Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Làng Nghề
 

 

Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh thờ. Tranh dân gian có nguồn gốc từ rất xa xưa được giữ ǵn, bảo tồn và phát triển qua các giai đoạn lịch sử của đất nước. Tranh dân gian không những là tài sản riêng của các làng tranh mà c̣n là tài sản chung của cả dân tộc.
 
Việt Nam với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nhân hoá các hiện tượng thiên nhiên thành các vị thần nên cùng với tranh Tết, tranh thờ cũng có rất sớm. Cả hai đă trở thành nhu cầu của nếp sống văn hoá, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hoá truyền thống của dân tộc.
 
Do nhu cầu của tục chơi tranh Tết và thờ cúng, tranh dân gian phải có số lượng lớn nên người Việt Nam từ lâu đă biết đến kỹ thuật khắc ván để in. Vào thời Lư (thế kỷ 12) đă có những gia đ́nh chuyên làm nghề khắc ván. Cuối thời Trần đă in được tiền giấy. Đến thời Lê Sơ lại tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và cải tiến thêm một bước nữa. Cũng từ đây, trong ḍng chảy của mỹ thuật truyền thống - dân gian bắt đầu có sự phân hóa để ngày càng phát triển đậm nét.
 
Trong bối cảnh đó, đến thời Mạc (thế kỷ 16) tranh dân gian phát triển khá mạnh, được cả các tầng lớp quư tộc ở kinh thành Thăng Long sử dụng vào dịp Tết mà bài thơ Tứ thời khuê vịnh của nhà thơ đương thời Hoàng Sơ Khải đă xác nhận sự hiện diện của các loại tranh thờ, tranh gà và tranh Tố nữ:
 
 
"Chung Quỳ khéo vẽ nên h́nh
Bùa đào cấm quỷ, pḥng linh ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm
Dưới thềm lầu hoa điểm Thọ Dương"
 

Đến thế kỷ 18 - 19 tranh dân gian Việt Nam đă ổn định và phát triển cao. Bảo tàng Lịch Sử (Hà Nội) c̣n giữ được những ván khắc từ thời Minh Mạng thứ 4 (tức 1823). Địa bàn làm tranh dàn trải trong cả nước. Dựa theo phong cách nghệ thuật, kỹ thuật in vẽ và nguyên vật liệu làm tranh, có thể quy về một số ḍng tranh gọi theo tên những địa danh sản xuất.
 
Mỗi ḍng tranh có một phong cách riêng, song tất cả đều được dựng h́nh theo kiểu "đơn tuyến b́nh đồ" dùng nét khoanh lấy các mảng màu và bao lại toàn h́nh. Với lối dựng h́nh "thuận tay hay mắt", tranh dân gian không phụ thuộc vào viễn cận một điểm nh́n mà được diễn tả theo lối quan sát di động với nhiều góc độ khác nhau. Thần thánh luôn được vẽ to ở giữa, phía trên, c̣n người b́nh thường th́ sàn sàn nhau, con vật và cảnh sắc th́ tuỳ tương quan mà vẽ to hay nhỏ để bức tranh gây ấn tượng sâu sắc.
 
Trong giao lưu văn hoá, tranh dân gian Việt Nam vừa phát triển những vốn quư của các thời trước tích tụ lại, vừa tiếp nhận những tinh hoa của các ḍng tranh khác để rồi khẳng định những ǵ thích hợp với dân tộc, làm phong phú hơn bản sắc của ḿnh.

Ngày nay, tranh dân gian đă bị tranh hiện đại lấn át, hầu hết đă thất truyền. Tuy nhiên, có một ḍng tranh vẫn c̣n tồn tại trước những thử thách của thời gian, như tranh Đồng Hồ. Ḍng tranh này không những có chỗ đứng ở trong nước mà nó đă và đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Pháp, Mỹ...
 
Tranh Đông Hồ
 

"Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh th́ về
Làng Mái có lịch, có lề
Có sông tắm mát, có nghề làm tranh"
 

 

 

 

Đó là câu ca xa xưa của một làng nhỏ nằm ven bờ nam sông Đuống, tỉnh Bắc Ninh, thuộc Kinh Bắc xưa. 
 

Người dân làng Hồ khi nhớ đến câu ca dao ấy, ḷng thấy tự hào về nghề tranh của ḿnh đă một thời hưng thịnh, kéo dài từ cuối thế kỷ 17 đến nửa thế kỷ 19. Trải qua bao thời loạn ly, tranh vẫn được duy tŕ, tồn tại đến ngày nay. Tranh Đông Hồ, từ tranh vẽ đến tranh in thủ công, đều mang một phong cách riêng. Từ các khâu như vẽ mẫu, khắc bản in, sản xuất và chế biến màu rồi đến in vẽ tranh, đều có những khác biệt hợp thành cái độc đáo về kỹ thuật, mỹ thuật của một ḍng tranh. Màu in tranh ở đây được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: màu trắng từ ṣ, điệp; đen từ than rơm hay lá tre; hồng từ gỗ vang; đỏ từ son; xanh từ gỉ đồng; lam từ lá chàm; vàng từ hoa hoè, quả dành dành... Kỹ thuật pha màu và in của tranh làng Hồ tạo cho sắc tranh trong sáng, óng xốp.

