| |
|
Thử t́m hiểu đời sống người tiền - sơ
sử
trên đất B́nh Dương qua các di tích khảo cổ
ĐỖ TIÊN
Vết tích của người tiền sử để lại khá nhiều trên địa phận tỉnh B́nh
Dương ngày nay. Đó là những địa điểm cư trú và mộ táng với hàng ngàn
hiện vật đă được các nhà khảo cổ t́m thấy. Các di tích được xác định
niên đại khoảng từ 2500 đến 3500 năm cách ngày nay là các di tích Dốc
Chùa, di tích Cù Lao Rùa, di tích Mỹ Lộc đều thuộc huyện Tân Uyên. Di
tích có niên đại muộn hơn khoảng từ 1800 năm đến 2000 năm cách ngày nay
thuộc thời sơ sử là di tích Phú Chánh cũng thuộc huyện Tân Uyên. Ngoài
ra c̣n có một số địa điểm có dấu vết của người xưa được phát hiện nhưng
chưa tiến hành khai quật như địa điểm Bà Lụa thuộc phường Chánh Nghĩa-
thị xă Thủ Dầu Một, địa điểm Vịnh Bà Kỳ xă Tân Định huyện Bến Cát, địa
điểm Hàn Ông Đại xă Tân Định huyện Tân Uyên. Những địa điểm này qua quá
tŕnh điều tra đào thám sát đă thu được một số hiện vật cũng được xác
định niên đại khoảng từ 2500 năm đến 3500 năm cách ngày nay. Qua các đợt
khai quật và đào thám sát, các nhà khảo cổ đă thu thập được hàng ngàn
hiện vật nhiều loại h́nh , nhiều chất liệu khác nhau như các loại công
cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, công cụ nghề thủ công, đồ trang
sức, các loại áo quan mộ táng, đồ tùy táng... với các chất liệu đá, đồng,
đất nung, gỗ... Những di vật hàng ngàn năm bị chôn vùi dưới ḷng đất hầu
hết đều bị vỡ, bị mềm mủn, bị phân hóa...nhưng những hiện vật gần như vô
tri vô giác đó đă cho chúng ta biết rất nhiều điều về đời sống của người
xưa trên mảnh đất chúng ta đang sống hôm nay.
Đặc điểm vị trí cư trú.
Trong các công tŕnh khảo cổ ở Đông Nam Bộ và cả vùng Nam Bộ nói chung,
các nhà khảo cổ chưa t́m được di vật nào mang h́nh ảnh của con người. V́
vậy chúng ta vẫn chưa thể h́nh dung được người tiền sử ở Nam Bộ có h́nh
dáng và trang phục ra sao? Tuy nhiên qua các di tích của người tiền sử
được t́m thấy, chúng ta biết được rằng: đó là những người có tŕnh độ tổ
chức cao và tư duy khá sắc sảo. Họ đă để lại một số lượng vật chất khá
lớn, một đặc trưng văn hóa riêng biệt của từng vùng miền theo vị trí địa
lư tự nhiên trong suốt quá tŕnh sinh tồn hàng ngàn năm. Tất cả những
chứng tích đó đă khẳng định rằng: đă có một nền văn minh tiền sử từng
hiện hữu trên mảnh đất này.
Tư duy sắc sảo của người xưa thể hiện khá rơ qua vị trí cư trú. Di tích
khai quật đầu tiên ở B́nh Dương vào năm 1976 là di tích Dốc Chùa thuộc
xă Tân Mỹ huyện Tân Uyên, là một địa điểm nằm trên một sườn đồi cao gần
sông Đồng Nai. Di tích Cù Lao Rùa c̣n gọi là cù lao Thạnh Hội khai quật
năm 2003 thuộc xă Thạnh Hội huyện Tân Uyên, là một cù lao rộng lớn trên
sông Đồng Nai. Di tích Mỹ Lộc c̣n gọi là G̣ Đá thuộc xă Tân Mỹ, Tân Uyên
khai quật năm 2004, là địa điểm nằm trên khu g̣ cao bên bờ sông Đồng Nai.
