế ngự thiên nhiên, những chuyện
về cầy cấy, gieo trồng, chăn nuôi c̣n là những đề tài chính.
Người thời cổ không thể biết được nguồn gốc lúa mạ, gia súc; cho
nên qua tâm trí tưởng tượng, họ cho đấy là quà là lộc của trời
cho. Rồi đến thời sau đó, con người mới biết tới lễ nghi cúng tế
cho trời đất, hoặc cúng lễ thú vật để cầu khấn mỗi vụ mùa.
Nhưng nếu trời không nhận lễ tế, cứ gây thiên tai thiệt hại mùa
màng th́ sao? Tộc người Bố Lăng (tên gọi có thể do chữ Hán phiên
âm từ tiếng Bố Làng) lưu truyền một sự tích về nông nghiệp như
gián tiếp đưa ra lời giải: Ngày nọ, thần Bà Á Thiên không ban
cho dân Bố Lăng hạt giống với gia súc nữa th́ nhà vua Ngài Lạc
Bố Oa sai loài kiến trắng đục thủng thành tŕ của thần Bà Á
Thiên, thần thua trận nên kiến trắng tha về lại ngũ cốc, gia cầm
và lục súc cho dân. Đàn bà vốn khôn ngoan và cẩn thận nên được
giao việc nuôi gà, đàn ông th́ chăn trâu ḅ. Đàn ông vốn dại dột
và lơ đễnh nên ngày nọ trâu ḅ trốn mất vào rừng. Thế là từ đó
về sau đàn ông phải lănh việc mang tên nỏ vào rừng săn thú.
Ư nghĩa cổ tích này cho ta biết dù con người trong xă hội nông
nghiệp cần được thần ban cho hạt giống và gia súc, nhưng con
người cũng có thể hoạch định mưu kế để địch lại thần nếu không
được thần ban cho. Ở đây ta thấy con người đă đủ tự tin, muốn
làm chủ số phận ḿnh trong cuộc tranh đấu giữa Con Người và
Thiên Nhiên. Và thần thánh tức là phóng ảnh của thiên nhiên.
Truyện “Ngài Lạc Bố Oa” cho thấy thời phát triển xă hội nông
nghiệp của người Bố Lăng. Tại địa bàn đất đai sinh sống lâu đời
của người Bách Việt cổ c̣n rất nhiều chuyện như thế đề cập tới
cuộc tranh đấu giữa thần và người. Một huyền tích khác của người
Lạp Hỗ đại ư tả ư chí phấn đấu để lật đổ ách thống trị của thần
thiên nhiên sau thời đại họ đă tiến sang xă hội nông nghiệp.
Tổ của các tộc Bách Việt:
Hạt trong trái bầu hay Chó Bàn Hồ?
Giống như người cổ ở các nơi khác, nh́n quanh những loài không
phải là giống người, th́ thú vật là loài gần gũi nhất với người
Bách Việt. Khi Con Người Văn Hóa chớm xuất hiện, thú vật là đề
tài mỹ thuật được tập tành vẽ trên đá, nặn tượng, làm đồ
gốmv.v... Rồi thú vật đi vào tâm thức con người: thành những kư
hiệu diễn đạt ư niệm siêu h́nh, tức là biểu tượng đóng vai tṛ
chính qua dạng thức huyền thoại. Trong tự ngữ Hán, người xưa đào
được xương khủng long (dinosaur) không biết đây là loài thú ǵ,
v́ đă không thấy hiện diện trên mặt đất nữa, nên dùng chữ
“tượng” để ví von mà tưởng tượng ra cái không thấy bằng mắt của
họ.
Lần đối mặt đầu tiên, dă thú là con mồi của người, hung dữ hơn
người, và là thù địch. Phản ứng từ tâm lư mâu thuẫn hơn thua
giữa người và thú: đối tượng của chinh phục và sợ hăi, người cổ
biểu tượng hóa mối quan hệ giữa người và thú. Vừa thù trở thành
thân: có quan hệ huyết thống, người giao phối với rắn, chó,
vượn, thuồng luồng v.v...