 
Về đề tài của tranh khá phong phú, nó phản ánh những sinh hoạt, quan hệ xă hội ở nơi thôn dă và luôn được thay đổi hay bổ sung. Thời phong kiến có tranh cóc, chuột, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật... Thời Pháp thuộc có cóc Tây múa kỳ lân, văn minh tiến bộ, phong tục cải lương, nhảy đầm... Đến thời kỳ kháng chiến có Việt Nam độc lập, sản xuất tự túc, b́nh dân học vụ, rồng lửa Thăng Long, bắt sống giặc lái máy bay, được mùa lúa xuân, lúa ngô khoai sắn, Bác Hồ về thăm làng...
 
Ngày trước, cứ đến Tết dường như nhà nào ở nông thôn vùng Bắc Bộ cũng có một vài tờ tranh Đông Hồ, nó làm bừng sáng những căn nhà đơn sơ, thấp bé nhưng là tổ ấm của gia đ́nh. Bức tranh ngày tết cùng góp vui và reo lên những tiếng cười trong trẻo trong cuộc sống khốn khó của người dân thôn quê Việt Nam. Tranh Đông Hồ phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng và những ước mơ b́nh dị, gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân. Những nghệ nhân vẽ tranh cùng cảnh nghèo khó như bao người dân lao động nghèo khó khác. Do vậy tranh ở đây thật sự đă gây được ấn tượng sâu sắc và sự hâm mộ của họ. Có lẽ v́ thế mà tranh được sản xuất, bán ra khá nhiều và rộng khắp từ các chợ làng quê đến thành thị ở mọi miền đất nước. Năm này qua năm khác, sau mỗi mùa gặt hái, người ta lại nhắc nhở nhau:
 

"Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng sáu tháng chạp nhớ về buôn tranh"
 


Tranh Hàng Trống

Ḍng tranh Hàng Trống phát triển ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón (Hà Nội). Cách diễn h́nh tinh vi, phong phú trong khuôn khổ bức tranh và trong nhiều loại tranh. Khuynh hướng tranh trục cuốn phương Đông được sử dụng mạnh mẽ nhằm tạo không gian có nhiều mảng trống, gợi cảm và thanh cảnh theo thị hiếu của dân thành thị.

Tranh Hàng Trống nét mảnh, tinh, yểu điệu. Do sử dụng được mầu phẩm nên hoà sắc của tranh Hàng Trống rất phong phú, gợi được khối của không gian. Mầu thường là lam - hồng, có thêm lục - đỏ, da cam - vàng. Mầu phẩm tô bằng tay sau khi đă in các nét đen, pha ít hay nhiều nước mà có màu đậm nhạt. Tranh chỉ tạo khối ở nhân vật, không có khái niệm về không gian xa, gần.

Các tác phẩm tranh dân gian nổi tiếng như: Lư ngư vọng nguyệt, Thất đồng, Ngũ hổ, Tố nữ; bộ tranh truyện: Hoa Tiêu, Kiều... bộ tranh về cảnh dạy học, cảnh nhà nông hay các kiểu khác: canh, tiều, ngư, mục (nhà nông, tiều phu, đánh cá, chăn trâu); các tranh thờ: Tam toà Thánh Mẫu, Phật, Tứ phủ, Ngọc hoàng... làm cho ḍng tranh có thể sánh ngang với bất cứ ḍng tranh đồ hoạ danh tiếng nào.

Ước vọng hạnh phúc và dùng nhiều mô típ tượng trưng, màu sắc tươi sáng, nội dung vui vẻ, ngộ nghĩnh, đơn giản hoá các khái niệm triết học là tinh thần chính của ḍng đồ hoạ trên, tranh thường được bán vào các dịp tết âm lịch. Hành nghề có tính phường thợ, cha truyền con nối.

Tranh Kim Hoàng (xă Vân canh, Hoài Đức - Hà Tây)

Bên cạnh hai ḍng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, ḍng tranh Kim Hoàng phát triển từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19. Sự hợp nhất hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng thành Kim Hoàng tiến tới xây dựng đ́nh chung "Trưởng bảng hội đ́nh" vào ngày 3-2 năm Chính Hoà thứ 22 (1701), cũng có lẽ chuẩn bị cho bắt đầu của nghề in tranh trong làng. Hàng năm, người Kim Hoàng làm tranh từ rằm tháng một (tháng 11 âm lịch) đến giáp tết, thoạt đầu th́ cúng tổ nghề. Các ván in do một chủ phường có tài năng vẽ và khắc. Sau ngày giỗ tổ mới phát cho các gia đ́nh. Trong quá tŕnh in họ trao đổi ván cho nhau. Hết mùa tranh họ lại giao ván cho các chủ phường khác cất giữ.
 