Các vết tích đă phát lộ như ở Bà Lụa, là địa điểm trên một khu đất cao
ven sông Sài G̣n, địa điểm Vịnh Bà Kỳ cạnh sông Thị Tính, địa điểm Hàn
Ông Đại sát bờ sông Bé. Riêng di tích Phú Chánh nằm cạnh một con suối
sâu, vùng đất trủng thấp. Di tích này có niên đại muộn hơn các di tích
kể trên từ khoảng 1000 năm đến 1500 năm, cư dân ở đây đă sử dụng nhà sàn
để ở không cần phải chọn vùng đất cao. Tại đây các nhà khảo cổ đă t́m
thấy một số cọc gỗ nhà sàn c̣n sót lại. Việc sinh sống ở những vị trí
gần sông hoặc suối đă cho thấy, họ, những người sống cách chúng ta hàng
ngàn năm trước rất thông minh. Họ đă chọn cho ḿnh những vị trí vô cùng
thuận lợi để sinh sống và phát triển. Họ cư trú trên những vùng đất cao
ở ven sông để không bị ngập nước khi nước sông dâng cao và không bị
thiếu nước khi thời tiết khô cạn. Sông suối là những nguồn nước vô tận
để phục vụ đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Sông suối là nguồn
cung cấp thức ăn vô cùng phong phú như cá tôm cua ốc...Sông mang phù sa
bồi đắp vùng đất ven bờ luôn màu mỡ tươi tốt thuân lợi cho việc trồng
trọt cây lương thực, rau, củ, quả... Ḍng chảy của các con sông là một
hệ thống giao thông rất tiện lợi trong việc vận chuyển lương thực, sản
phẩm, đặc biệt là giúp con người giao lưu với nhau giữa các cộng đồng cư
dân và với thế giới bên ngoài.
Đời sống vật chất.
Ngoài di tích Phú Chánh thời sơ sử cách ngày nay khoảng từ 1800 năm đến
2000 năm, các nhà khảo cổ đă t́m thấy những cọc gỗ được xác định là cột
nhà sàn. Các di tích cách ngày nay khoảng từ 2500 năm đến 3500 năm vẫn
chưa t́m được vết tích của nhà ở hoặc một h́nh thức kiến trúc để trú ngụ.
Có thể người xưa đă dùng hang đá để làm nơi nghỉ ngơi, che mưa che nắng.
Bởi v́ hàng ngàn năm trước chắc chắn là vùng miền Đông Nam Bộ địa thế
hiểm trở, rừng rậm hang sâu. Ở khu vực chiến khu Đ hơn 30 năm trước vẫn
c̣n là vùng rừng bạt ngàn và có rải rác những hang đá nhỏ.
Về trang phục, chúng ta vẫn chưa h́nh dung được nhưng chắc chắn hơn 3000
năm trước, người xưa đă mặc bằng chất liệu vải sợi. V́ ở các di tích như
Dốc Chùa, Cù Lao Rùa các nhà khảo cổ đă t́m thấy rất nhiều dọi se sợi
bằng đất nung. Đặc biệt ở di tích Dốc Chùa, dọi se sợi có đến hàng trăm
tiêu bản, được xem là một di tích có nhiều dọi se sợi nhất trong hàng
loạt các di tích khảo cổ ở Việt Nam. Đến di tích Phú Chánh, sau hơn 1000
năm so với niên đại Dốc Chùa, các nhà khảo cổ đă t́m thấy hàng loạt di
vật bằng gỗ liên quan đến kỹ thuật dệt vải như dao dệt, trục dệt, lược
dệt... và có những mảnh vải mục lẫn trong đất trên bề mặt mộ táng.
Về mặc th́ ta chưa biết h́nh thức trang phục như thế nào nhưng chắc chắn
là cư dân tiền sử đă biết làm đẹp bằng nhiều loại trang sức. Di tích Dốc
Chùa có hàng chục di vật ṿng đá đeo tay hoặc có thể đeo chân cùng một
số hạt chuỗi bằng thủy tinh, hạt chuỗi bằng đá và bằng đất nung. Ngoài
ra ở Dốc Chùa c̣n t́m thấy loại h́nh khuôn đúc đồng, trên đó có khắc
h́nh vật đúc như trâm cài tóc, hoa tai, lục lạc... Ở di tích Cù Lao Rùa
và Mỹ Lộc cũng t́m được một số di vật ṿng đeo tay bằng đá với một kỹ
thuật mài giũa khá tinh vi cùng hàng loạt các phôi ṿng đang trong quá
tŕnh tạo tác. Di tích Phú Chánh không t́m thấy trang sức nhưng t́m được
những di vật phục vụ cho việc làm đẹp như lược gỗ, gương đồng, loại
gương “ tứ nhũ tứ ly” thời Tây Hán ở Trung Quốc khoảng thế kỷ I sau công
nguyên.
