Thế
nào là "Hà Nội 36 phố phường"?
Nội
thành Hà Nội hiện nay có 7 quận gồm 102 phường, tức 102 đơn vị hành
chính cấp cơ sở với trên 400 phố và ngơ.
Nhưng đó là phường và phố Hà Nội hiện nay. C̣n ca dao cổ có câu:
Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh...
Câu ca dao đó nay ai cũng thuộc nhưng không chính xác!
Thực ra, phố và phường là hai phạm trù khác nhau.
Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người
cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) th́ c̣n một nội dung nữa,
chỉ những khu vực địa lư được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở
kinh thành Thăng Long. Sử cũ c̣n ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ
Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và
Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy Thăng
Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định
hành chính đó.
Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi gọi Thăng Long là phủ Hoài Đức và
chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại.
Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại;
huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường, thôn, trại. Tổng
cộng phủ Hoài Đức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239
phường, thôn, trại.
Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y
nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do
sáp nhập): Thọ Xương c̣n 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận c̣n 40
phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là
nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc
trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà
Nguyễn đă đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào
tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Đó là một việc làm
của chủ trương "hạ cấp" Thăng Long.
Như thế, không làm ǵ có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có
Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239
phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường, thôn, trại.
Do t́nh h́nh chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đă phân ra làm
nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn.
Bây giờ sang vấn đề "phố". Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên
nghĩa là một khu vực hành chính th́ phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng,
nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có
thể là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ
trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hoá để buôn bán. Cho nên ví dụ như
cụm từ phố Hàng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng
có bán mặt hàng là trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà có
bán mặt hàng chiếu... Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành
một dăy (dài hoặc ngắn là tuỳ) nên cái dăy gồm nhiều phố ấy (phố với
nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. Và dần dần cái
từ phố với biến nghĩa là một dăy các cửa hàng cửa hiệu đă lấn át cái
từ phố có nguyên nghĩa là một ngôi nhà bày bán hàng. Và thế là thay v́
nói dăy phố Hàng Chiếu, người ta nói phố Hàng Chiếu, phố Hàng Bạc...
để chỉ những con đường mà hai bên là những ngôi nhà bày bán chiếu, bán
vàng bạc... Hiện nay trong ngôn ngữ miền Bắc, từ phố với nguyên nghĩa
là ngôi nhà, cửa hàng đă phai mờ hoàn toàn, song miền Trung, miền Nam
th́ lớp trung niên trở lên vẫn sử dụng.
Do sự h́nh thành như vậy mà trong một phường cổ có nhiều phố. Như cùng
trong phường Đông Các có phố Hàng Bạc, phố Hàng Mắm, phố Hàng Giày...
Cho nên phường không bao giờ lại ngang hàng với phố mà là trùm lên các
phố. Và cũng v́ thế, 36 phường thời Lê không thể là 36 phố + phường
được./. |