Khi thực dân Âu Châu đi xâm chiếm thuộc địa, thoạt nghe những
huyền thoại như trên, cho rằng các dân tộc bán khai thờ tổ của
họ là thú vật. Từ đó thuyết Vật Tổ (Totemism) mới xuất hiện và
đă có lần rất thời thượng trong học thuật Tây Phương. Thuyết Vật
Tổ thực ra không phải là một phát minh mới mẻ của thực dân da
trắng. Từ hai ngàn năm trước, đế quốc Hán da vàng khi xâm chiếm
Bách Việt phương nam, do động cơ kỳ thị khinh miệt và trang bị
bằng ư thức hệ Hán nho, họ đă không thể nào hiểu nổi ẩn dụ trong
“cổ tích nam di” không xếp các dân tộc phương nam vào loại người
mà liệt vào “ṇi giống của chó, vượn, rắn rết, kiến, sâu bọ, quỷ
ma...” Người đại biểu của thánh giáo Hán nho phương bắc bị đày
đi làm quan cai trị phương nam là Hàn Dũ đă phát biểu “lũ chúng
tựa loài hầu, vượn.” Thế nên người Hán Hoa cảm thấy thản nhiên
vạch ra chính sách cai trị các giống dân phương nam, và các
giống dân không phải Hán ở các phương đông tây và bắc, cũng đối
xử như thú vật vậy.
Đến giữa thế kỷ 20, chính sách kỳ thị chủng tộc là tàn tích của
chủ nghĩa thực dân hấp hối cáo chung, và đồng lúc thuyết Vật Tổ
đă bị Levi-Strauss khai tử trong tác phẩm Mythologiques (Huyền
Thoại Luận). Đáng tiếc thay, nhiều học giả Trung Quốc và Việt
Nam (trong cũng như ngoài nước) vẫn quyến luyến lanh quanh với
hồn ma thuyết Vật Tổ ấy nhan nhản hiện ra trong các khảo cứu về
nguồn gốc dân tộc.
Động vật (hay thực vật) đă được sử dụng làm biểu tượng hay ẩn dụ
cho luật cấm (taboo) trong quan niệm đạo đức sơ thời của nhân
loại. Người nam và người nữ đầu tiên của cùng một gia đ́nh nhân
loại không được lấy nhau, v́ như thế sẽ phạm tội loạn luân
(incest). Và nếu đầu tiên nhân loại chỉ có một người th́ sao?
Th́ “tức là người ấy phải giao phối với một thực thể biểu tượng
bằng một cái ǵ đó khác với giống người.” Levi-Strauss gọi đây
là một sự “mâu thuẫn thuận lư” (logical contradiction). “Cái ǵ
khác với giống người” này là cái xương sườn của ông Adam sinh ra
bà Eva; cái ǵ khác với bà Âu Cơ trên đất là ông vua rồng tên
Lạc dưới nước v.v...
Nếu ta hiểu được cái “mâu thuẫn thuận lư” này th́ ta sẽ giở lại
những trang cổ thư của người Hán thuật về thần thoại “Chó Bàn
Hồ” của người phương nam và đọc trong ánh sáng mới. Truyện tóm
tắt như sau:
Thuở bắt đầu có thế gian, một nhà vua nọ hứa sẽ gả cô công chúa
cho ai chém được đầu kẻ thù của ông, là viên đô tướng của giặc
Tây Di. Trong triều không ai làm nổi, chỉ riêng một con chó của
nhà vua là hoàn thành được sứ mạng. Nhà Vua buộc ḷng giữ lời
hứa gả công chúa cho chó. Chó bèn rước dâu về ở một động núi cao
phương nam. Về sau nàng sinh được sáu trai và sáu gái, là chư tổ
của dân Nam Man. Đám hậu duệ càng sinh sôi nẩy nở lan tràn khắp
miền nam sông Dương Tử cả đến biên vực láng giềng và xuống tận
vùng thượng du cực nam (tức Bắc Việt sau này). Sách “Đường Thư”
viết như vậy.
Nếu ta thay vai tṛ “chó” bằng nhân vật “người phương nam” th́ ư
nghĩa nội dung vẫn y nguyên. Phan Huy Chú khi cải chính về địa
vực nước Văn Lang, chép: “Kể ra, Nam Hải, Quế Lâm và một nửa đất
Tượng Quận, từ trước khi nhà Tần chưa mở mang đặt quận huyện,
dân đều là c̣n giống Bàn Hồ.” ( Phan Huy Chú:25)
Ngày nay tích Bàn Hồ vẫn c̣n truyền trong tộc người Mông và Dao
ở Lĩnh Nam, và người Tráng (Choang) tại Bắc Bộ nước ta. Tục
truyền người Dao ở Quảng Đông, giữa mỗi nhà đều lập bàn thờ Bàn
Hồ. Người Thổ ở Bắc Bộ ta vẫn c̣n kỵ húy Bàn Hồ và kiêng ăn thịt
chó.