Về ăn uống, cư dân tiền sử đă ăn thức ăn nấu chín qua việc nấu nướng
bằng các loại nồi bằng đất nung. Ở di tích Dốc Chùa cũng như Cù Lao Rùa
các nhà khảo cổ đă phát hiện nhiều dấu vết của bếp lữa qua những lớp tro
than để lại. Trong tất cả các di tích khảo cổ được khai quật ở B́nh
Dương đều phát hiện nhiều loại nồi bằng đất nung và một ít di vật mảnh
cà ràng, một loại bếp ḷ sử dụng trên sông nước. Thức ăn chủ yếu là thịt
thú rừng, tôm cá dưới sông, các loại hoa quả, rau củ có sẵn trong tự
nhiên và có thể họ đă trồng lúa nước (?) hoặc các loại lương thực khác
bởi có sự ưu đăi của thiên nhiên và đất phù sa màu mỡ.
Đời sống kinh tế - xă hội.
Người tiền sơ sử ở B́nh Dương đă có tŕnh độ tổ chức cao trong cuộc sống
kinh tế – xă hội. Họ sống quần cư theo từng cộng đồng, có sự sắp xếp, tổ
chức trong lao động sản xuất và có vẽ như đă có sự chuyên môn hóa trong
hoạt động ngành nghề. Hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là hoạt động nông
nghiệp. Việc t́m thấy rất nhiều công cụ sản xuất ở tất cả các di tích
tiền sử như ŕu, cuốc nhiều kích thước khác nhau, cho ta h́nh dung được
người tiền sử đă sử dụng chúng để khai phá đất đai trồng trọt. Trong
điều kiện tự nhiên của vùng trung du Đông Nam Bộ nhiều sông suối, khí
hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rơ rệt, việc phát triển nông
nghiệp trồng trọt để cung cấp lương thực là điều hiển nhiên. Ngoài ra
trong các di tích khảo cổ c̣n t́m thấy hơn trăm ngàn mảnh gốm từ nhiều
loại h́nh khác nhau và nhiều kích thước khác nhau như b́nh, hũ, chum, ṿ...
có những cái rất to có thể là đồ đựng lương thực, thực phẩm để sử dụng
và dự trữ. Trong không gian sinh sống giữa hệ sinh thái rừng mưa nhiệt
đới, rừng núi bạt ngàn nhiều chim, thú, sông suối nhiều cá, tôm... th́
việc khai thác nguồn lương thực tự nhiên cũng chiếm vị trí không kém
phần quan trọng trong cuộc sống lao động sản xuất như săn bắt thú rừng,
đánh bắt cá, hái lượm rau quả, đào củ rừng... Các loại vũ khí được t́m
thấy như mũi lao, mũi giáo, mũi tên và hàng trăm ḥn bi bằng đất nung có
hầu hết ở các di tích khảo cổ, ngoài ra ở các di tích như Cù Lao Rùa, di
tích Phú Chánh c̣n phát hiện một ít xương và răng thú rừng như hươu, nai,
voi... là những vật chứng hết sức thuyết phục cho hoạt động săn bắt, hái
lượm của người xưa.
Để cung cấp các loại công cụ sản xuất, vũ khí và các loại đồ dùng sinh
hoạt phục vụ đời sống, người xưa phải chủ động phát triển các ngành nghề
thủ công như chế tác công cụ, se sợi dệt vải, sản xuất đồ gốm, đúc đồng,
làm đồ trang sức...