Tranh Kim Hoàng cũng đủ loại tranh thờ cúng, chúc tụng như một số ḍng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại kết hợp được nhiều ưu điểm của hai ḍng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỷ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm và các màu hoá học. Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy màu đỏ, giấy hồng điều, giấy tàu vàng. Tranh lợn bột in h́nh con lợn ḿnh đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh giống như những con lợn đất bán ở chợ, trên nền giấy đỏ tạo một vẻ đẹp riêng gây ấn tượng mạnh mẽ của tranh Kim Hoàng.

Tương truyền, ḍng họ Nguyễn Sĩ là ḍng họ làm tranh sơ khởi người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở đây. Trận lụt năm 1915 làng mạc ngập trắng từ Phùng đến Cầu Giấy, cuốn trôi nhiều ván in tranh của làng. Tranh Kim Hoàng dần bị thất truyền, đến năm 1945 th́ hoàn toàn không c̣n sản xuất nữa. Ngày nay, một vài ván in của ḍng tranh này c̣n được lưu giữ ở bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.

Tranh làng Śnh
 

Làng Śnh có tên chữ là Lại Ân thuộc tổng Hoài Tài, huyện Tư Vang, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hoá, Phú Vang. Làng nằm ở ven bờ Nam hạ lưu sông Hương, cách Huế không xa (bên kia sông Bảo Vĩnh). Làng Śnh nổi tiếng về hội vật mùng mười tháng giêng. Nhưng làng Śnh c̣n nổi tiếng về một nghề làm tranh thờ in ván khắc. Trước kia hầu hết tranh thờ in ván bày bán ở chợ vùng này là do dân làng Śnh làm, nên gọi là "tranh Śnh".

Thời hưng thịnh của tranh Śnh, những người trong các gia đ́nh ở đây đều biết in và tô màu cho tranh. Tranh làm ra bán buôn ngay tại nhà hoặc bán cho hàng mă ở chợ, có khi được đặt từ trước. Giấy in tranh là giấy mộc, màu trước kia lấy màu từ tự nhiên (thực vật, kim loại, ṣ điệp), sau là phẩm hoá học gồm các màu cơ bản đỏ, vàng, xanh và đen. Bản khắc từ gỗ mít. Tranh ở đây in lối ngửa ván rồi dùng tay vuốt giấy cho phẳng, in lấy một nét và mảng đen, sau dựa vào đấy mà tô màu. Một số tranh in đen xong là hoàn chỉnh.
 
Tranh Śnh chủ yếu là tranh thờ, tranh cúng lễ phục vụ tín ngưỡng dân gian. Tranh làng Śnh có khoảng 50 đề tài khác nhau, phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, tư tưởng của người Việt cổ trước một thiên nhiên hoang sơ, thần bí. Cuộc sống của con người bị chi phối bởi nhiều tai hoạ nên họ cần đến sự che chở của thần linh. Người ta cúng tranh để cầu mong người yên, vật thịnh, phụ nữ sinh nở được "mẹ tṛn con vuông", trẻ nhỏ mau lớn, người ốm chóng khỏi...
 
Bên cạnh ư nghĩa thờ cúng, tranh Śnh c̣n khắc hoạ bằng h́nh ảnh sinh động những sinh hoạt văn hoá, xă hội, lao động. Nhóm tranh muông thú rất gần gũi với mọi nhà (lợn, ngựa, voi...), các đồ vật quen thuộc (chậu, hoa, thuyền bè...). Tranh Śnh đơn giản nhưng đẹp một cách b́nh dị, tự nhiên. Một trong những đề tài khá phổ biến và đẹp là bộ tranh tố nữ, mỗi bức vẽ một cô đứng biểu diễn một loại nhạc cụ. Trang phục của các cô đều giống nhau là áo "mă tiên", áo trắng dài mặc trong, áo cánh màu bận ngoài, mầu áo có thể thay đổi khi tô màu sao cho vui.

Tranh làng Śnh nặng về tính chất thờ cúng, chưa đáp ứng được yêu cầu thưởng ngoạn của dân gian, chưa phản ánh được niềm lạc quan, yêu đời như tranh tết, tranh sinh hoạt Đông Hồ. Tranh làng Śnh đă bị thất truyền từ lâu, nhưng dẫu sao th́ nó đă có một thời gần gũi với bao gia đ́nh ở miền Trung.
 

(Nguồn: unesco-cep.org.vn)
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18