Trong tập “Sưu Thần Kư” có một thần tích khác của người Hán Hoa
chép lại về con chó tổ phụ này: Xưa, có một bà cung nữ già
thường ốm đau bệnh hoạn. Ngày nọ bà tự cứu chữa bằng cách bắt
một con sâu trùng ra từ đầu bà (có lẽ bắt chí trong tóc?). Rồi
bà bỏ con sâu ấy vào trong quả bầu, lấy khay (chữ Hán gọi là
“hồ”) đậy lại. Con sâu hóa thành con chó, nên có tên là chó “bầu
hồ.” Tích bàn hồ hay bầu hồ của Hoa và Bách Việt xoắn xuưt với
nhau tự thời rất xa xưa. “Bầu” là trái bầu nậm, thuộc họ bầu,
bí, dưa; h́nh dạng loại trái của thứ giây leo, đầu trên nhỏ,
bụng dưới ph́nh to ra v́ mang nhiều hạt. Người Bách Việt cổ sánh
trái bầu nậm này như người mẹ vĩ đại mang thai. Trong khi đó,
tộc người Ky Nặc kể rằng tổ loài người là một trái bầu khổng lồ
mọc từ dây bầu lan tràn từ lũng sâu đến đồi cao. Những hạt trong
bụng “mẹ” bầu sinh ra đủ mọi tộc người.
Các dị bản như thế lưu truyền trong các chi tộc thuộc hệ Thái,
Mông, Tráng kể rằng trái bầu hoặc bí khổng lồ là nơi trú ẩn của
cặp anh em trai gái sống sót duy nhất sau cơn đại hồng thủy tàn
phá thế gian. Cuộc hôn phối loạn luân do ư Trời, nhờ đó đă tái
sinh loài người trên mặt đất (Stibel Merrigi, 1938: 331-37 và
Stein, 1942:50). Cũng vậy, ta có thể mường tượng cảnh chiếc tàu
vĩ đại lênh đênh trong cơn hồng thủy của ông già Noah trong Cựu
Ước. Hạt bầu nở mầm thành con người, từa tựa trứng chim huyền
điểu nở ra loài người trong thần thoại Trung Quốc. Huyền thoại
của dân Lạc Việt đă gợi h́nh từ “bầu” ra “bọc” mang một trăm
(100) con của mẹ Âu Cơ: Bụng mang dạ chửa, ta c̣n sử dụng từ ngữ
“mang bầu,” có lẽ của dân Bách Việt cổ chăng?
Nhưng bầu c̣n là một đoạn cong của trời tṛn, nên gọi là “bầu
trời” (hay ṿm trời); cái hồ (là cái đĩa, khay, nắp đậy) là nền
đất. “Bầu hồ” là chữ chỉ động đá núi phương nam, tổ ấm của chồng
chó vợ công chúa sống nuôi con, lớn lên thành các giống người
không đội trời chung với người Hoa Bắc. Bầu hồ có phải là dư ảnh
của hang động cư trú của người Ḥa B́nh, lan tỏa đi thành người
Đông Nam Á và Nam Trung Quốc? Hay là “thiên động” của đạo Hoàng
Lăo phương nam, truyền tụng về một thế giới thần tiên ẩn khuất
trong rặng núi thiêng Câu Lậu và La Phù ở Lĩnh Nam?
“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn” chắc không phải lời của Việt kinh mà của Việt mường, hoặc
những người Việt cổ láng giềng anh em bị đàn áp khinh miệt. Bên
dưới bề nổi của lời van xin t́nh thương là lời nhắc nhở bà tiên
ông rồng ngự trên cao nhớ về nguồn cội xa xăm mẹ bầu, mẹ bí, mẹ
bọc đă sanh các con trên giàn đồi cao lũng sâu quê hương.
Caption h́nh: Tượng gốm nô t́ người Côn Luân ôm b́nh trái bầu
nậm. Gốm men nâu làm thời nhà Lư ( Đại Việt). Thần thoại lưu
truyền trong các ḍng Bách Việt lớn, là chúng ta đều sinh ra từ
những hạt bầu trong cùng một “mẹ bầu”. Sánh với dị bản thần
thoại Lạc Việt: mẹ Âu Cơ sinh ra “ bọc trăm con.” (Sưu tập gốm
của Phan Quốc Sơn). |