Qua các di tích khảo cổ, các nhà khoa học đă nhận thức được cấu trúc
ngành nghề của từng cộng đồng hoặc từng nhóm cư dân cụ thể nhưng chưa
thể chứng minh được là có sự phân công lao động trong mỗi cộng đồng, tức
là hoạt động ngành nghề tách khỏi hoạt động nông nghiệp. Bởi trong các
di vật t́m thấy ở mỗi di tích đều có dấu tích của nhiều ngành nghề, có
thể các nghề thủ công ở đây vẫn c̣n mang tính chất tự cung tự cấp. Tuy
nhiên nếu nh́n tổng thể các di tích th́ có những đặc trưng riêng về một
hoặc vài loại h́nh di vật có một số lượng đáng kể trong mỗi di tích mà
không có hoặc có thật ít ở di tích khác, điều đó làm chúng ta đặt ra câu
hỏi phải chăng đă có sự chuyên môn hóa ngành nghề sản xuất trong xă hội
của người tiền sử?
Các di vật ở di tích Dốc Chùa ngoài các loại h́nh công cụ sản xuất mà
hầu hết đă có dấu hiệu sử dụng cùng nhiều mảnh gốm, một số ít bàn mài,
một ít ṿng đá đă hoàn chỉnh và không nhiều các di vật đang tạo tác, th́
nổi bật nhất là loại h́nh dọi se sợi bằng đất nung với hơn 400 tiêu bản
nhiều kiểu dáng. Đặc biệt ở di tích Dốc Chùa có rất nhiều khuôn đúc đồng,
trong đó đa phần đă vỡ, nhưng c̣n những di vật nguyên khắc rơ h́nh các
vật đúc như ŕu, lưỡi giáo, mũi tên và những vật có h́nh dáng như trâm
cài, hoa tai, lục lạc... cùng một số sản phẩm đồ đồng như ŕu, lưỡi giáo,
lưỡi qua, lục lạc, tượng thú (chưa xác định loại động vật), một vài vật
h́nh sừng không rơ loại h́nh và một số quả cân có lẽ là để cân hợp kim
trong kỹ thuật đúc đồng? Ở di tích Cù Lao Rùa, di vật nổi bật là có hơn
100ngàn mảnh gốm đủ các loại h́nh, đủ mọi kích thước như nồi, chảo, chậu,
b́nh, ṿ, bát bồng,đĩa bồng, mâm bồng, ống nhổ, ống phóng…với đặc điểm
đa phần da gốm c̣n mới và có nhiều gốm tô màu nâu đỏ rất tươi, ngoài ra
c̣n phát hiện một số loại đất màu đă vón cục (có lẽ đây là nguyên liệu
tô màu trên gốm?), bên cạnh mảnh gốm, bàn mài ở di tích Cù Lao Rùa cũng
có số lượng rất nhiều và nhiều loại bàn mài khác nhau như bàn mài rảnh,
lơm, lơi ṿng... mà nhiều hơn cả là bàn mài lơi ṿng cùng các di vật
ṿng tay bằng đá hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh, hàng trăm công cụ đá các
loại trong đó có một phần công cụ đang tạo tác cùng một ít mảnh tước đá.
Di tích Mỹ Lộc có một loại h́nh di vật nổi bật với số lượng đáng kể là
bàn mài, có đến hơn ngàn bàn mài các loại, đặc biệt là bàn mài có kích
thước to rất nhiều cùng nhiều công cụ như ŕu, cuốc chưa được mài nhẵn.
Trong đợt đào thám sát địa điểm Hàn Ông Đại, chỉ có hai hố nhỏ nhưng lại
có rất nhiều mảnh tước đá to nhỏ khác nhau ken dày ḷng đất. Nh́n nhận
sơ bộ qua hiện tượng di vật là mảnh tước đá tập trung với số lượng lớn,
các nhà khảo cổ suy luận có thể đây là nơi tập trung chế tác các loại
công cụ đá ở công đoạn ghè, đẻo?
Như vậy, qua các đặc điểm nổi bật của loại h́nh di vật trong mỗi di tích
khác nhau, làm cho chúng ta có sự suy luận rằng: cư dân tiền sử đă có sự
sắp xếp, tổ chức ngành nghề theo tính chất chuyên môn hóa? Có lẽ cư dân
ở di tích Dốc Chùa ngoài hoạt động nông nghiệp, chế tạo công cụ sản xuất,
làm đồ gốm theo tính chất tự cung tự cấp th́ nghề thủ công được tập
trung sản xuất không chỉ để tiêu dùng cho cộng đồng là nghề se sợi dệt
vải và nghề luyện kim đúc đồng. Cư dân ở di tích Cù Lao Rùa th́ có nghề
sản xuất đồ gốm với qui mô lớn. Cư dân di tích Mỹ Lộc th́ chuyên gia
công đồ đá từ công đoạn mài tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Trong khi cư dân di
tích Hàn Ông Đại chuyên nghề ghè đẻo đá tạo dáng sản phẩm trước khi mài?
Về giao thông, đường thủy là hệ thống giao thông thuận lợi nhất của cư
dân cổ xưa. Di chuyển trên sông vừa nhanh vừa có thể vận chuyển với tải
trọng lớn mà không cần nhiều sức người. Phương tiện chủ yếu có thể là
thuyền và bè. Với cây gỗ rừng và tre nứa tự nhiên là nguồn vật liệu
phong phú cho việc làm thuyền, kết bè. Số lượng ŕu đủ kiểu, to nhỏ khác
nhau, các loại công cụ dạng đục, dùi... rất nhiều trong hầu hết các di
tích, với chức năng của các loại công cụ kể trên có thể minh chứng cho
việc người xưa dùng chặt cây đẻo gỗ làm thuyền, làm bè để di chuyển, vận
chuyển lương thực, thực phẩm và có thể vận chuyển các sản phẩm thủ công...
Từ việc suy luận người xưa đă có sự chuyên môn hóa ngành nghề th́ chắc
là các cộng đồng cư dân thời tiền sử đă có sự giao lưu chặt chẽ với nhau
qua hệ thống sông ng̣i. Và chắc là đă có sự trao đổi hàng hóa với nhau
bằng hàng hóa với hàng hóa?
Về mặt phân tầng xă hội, theo qui luật xă hội nếu đă có sự hoàn chỉnh
trong cơ cấu kinh tế th́ đă có sự tích lũy xă hội. Đó cũng là cơ sở cho
quá tŕnh phân chia tầng lớp, giai cấp trong xă hội. Sự phân hóa này
được thể hiện rơ trong các h́nh thức mộ táng. Thời tiền sử sự phân cấp
xă hội chưa sâu sắc lắm, chưa được thể hiện rơ nét. Ở giai đoạn sớm như
di tích Cù Lao Rùa với hai tầng văn hóa được xác định cách nay khoảng từ
3000 đến 3500 năm, các nhà khảo cổ đă phát hiện một khu mộ táng với đặc
điểm chung là rải các mảnh gốm và kè đá chôn trong các hốc đá ong cùng
với đồ tùy táng như nồi, b́nh, ṿ, bát bồng... và những công cụ đá thông
dụng. Nhưng có một vài ngôi mộ đồ tùy táng có những hiện vật to như mâm
bồng và những chiếc ŕu đá có kích thước lớn chưa có dấu vết sử dụng.
Những chiếc ŕu này khá đẹp và hoàn hảo về tŕnh độ mài và tạo dáng, có
thể là những sản phẩm mang ư nghĩa là đồ thờ tự chứ không phải để sử
dụng thông thường. Điều đó có thể là sự phân biệt vị thế của người chết
trong mộ, là tín hiệu ban đầu của sự phân tầng xă hội? Ở di tích Dốc
Chùa, các nhà khảo cổ phát hiện được hàng chục ngôi mộ cũng với đặc điểm
chung là rải gốm và đá trên bề mặt mộ cùng với đồ tùy táng bên dưới mộ.
Các tầng văn hóa ở di tích Dốc Chùa có giai đoạn muộn hơn di tích Cù Lao
Rùa cách nay khoảng từ 2500 đến 3000 năm, với sự khác nhau về số lượng
và chất liệu di vật, kích thước di vật chôn theo trong mộ đă thể hiện rơ
nét hơn việc phân cấp xă hội trong cộng đồng này. Một số mộ đồ tùy táng
rất ít chỉ một vài đồ đựng bằng gốm, một số mộ đồ tùy táng nhiều nhưng
cũng chỉ là đồ gốm, đặc biệt có một số mộ ngoài hiện vật gốm c̣n có đồ
đồng, số lượng đồ đồng trong mỗi mộ cũng khác nhau từ 1 đến 3 hiện vật
loại h́nh khác nhau. Có thể cư dân di tích Dốc Chùa đă có sự phân biệt
giàu nghèo hoặc phân biệt vị trí cao thấp trong xă hội? Đến thời sơ sử,
đại diện là di tích Phú Chánh th́ sự phân chia giai cấp rất rơ ràng. Ở
đây có hàng loạt ngôi mộ với nhiều kiểu táng thức khác nhau. Một kiểu
táng thức khá độc đáo ở di tích Phú Chánh là dùng áo quan bằng chum gỗ (một
đoạn thân cây khoét rỗng h́nh chum) sử dụng trống đồng làm nắp đậy, đặt
đồ tùy táng trong ḷng chum. Kiểu táng thức này hiện nay chỉ phát hiện
được ở di tích Phú Chánh và đă có 5 trống đồng liên tục được phát hiện
tại đây. Trống đồng ở di tích Phú Chánh là trống Đông Sơn loại I, được
xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ, là loại minh khí tượng trưng
cho uy quyền và sự giàu có. Kiểu táng thức này có thể giành cho người có
vị trí cao nhất trong cộng đồng. Táng thức thứ hai ở di tích Phú Chánh
là không có chum gỗ mà chỉ có trống đồng có đồ tùy táng bên trong và sử
dụng cọc gỗ cắm ṿng tṛn xung quanh. Táng thức thứ ba là chỉ cắm cọc gỗ
theo ṿng tṛn, thành mộ ken dày xác cau, giữa có đồ tùy táng, đáy mộ là
các loại thảo mộc băm nhuyễn và phủ lớp vải thô trên bề mặt mộ. Táng
thức thứ tư là cắm cọc gỗ ṿng tṛn, đan giỏ tre h́nh chum đặt dưới mộ
cùng với một ít đồ tùy táng đơn sơ ở tâm mộ. Táng thức thứ năm chỉ nén
chặt đất dạng chum tṛn đặt đồ tùy táng ở giữa. Từ 5 kiểu kết cấu mộ
táng và sự khác nhau về số lượng, chất liệu, kích thước của đồ tùy táng
trong từng ngôi mộ là một sự phân biệt giai tầng xă hội thật rơ nét
trong cộng đồng cư dân ở đây.
Đời sống tinh thần.
Về tôn giáo tín ngưỡng, tư liệu khảo cổ vùng Đông Nam Bộ chưa xác định
được cư dân cổ xưa có những tập tục ǵ? Nhưng về mặt tâm linh chắc chắn
người tiền sơ sử đă có quan niệm rằng: có một thế giới khác sau khi chết.
Bằng chứng là họ đă chôn theo người chết những đồ dùng thường ngày để
mang theo sử dụng ở thế giới bên kia. Việc phát hiện một tượng thú bằng
đồng có h́nh dáng lạ đứng trên lưng một con vật khác thuộc loại ḅ sát ở
di tích Dốc Chùa, những chiếc ŕu đá to và đẹp sắc sảo chưa qua sử dụng
chôn trong một số ngôi mộ ở di tích Cù Lao Rùa có thể mang ư nghĩa ma
thuật hoặc một cách thờ tự, cúng kiến nào đó?
Ở di tích Cù Lao Rùa có một số mảnh đá được xác định là đàn đá, và việc
phát hiện nhiều loại h́nh đồ trang sức trong hầu hết các di tích được
khai quật cùng với nhiều hoa văn trang trí trên đồ gốm... cho ta thấy
người cổ xưa đă tạo ra một loại h́nh nghệ thuật bằng âm nhạc để phục vụ
cho sinh hoạt tinh thần cho cộng đồng và làm đẹp cho bản thân bằng trang
sức, có nhu cầu thẩm mỹ trong sinh hoạt đời sống. Việc phát hiện rất
nhiều xác cau trong mộ táng ở di tích Phú Chánh chưa nói lên được điều
ǵ nhưng có lẽ tập tục ăn trầu đă có trong cư dân tại đây.
Qua những vết tích thời tiền sơ sử cùng với sự phát triển của ngành khoa
học khảo cổ, trong thời gian qua đă giúp cho chúng ta phần nào hiểu biết
về đời sống của người tiền sơ sử và một tiến tŕnh lịch sử của các cộng
đồng cư dân cổ trong quá tŕnh khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung và
B́nh Dương nói riêng. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều di tích được
khai quật nghiên cứu để bức tranh về xă hội tiền nhân được hoàn thiện
hơn.
Nguồn: http://www.sugia.vn |
|